“Chất Sài Gòn” mới thêm lần nữa

NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI |

Đi ngoài phố là cũng đã cảm thấy “Chất Sài Gòn”. Thêm thương và  quý trọng  vẻ đẹp hiền hòa.

Làm điều thiện… không nhiều chuyện

Tính chất ‘tùy hỉ“ không biết có tự bao giờ, ta thấy khi đi chùa cách thả tiền vào hòm công đức ấy trên nền tảng triết lý nào, nhưng nó rất hay và rộng lượng, “tạo mọi điều kiện, chấp nhận mọi tấm lòng”. Có lẽ là triết lý sống của người Việt khắp nơi.

Nhưng nếu sống ở Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh, ta sẽ thấy nó gần gũi thường xuyên  như một bản năng… mà không cần suy nghĩ quá nhiều.

Nhà báo Hồ Hồng đã định cư ở Mỹ, trong đợt dịch “làn sóng thứ tư” kẹt ở Sài Gòn đã dành toàn bộ thời gian theo các cuộc tự phát cứu trợ “như đi bão”  của người  dân, kể lại:

Trên chuyến xe chất đầy rau củ đi phát cho dân nghèo trong  các hẻm, đến chỗ gập ghềnh, vài thứ rau củ trên xe rơi xuống đường. Một cậu thanh niên chạy đến nhặt  lên  đưa giúp lên xe. Người trên xe thương quá  bảo: “Cho đấy”. Cậu ta mắt sáng rỡ: “Cho thật  á ?”, rồi cuống quýt ôm rau chạy.

Rau rớt dưới đường, chờ xe đi rồi có quyền nhặt được, mà  phải cho mới  lấy, trong khi thiếu đói thực sự. Lúc phong tỏa, cọng hành cũng thiếu. Lòng tự trọng  kiểu ấy chỉ  lương thiện bẩm sinh  mới có được.

Kể gì tới chuyện to tát như các gói cứu trợ của chính quyền, phong trào thiện nguyện. Những lý thuyết quản trị hiện đại doanh nghiệp làm CSR - trách nhiệm xã hội, trao quà lớn làm nhà xây cầu, độc đáo ATM gạo, oxy… Bao nhiêu gương  lớn biết rồi…

Nhưng  chuyện “nhỏ li ti”  thì… đầy Sài Gòn. Không nghĩ quá nhiều, giúp ai được thì giúp thôi. Một nhà nấu bún riêu cứ ngày rằm mùng 1 phát không. Một bà cụ bán vé số ăn tô hủ tíu xong ra quầy trả tiền thì chủ quán bảo “bà đi đi có người trả rồi” khiến  nhiều người nhìn thấy chỉ tự  nhắc, lâu rồi mình chưa làm việc thiện giúp ai.

Một bạn kể lại trên FB  khoảnh khắc ấm lòng. Chị gái nọ chạy xe máy dọc đường thấy anh bán hàng rong khuyết tật đi một đôi giày Thượng Đình không thể cũ nát hơn, chị dừng xe tháo đôi giày thể thao đang đi, cúi xuống xỏ cẩn thận vào chân anh bán rong, rồi cứ chân đất thế chị phóng xe đi. Chắc chị nghĩ ai cũng có cả… tủ giày mà còn  anh kia  khổ thế. Người đi đường thấy vậy xúm lại mua  hàng giúp anh. Bạn viết “Em chụp được hình chị giữa đường đưa lên đây, nếu chị thấy đừng giận em nha “.

Đặc biệt ở Sài Gòn, lòng tốt nho nhỏ không còn lạ lẫm. Nó làm cho con người sống ở nơi đây - một cảm giác không gọi tên - như nhà thơ Phan Vũ có lần nói: “Về đến  sân bay Tân Sơn Nhất, thấy bóng áo dài vàng của cô tiếp viên, là thấy lòng bình yên trở lại”, mà không rõ tại sao.

Ai thế nào, thôi kệ,  tôi cứ làm điều đúng. Không thích nhiều chuyện.

Cứ sống tốt, trời xanh sẽ tự an bài. Câu nói của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được người Sài Gòn  thích và hay nhắc để làm theo - như một triết lý vị tha khi nhìn người khác mắc lỗi, hiền hòa ít can thiệp “Thấy cũng tội , mà thôi… cũng kệ”.

Trong đại dịch Covid 19 diễn ra quay cuồng cả thế giới, nhiều quốc gia văn minh mà chỉ cái khẩu trang có đeo hay không, tác dụng đến đâu cũng gây ra… biểu tình, xung đột. Người Sài Gòn bảo, đeo tốt, bệnh dịch thì cần, “bé hạt tiêu” khôn nghe theo  lời Chính phủ vì dân, nghe theo khoa học. Ngay trước dịch đã nhiều người đeo đi đường chống ô nhiễm khói bụi. Nhìn nghề Y xem, họ đeo hoài, đeo từ bao đời. Chỉ có tốt. Mới đầu còn quên, bị phạt. Giờ như vật bất ly thân. Không…nhiều chuyện.

Nhìn chặng đường qua, ở nước ta - đâu bị  dịch nặng như Sài Gòn? Đâu “phong tỏa lâu bằng”?  Đâu có những con hẻm, chết tới cả trăm  người như một phường ở  quận tư? Đâu có cảnh cả con hẻm nín thở nhìn các anh bộ đội miền Bắc vào hỗ trợ đang hỏi thăm tìm số nhà vì không thuộc đường, trên tay các anh ôm hũ tro cốt…

Vậy mà trong cuộc vật lộn với gian nan, thấy rất nhiều phản biện chính sách sai lúc ban đầu để thay đổi, chứ ít lời chửi bới bất mãn. Cũng không ngồi đó chờ đợi mà tự hành động, tự làm được gì tốt thì làm. Chính quyền biết chăm lo và  lắng nghe dân.

Sài Gòn vui sống

Sài Gòn - TP.Hồ Chí Minh,  tất nhiên,  kinh tế đời sống mọi mặt cũng sụt giảm. Nhiều thứ đã thay đổi: Bình thường mới rồi nhưng nhiều người bỏ chạy về quê không trở lại, doanh nghiệp thiếu nhân công. Nhỏ và dễ thấy nhất là vắng bóng từ gánh tào hũ rong của các chị miền Trung chưa trở lại.

Nhưng Sài Gòn đã nhiều điều mới, nếp sống khác xưa. Mua bán online, ship hàng phổ biến. COVID-19 lây lan tự chữa ở nhà, liên hệ với trang Y tế Phường, vào hệ thống thày thuốc đồng hành. Vào cổng thông tin điện tử để giao dịch...

Các chung cư Sài Gòn nhiều nơi đã thành pháo đài thực sự trong chống dịch. Lên danh sách đi tiêm, mua giúp thực phẩm và tương trợ trong phong tỏa, theo dõi và tiếp tế đặc biệt các nhà có FO đang chữa trị. Nhìn những chiếc bàn chất hàng hóa do ship để dưới sảnh chưa lấy mà không bị mất, thua gì… Hàn quốc.

Những ông Tây sống khu “nhà giàu Thảo Điền” cũng xếp hàng tiêm chủng, được phát tiếp tế, có người học theo dân Sài Gòn xông ra đi cứu trợ khắp Thành phố.

Kinh doanh đổi mới  dễ thấy  nhất là  ngành hàng ăn uống dịch vụ. Café không tiệm lớn sang chảnh mà xuống đường, xe đẩy,  các ki ốt, tự phục vụ, còn có cả café “trả tiền tùy tâm trạng” … Thành phố có nhiều điểm cho thuê xe đạp ở quận 1, nhưng lo cho  con em dự kỳ thi đánh giá năng lực thì “Làng Đại học thành làng ô tô”, cái gì cần sang vẫn cứ sang.

Người  dân giờ ra với thiên nhiên, có những điểm check in mới như bến tàu Bình An, sông nước Sài Gòn, các khu đô thị mới, Chùa chiền, nóc hầm Thủ Thiêm. Thú chơi mới thả diều nườm nượp  kéo sang Thủ Đức, Thủ Thiêm, rợp trời diều đẹp muôn  sắc màu...

Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh qua đau thương lại sống đời bình thường của mình, biết quý hơn những giá trị và luôn đặc sắc. Chỉ mới nghe ở Sài Gòn có anh Tây kẹt dịch bùng, hết tiền nhà trọ ra đứng đường treo bảng xin cứu giúp thì sau đó không bao lâu “kêu la” xin ngừng giúp vì được nhiều tiền quá, thừa rồi, phải đem cho người nghèo khác. Và trên mạng, người ta hỏi nhau đi giờ nào thì gặp để mua ủng hộ cô Tây  kẹt lại trong đại dịch đi bán bánh ở chợ Tân Định…

Đặc  sắc  con người và cuộc sống Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh dù còn nhiều việc phải lo - nhưng  chỉ cần đi ngoài phố cũng đã  cảm thấy. Thêm thương và  quý trọng  vẻ đẹp hiền hòa.

NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI
TIN LIÊN QUAN

TPHCM chuẩn bị cảnh quan sông Sài Gòn sẵn sàng đón khách du lịch lễ 30.4

KHÁNH LINH |

TPHCM - Sông Sài Gòn từ khu vực cầu Thủ Thiêm 1 đến ngã ba rạch Bến Nghé, với chiều dài khoảng 2,5 km đang được triển khai vớt, thu gom chất thải rắn, lục bình chuẩn bị sẵn sàng cảnh quan để đón khách du lịch nhân dịp lễ 30.4 và 1.5.

Ngắm diện mạo sông Sài Gòn đang quy hoạch tuyến đường chạy dọc bờ sông

ANH TÚ - MINH QUÂN |

TPHCM - Sở Quy hoạch và Kiến trúc đang hoàn thiện đề án quy hoạch chung phát triển kinh tế dọc sông Sài Gòn, trong đó có con đường chạy dọc sông từ quận 1 đến huyện Củ Chi.

Xóm vé số giữa Sài Gòn cưu mang nhau vượt qua khó khăn lúc đỉnh dịch

Chân Phúc - Anh Tú |

TPHCM - Đợt dịch COVID-19 bùng phát kéo dài vừa qua khiến những người bị khuyết tật, khiếm thị ở xóm vé số trên đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Bình Tân trở nên khó khăn, vất vả hơn bao giờ hết.  Vào thời điểm tưởng chừng như “đi vào ngõ cụt” đó, họ may mắn được chính quyền địa phương, chủ trọ và những người hàng xóm tốt bụng cưu mang, giúp đỡ nhau để cùng vượt qua giai đoạn khó khăn.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

TPHCM chuẩn bị cảnh quan sông Sài Gòn sẵn sàng đón khách du lịch lễ 30.4

KHÁNH LINH |

TPHCM - Sông Sài Gòn từ khu vực cầu Thủ Thiêm 1 đến ngã ba rạch Bến Nghé, với chiều dài khoảng 2,5 km đang được triển khai vớt, thu gom chất thải rắn, lục bình chuẩn bị sẵn sàng cảnh quan để đón khách du lịch nhân dịp lễ 30.4 và 1.5.

Ngắm diện mạo sông Sài Gòn đang quy hoạch tuyến đường chạy dọc bờ sông

ANH TÚ - MINH QUÂN |

TPHCM - Sở Quy hoạch và Kiến trúc đang hoàn thiện đề án quy hoạch chung phát triển kinh tế dọc sông Sài Gòn, trong đó có con đường chạy dọc sông từ quận 1 đến huyện Củ Chi.

Xóm vé số giữa Sài Gòn cưu mang nhau vượt qua khó khăn lúc đỉnh dịch

Chân Phúc - Anh Tú |

TPHCM - Đợt dịch COVID-19 bùng phát kéo dài vừa qua khiến những người bị khuyết tật, khiếm thị ở xóm vé số trên đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Bình Tân trở nên khó khăn, vất vả hơn bao giờ hết.  Vào thời điểm tưởng chừng như “đi vào ngõ cụt” đó, họ may mắn được chính quyền địa phương, chủ trọ và những người hàng xóm tốt bụng cưu mang, giúp đỡ nhau để cùng vượt qua giai đoạn khó khăn.