Luật Tài nguyên nước sửa đổi ưu tiên phục hồi các dòng sông chết

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) vừa được thông qua xác định ưu tiên phục hồi “dòng sông chết” nhằm khôi phục nguồn nước, tạo dòng chảy, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái, trong đó kèm theo chương trình, đề án, dự án ưu tiên làm sống lại các dòng sông.

Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Chiều 27.11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) với 468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 94,74%).

Về công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực cho tài nguyên nước (chương VI), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, có ý kiến đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định thêm các nguồn kinh phí hợp pháp khác ngoài ngân sách Nhà nước để thực hiện hoạt động quy định tại Điều 72 và Điều 74 Dự thảo Luật.

Chủ nhiệm Lê Quang Huy cho biết, Dự thảo Luật đã được rà soát, chỉnh lý, bổ sung quy định về đảm bảo cơ chế chính sách về tài chính cho các hoạt động phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm.

Theo đó, kinh phí phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm được bố trí từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường, đầu tư phát triển, quỹ bảo vệ môi trường, nguồn chi trả của đối tượng gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước, nguồn đóng góp khác của tổ chức, cá nhân tại Khoản 5 Điều 34.

Đồng thời, khuyến khích các tổ chức tài chính phát triển tín dụng xanh, trái phiếu xanh và các sản phẩm tài chính để hỗ trợ cho hoạt động phục hồi nguồn nước tại Khoản 4 Điều 72.

Xã hội hóa hoạt động phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm tại Điểm a Khoản 1 Điều 74 thông qua ưu đãi đầu tư và kêu gọi sự tham gia của xã hội thông qua việc bổ sung quy định về phục hồi nguồn nước theo hình thức đối tác công tư.

Toàn cảnh phiên họp chiều 27.11. Ảnh VPQH
Toàn cảnh phiên họp chiều 27.11. Ảnh VPQH

Đồng thời, ưu tiên phục hồi “dòng sông chết” nhằm khôi phục nguồn nước, tạo dòng chảy, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái, trong đó kèm theo chương trình, đề án, dự án ưu tiên làm sống lại các dòng sông...

Nhiều quy định bảo vệ tài nguyên nước và phục hồi nguồn nước

Về bảo vệ tài nguyên nước và phục hồi nguồn nước (chương III), dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các quy định mang tính kỹ thuật như: phòng, chống ô nhiễm nước biển tại Điều 33; khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt tại Điều 43.

Quy định việc thu gom, xử lý nước đã qua sử dụng trong sản xuất công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản tại Điều 47; phòng, chống xâm nhập mặn tại Điều 64; phòng, chống sụt, lún đất tại Điều 65; phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hồ tại Điều 66.

Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định liên quan đến lượng nước được cấp phép để có thể linh động hơn trong điều kiện bình thường và bất thường như tại Điểm h Khoản 2 Điều 42 vì giấy phép khai thác nước chỉ quy định một giá trị lưu lượng trong điều kiện khai thác bình thường.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc điều chỉnh lưu lượng khai thác trong điều kiện bình thường đã được thể hiện trong giấy phép thông qua hạn ngạch khai thác nước được quy định Điểm d Khoản 1 Điều 41 và điều kiện bất thường thông qua phương án điều hoà, phân phối tài nguyên nước khi xảy ra hạn hán thiếu nước quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 42...

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Dòng chảy xanh, trang trại sạch: Sử dụng hiệu quả tài nguyên nước tại trang trại TH

Thiên Tú |

Trân quý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước, ứng dụng khoa học công nghệ hàng đầu thế giới để xử lý nước thải, bảo tồn nguồn nước tự nhiên, “dòng chảy xanh” tại trang trại sạch TH true MILK có thể xem là điểm sáng của nền nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại Việt Nam.

Trách nhiệm của Chính phủ, các bộ về quản lý, khai thác tài nguyên nước

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ và các bộ trong quản lý khai thác, sử dụng nước.

Chủ động kiểm soát các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm

PHẠM ĐÔNG |

Theo báo cáo, các chính sách, pháp luật về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường ngày càng hoàn thiện, chuyển sang chủ động kiểm soát các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm.

Đại biểu Quốc hội đề nghị khắc phục việc lãng phí, tàn phá nguồn nước

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, từ trước tới nay, góc độ tài nguyên của nước ít được khai thác, nước chưa thực sự được coi là một tài sản công, nên chưa có ý thức, biện pháp sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả.

Dự kiến cần 610.000 tỉ đồng cho an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập

Phạm Đông |

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021-2030 dự kiến khoảng 610.000 tỷ đồng

Bàn giao công trình đường điện chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

VIỆT BẮC |

Tuyên Quang - Kinh phí công trình "Đường điện thắp sáng đường quê” được trích từ nguồn vận động ủng hộ của các đoàn viên, CNVCLĐ huyện Yên Sơn trong chương trình “Chung tay xây dựng nông thôn mới năm 2023”.

Đoàn làm phim BBC hé lộ thử thách khi ghi hình trong hang Sơn Đoòng

Chí Long |

Đoàn làm phim Planet Earth III của BBC miệt mài suốt hơn 20 ngày tại Việt Nam để ghi hình ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đặc biệt là Hang Sơn Đoòng, Hang Én, Hang Va...

Người già ủng hộ đề xuất lương hưu lên gần 80% tiền đóng bảo hiểm xã hội

HẠNH AN - LÊ HOA |

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, phiên thảo luận về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Đại biểu Quốc hội Trần Thị Diệu Thúy (TP.HCM) đã đề xuất ban soạn thảo nghiên cứu tăng mức lương hưu được hưởng hằng tháng để thu hút người lao động ở lại hệ thống an sinh. Cụ thể, cứ tăng thêm mỗi năm đóng bảo hiểm sẽ tăng thêm 2,3% mức hưởng và mức tối đa không quá 79,5%.

Dòng chảy xanh, trang trại sạch: Sử dụng hiệu quả tài nguyên nước tại trang trại TH

Thiên Tú |

Trân quý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước, ứng dụng khoa học công nghệ hàng đầu thế giới để xử lý nước thải, bảo tồn nguồn nước tự nhiên, “dòng chảy xanh” tại trang trại sạch TH true MILK có thể xem là điểm sáng của nền nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại Việt Nam.

Trách nhiệm của Chính phủ, các bộ về quản lý, khai thác tài nguyên nước

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ và các bộ trong quản lý khai thác, sử dụng nước.

Chủ động kiểm soát các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm

PHẠM ĐÔNG |

Theo báo cáo, các chính sách, pháp luật về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường ngày càng hoàn thiện, chuyển sang chủ động kiểm soát các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm.

Đại biểu Quốc hội đề nghị khắc phục việc lãng phí, tàn phá nguồn nước

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, từ trước tới nay, góc độ tài nguyên của nước ít được khai thác, nước chưa thực sự được coi là một tài sản công, nên chưa có ý thức, biện pháp sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả.

Dự kiến cần 610.000 tỉ đồng cho an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập

Phạm Đông |

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021-2030 dự kiến khoảng 610.000 tỷ đồng