Chợ hơn chục tỉ đồng ở Bình Định bỏ hoang lãng phí

Hoài Luân |

Được xây dựng từ nhiều năm trước, nhưng đến nay, chợ Canh Hiệp (huyện Vân Canh, Bình Định) vẫn nằm giữa trời, dần trở nên nhếch nhác khi khuôn viên chợ biến thành nơi chăn bò, thả dê, bãi chứa vật liệu... khiến nhiều người dân bức xúc.

Chợ vẫn dang dở

Đã hơn 1 năm, từ khi Công trình Chợ trung tâm xã Canh Hiệp (chợ Canh Hiệp) giai đoạn 1 được bàn giao cho UBND xã Canh Hiệp quản lý, sử dụng, đến nay, ngôi chợ này vẫn trong tình trạng “cửa khóa, then cài”, trở thành nơi chăn thả gia súc, bãi chứa vật liệu, đỗ xe... khiến nhiều người dân địa phương cảm thấy tiếc nuối vì lãng phí.

Qua tìm hiểu, dự án chợ Canh Hiệp được chia làm 2 giai đoạn, xây dựng dọc tuyến Quốc lộ 19C. Trong đó, giai đoạn 1 có vốn đầu tư hơn 10 tỉ đồng, khởi công vào năm 2020 và đã bàn giao vào tháng 8.2022. Các hạng mục đã được hoàn thành như: San nền với diện tích hơn 12.000m2; xây dựng bờ kè, xây dựng nhà kiốt, nhà để xe; bể nước ngầm, mương thoát nước; hệ thống điện, nước và phòng cháy chữa cháy.

Theo người dân, sau khi hoàn thành xây dựng phần "mặt tiền", ngôi chợ với bao nhiêu kỳ vọng của người dân, tiểu thương vẫn trong tình trạng dang dở, "phơi nắng, phơi sương" trong thời gian dài, khiến cho người dân địa phương gặp bất tiện trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa.

Sinh sống gần khu vực chợ, ông Nguyễn Văn An - tên nhân vật đã thay đổi (52 tuổi, trú thôn 4, xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh) chia sẻ, những xã khác của huyện, nơi nào cũng có một khu chợ để bà con mua bán, còn riêng xã Canh Hiệp, thì chợ có cũng như không. Theo ông An, thời điểm chợ Canh Hiệp vừa hình thành, người dân khu vực rất phấn khởi. Bởi họ hiểu, khi chợ mới được đưa vào sử dụng, hoạt động mua bán tại địa phương sẽ trở nên sầm uất, đời sống của người dân cũng sẽ được tốt hơn.

"Nhu cầu chợ quán của người dân ở đây rất cao, mà chợ xây xong để không như này thì rất lãng phí. Khuôn viên khu chợ giờ thành nơi chăn bò, thả dê, tụ tập của nhiều nhóm thanh niên, trông rất lộn xộn và mất trật tự. Chưa hết, nhiều hộ dân còn chiếm dụng mặt bằng của chợ làm bãi chứa vật liệu để kinh doanh, mua bán" - ông An bức xúc nói.

Nhiều hộ dân đổ vật liệu trong khuôn viên chợ để kinh doanh, mua bán. Ảnh: Hoài Luân
Nhiều hộ dân đổ vật liệu trong khuôn viên chợ để kinh doanh, mua bán. Ảnh: Hoài Luân

Tháng 3 sẽ mở thầu để lựa chọn nhà thầu

Bà Nguyễn Thị Lành - tên nhân vật đã thay đổi (80 tuổi, khu phố 3, trú thị trấn Vân Canh) cho hay: "Người dân xung quanh ai cũng muốn được dời xuống chợ mới để mua bán, nhưng giờ không biết chờ đến khi nào. Nhiều người cũng ý kiến lên chính quyền địa phương nhưng cũng chẳng ăn thua".

Nhiều người cũng hoài nghi về năng lực quản lý của chính quyền địa phương khi đặt chợ Canh Hiệp và chợ An Nhơn (thị xã An Nhơn) lên cùng một bàn cân để so sánh.

Theo đó, với mức kinh phí xây dựng hơn 92 tỉ đồng, gấp nhiều lần so với kinh phí xây dựng chợ Canh Hiệp, nhưng chợ An Nhơn chỉ mất khoảng 2 năm để hoàn thành và đưa vào hoạt động (khởi công đầu năm 2022 và đưa vào hoạt động 2.1.2024). Còn chợ Canh Hiệp, vẫn chỉ là một khối bêtông đang nằm bất động trước sự nuối tiếc của người dân.

Trao đổi với Lao Động, ông Lương Đình Tiên - Chủ tịch UBND huyện Vân Canh cho biết, đối với dự án chợ Canh Hiệp, vừa rồi địa phương đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, các đơn vị đang tiến hành tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu, triển khai thực hiện các bước tiếp theo của dự án. Đến nay, kinh phí để thực hiện giai đoạn 2 địa phương đã bố trí xong, khoảng 11,9 tỉ đồng.

"Trước đây, khi thực hiện xong giai đoạn 1 chợ Canh Hiệp, huyện đã giao cho xã Canh Hiệp quản lý, sử dụng. Tuy nhiên, chợ vẫn chưa thể đi vào hoạt động do chưa được đầu tư đồng bộ, một số hạng mục quan trọng vẫn chưa hoàn thiện. Trong giai đoạn 1, công tác thẩm định phòng cháy chữa cháy cũng gặp vướng nên tiến độ dự án cũng bị ảnh hưởng.

Giai đoạn 2, huyện sẽ tiếp tục đầu tư để sớm đưa chợ vào sử dụng. Sau khi xây xong, sẽ tiến hành xác định lại đơn vị quản lý, là xã hay huyện. Nếu không có gì thay đổi, tháng 3 này sẽ mở thầu để lựa chọn nhà thầu. Theo dự kiến, chợ sẽ được hoàn thiện và đưa vào vận hành trong năm nay" - ông Lương Đình Tiên thông tin.

Hoài Luân
TIN LIÊN QUAN

Chợ mới bỏ hoang, tiểu thương ở Hải Dương biến gầm cầu thành nơi họp chợ

Hoàng Thông |

Chợ Trung tâm thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương xây dựng hàng chục năm qua nhưng vẫn “án binh bất động” gây lãng phí. Cơ quan chức năng đang loay hoay tìm phương án khắc phục còn tiểu thương phải chui gầm cầu mưu sinh, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về giao thông và cháy nổ.

Loạt chợ đầu tư tiền tỉ ở Lào Cai bỏ hoang, lãng phí

Nhóm PV |

Hiện toàn tỉnh Lào Cai có 72 chợ truyền thống được đầu tư tiền tỉ, xây dựng khang trang nhưng đang bỏ không hoặc hoạt động kém hiệu quả, lãng phí.

Dự án bỏ hoang, người dân mòn mỏi chờ ngày chuyển đổi công năng

Vĩnh Hoàng |

Dự án khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai, Hà Nội) dù được đầu tư gần 2.000 tỉ đồng nhưng nhiều toà nhà vẫn đang bị bỏ hoang, không sử dụng hết công năng.

Hệ sinh thái nghìn tỉ của Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn "Hậu Pháo"

Lục Giang |

Trước khi bị bắt, Nguyễn Văn Hậu (tức "Hậu Pháo") từng là đại gia nắm khối tài sản nghìn tỉ. Đồng thời, Tập đoàn Phúc Sơn cũng gây nhiều chú ý trên thị trường địa ốc với quỹ đất lên đến hàng trăm héc ta và hàng loạt dự án “đình đám”.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong tuyên truyền hoạt động Công đoàn

Kiều Vũ - Hà Anh |

Hà Nội - Theo Kế hoạch về tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024 trên báo chí, xuất bản của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn do ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ký, một trong những yêu cầu là đa dạng hoá các sản phẩm báo chí, xuất bản theo hướng đa phương tiện, thiết thực, dễ tiếp cận, đẩy mạnh chuyển đổi số để gia tăng sử dụng, lưu hành trong đoàn viên, người lao động.

Kết quả kiểm định đầu vào công chức có giá trị 24 tháng, sử dụng trên toàn quốc

Vương Trần |

Kết quả kiểm định đầu vào công chức có giá trị trong 24 tháng (tương tự như thời hạn của một số chứng chỉ quốc gia, quốc tế) và được thống nhất sử dụng trong toàn quốc.

Ngại xếp hàng, hàng loạt nạn nhân sập bẫy lừa săn vé "Đào, Phở và Piano" trên mạng

Ngọc Thùy |

Lợi dụng cơn sốt của phim “Đào, Phở và Piano” trong những ngày qua, không ít đối tượng đã trà trộn vào các hội nhóm, chợ mạng để lừa đảo người có nhu cầu săn vé xem phim này.

Công an vào rạp kiểm tra độ tuổi xem "Mai" 488 tỉ đồng của Trấn Thành

Anh Trang |

Trả lời phóng viên Lao Động sáng 28.2, đại diện rạp Cinestar Quốc Thanh (TP.HCM) cho biết đoàn thanh tra có công an vào kiểm tra độ tuổi khán giả ngày 24 và 26.2 phim "Mai" của Trấn Thành.

Chợ mới bỏ hoang, tiểu thương ở Hải Dương biến gầm cầu thành nơi họp chợ

Hoàng Thông |

Chợ Trung tâm thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương xây dựng hàng chục năm qua nhưng vẫn “án binh bất động” gây lãng phí. Cơ quan chức năng đang loay hoay tìm phương án khắc phục còn tiểu thương phải chui gầm cầu mưu sinh, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về giao thông và cháy nổ.

Loạt chợ đầu tư tiền tỉ ở Lào Cai bỏ hoang, lãng phí

Nhóm PV |

Hiện toàn tỉnh Lào Cai có 72 chợ truyền thống được đầu tư tiền tỉ, xây dựng khang trang nhưng đang bỏ không hoặc hoạt động kém hiệu quả, lãng phí.

Dự án bỏ hoang, người dân mòn mỏi chờ ngày chuyển đổi công năng

Vĩnh Hoàng |

Dự án khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai, Hà Nội) dù được đầu tư gần 2.000 tỉ đồng nhưng nhiều toà nhà vẫn đang bị bỏ hoang, không sử dụng hết công năng.