Chưa thông qua Luật đất đai; Luật Tài nguyên nước ưu tiên phục hồi "dòng sông chết"

Nguyễn Hà |

Năm 2023, có nhiều vấn đề liên quan đến các dự án luật thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường nhận được sự quan tâm, như việc Quốc hội chưa thông qua Luật đất đai (sửa đổi), Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được thông qua ưu tiên phục hồi các dòng sông chết...

Chưa thông qua Luật đất đai (sửa đổi)

Sáng 22.11.2023, với 453/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV chưa biểu quyết thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo đó, dự thảo luật vẫn còn một số nội dung, chính sách lớn tiếp tục nghiên cứu để thiết kế phương án tối ưu. Việc hoàn thiện toàn diện dự thảo luật cần thêm thời gian để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của dự thảo luật với hệ thống pháp luật, có tính chất đặc biệt quan trọng tác động rất lớn đến các hoạt động kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Ảnh: Hải Nguyễn
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Ảnh: Hải Nguyễn

Nghị quyết số 50/2022/QH15 Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 đã điều chỉnh thời gian trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5.2022) sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10.2022) và kỳ họp thứ 5 (tháng 5.2023), thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10.2023).

Tuy nhiên, giữa kỳ họp thứ 6 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, thống nhất ngoài những nội dung đã được tiếp thu, chỉnh sửa, còn nhiều nội dung của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần thêm thời gian để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.

Theo TS Trần Xuân Lượng - Trường Đại học kinh tế Quốc dân, việc chưa thông qua dự án sửa đổi Luật Đất đai để xem xét kỹ hơn các vấn đề ở kỳ họp tiếp theo là đúng đắn. Trong dự thảo của Luật Đất đai còn một số nội dung nếu ban hành chưa thể tháo gỡ được, cần thời gian để thống nhất. Luật Đất đai là phần gốc, thì Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản là phần thân và ngọn. Nếu gốc chưa ổn định, chưa chắc chắn thì phần ngọn khó có thể phát triển.

Luật Đất đai chưa được thông qua sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bất động sản. Vì nhiều điều trong Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản đều phụ thuộc theo Luật Đất đai. Ví dụ, đối tượng quản lý của Luật Nhà ở là nhà ở và những công trình trên đất nói chung. Trong khi đó Luật Kinh doanh bất động sản thể hiện thông qua các giao dịch về đầu tư, kinh doanh mua, bán… và các hoạt động dịch vụ khác liên quan đến bất động sản.

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được thông qua, ưu tiên phục hồi các "dòng sông chết"

Với 468/472 (94,74%) phiếu đồng thuận, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Tài nguyên nước 2023. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến rất lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước trong bối cảnh nguồn nước Việt Nam được đánh giá là “quá thừa, quá thiếu, quá bẩn” và bảo đảm tài nguyên nước được quản lý như tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo đúng tinh thần Hiến pháp năm 2013.

Theo ghi nhận của Lao Động, dòng nước đen nghịt, nổi bọt trắng xóa đang từ sông Nhuệ đang chảy ngược ra sông Hồng qua cống Liên Mạc, mang theo nồng nặc mùi hôi thối “tấn công” người dân đi qua khu vực.
Theo ghi nhận của Lao Động, dòng nước đen nghịt, nổi bọt trắng xóa đang từ sông Nhuệ đang chảy ngược ra sông Hồng qua cống Liên Mạc, mang theo nồng nặc mùi hôi thối “tấn công” người dân đi qua khu vực.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Dự thảo Luật đã được rà soát, chỉnh lý, bổ sung quy định về đảm bảo cơ chế chính sách về tài chính cho các hoạt động phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm.

Theo đó, kinh phí phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm được bố trí từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường, đầu tư phát triển, quỹ bảo vệ môi trường, nguồn chi trả của đối tượng gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước, nguồn đóng góp khác của tổ chức, cá nhân tại Khoản 5 Điều 34.

Đồng thời, ưu tiên phục hồi “dòng sông chết” nhằm khôi phục nguồn nước, tạo dòng chảy, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái, trong đó kèm theo chương trình, đề án, dự án ưu tiên làm sống lại các dòng sông...

Góp ý Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Sau 13 năm thực thi Luật Khoáng sản 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành rà soát, đánh giá và nhận thấy, một số quy định của pháp luật về khoáng sản không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước, vì vậy, sửa đổi Luật lần này để phù hợp với tình hình mới là nhiệm vụ then chốt hiện nay.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên - Phó Trưởng ban thường trực Ban soạn thảo dự án Luật Địa chất và Khoáng sản cho biết: Thời điểm này là giai đoạn rất quan trọng để Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung xây dựng Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản có thể đáp ứng được những yêu cầu nóng bỏng của đời sống kinh tế - xã hội đất nước, vừa tăng cường hợp tác quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản, vừa khắc phục những tồn tại, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản theo mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản quy định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, trong đó có quy định về lắp đặt trạm cân hoặc thiết bị đo lường để kiểm soát sản lượng khoáng sản khai thác thực tế. Đây là một trong những nội dung nhận được sự đồng thuận cao của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng.

Không chỉ quy định trong Dự thảo Luật, thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị các địa phương kiểm tra bến, bãi tập kết cát, sỏi lòng sông và việc lắp đặt trạm cân, camera giám sát khối lượng cát, sỏi mua - bán tại bến bãi trước thực trạng xuất hiện tình trạng kê khai không trung thực sản lượng khoáng sản thực tế khai thác.

Ban chỉ đạo 138 của xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi dựng trại, lập chốt kiểm soát xử lý khai thác cát trái phép. Ảnh: Ngọc Viên
Ban chỉ đạo 138 của xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi dựng trại, lập chốt kiểm soát xử lý khai thác cát trái phép. Ảnh: Ngọc Viên

Thực tế, hàng loạt công trình xây dựng cơ bản, các dự án trọng điểm xây dựng giao thông, làm cao tốc ở khu vực miền Trung đang được triển khai sau dịch COVID-19 khiến nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao. Vì vậy, việc khai thác cát lén lút, trái phép diễn ra khắp nơi, chưa bao giờ nóng như hiện nay dù chính quyền, cơ quan chức năng đã vào cuộc.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Hoàn thiện dự án Luật Đất đai trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp bất thường

PHẠM ĐÔNG |

Bộ KH&ĐT tham mưu, kiến nghị với Chính phủ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để rà soát, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện các dự án Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng... bảo đảm tiến độ, chất lượng trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp bất thường đầu năm 2024.

Luật Tài nguyên nước sửa đổi ưu tiên phục hồi các dòng sông chết

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) vừa được thông qua xác định ưu tiên phục hồi “dòng sông chết” nhằm khôi phục nguồn nước, tạo dòng chảy, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái, trong đó kèm theo chương trình, đề án, dự án ưu tiên làm sống lại các dòng sông.

Ưu tiên bố trí nguồn lực để cải tạo các dòng sông chết

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn phục hồi các dòng sông chết vì Luật Bảo vệ môi trường chưa rõ các nội dung này.

Vụ cháy chung cư Carina làm 13 người chết, 2 bị cáo đầu vụ bị đề nghị 7-9 năm tù

Anh Tú |

TPHCM - Chiều ngày 21.12, đại diện VKSND TPHCM đề nghị mức án đối với bị cáo Nguyễn Văn Tùng (Giám đốc Công ty Hùng Thanh, chủ đầu tư chung cư Carina) 8-9 năm tù và bị cáo Nguyễn Quốc Tuấn (Trưởng ban Quản lý chung cư Carina, đại diện Công ty Sejco) 7-8 năm tù về tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.

Nam sinh bị nhóm bạn đánh gãy mũi: Nhiều lần bị bạn bè dè bỉu

Hoài Luân |

Trước khi bị nhóm bạn đánh đến mức gãy mũi phải nhập viện cấp cứu, nam sinh lớp 10 ở Bình Định thường bị các học sinh khác trêu chọc, dè bỉu, phải đi học trong thấp thỏm, lo sợ.

Vì sao Phương Mỹ Chi phủ nhận, video "nóng" 56s vẫn lan truyền?

Huyền Chi |

Nhiều ngày sau khi Phương Mỹ Chi phủ nhận là nhân vật trong clip nhạy cảm, cô vẫn là tâm điểm của những ồn ào.

Cháy trong Khu nghỉ dưỡng Vườn Vua, 7 xe điện bị thiêu rụi

Tô Công |

Phú Thọ - Sáng 21.12, tại Khu nghĩ dưỡng Vườn vua Resort & Villas thuộc địa phận xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy, đã xảy ra một vụ cháy khiến 7 xe điện bị thiêu rụi, 1 xe ôtô bị hư hỏng.

"Phố khen thưởng" sầm uất nhất TPHCM ế ẩm chưa từng thấy những ngày gần Tết

NGỌC ÁNH - MỸ LỆ |

TPHCM - Cùng cảnh ngộ với các chợ truyền thống, các cửa hàng ở “phố khen thưởng” sầm uất nhất TPHCM cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm, đìu hiu chưa từng có mặc dù chỉ còn gần 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán.

Hoàn thiện dự án Luật Đất đai trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp bất thường

PHẠM ĐÔNG |

Bộ KH&ĐT tham mưu, kiến nghị với Chính phủ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để rà soát, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện các dự án Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng... bảo đảm tiến độ, chất lượng trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp bất thường đầu năm 2024.

Luật Tài nguyên nước sửa đổi ưu tiên phục hồi các dòng sông chết

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) vừa được thông qua xác định ưu tiên phục hồi “dòng sông chết” nhằm khôi phục nguồn nước, tạo dòng chảy, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái, trong đó kèm theo chương trình, đề án, dự án ưu tiên làm sống lại các dòng sông.

Ưu tiên bố trí nguồn lực để cải tạo các dòng sông chết

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn phục hồi các dòng sông chết vì Luật Bảo vệ môi trường chưa rõ các nội dung này.