Xóm vé số giữa Sài Gòn cưu mang nhau vượt qua khó khăn lúc đỉnh dịch

Chân Phúc - Anh Tú |

TPHCM - Đợt dịch COVID-19 bùng phát kéo dài vừa qua khiến những người bị khuyết tật, khiếm thị ở xóm vé số trên đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Bình Tân trở nên khó khăn, vất vả hơn bao giờ hết.  Vào thời điểm tưởng chừng như “đi vào ngõ cụt” đó, họ may mắn được chính quyền địa phương, chủ trọ và những người hàng xóm tốt bụng cưu mang, giúp đỡ nhau để cùng vượt qua giai đoạn khó khăn.

Clip Những người bán vé số khuyết tật chia sẻ về cuộc sống trong và sau đại dịch COVID-19.

Chưa thể đi bán lại vì vết thương chưa lành

Một ngày đầu tháng 11, chúng tôi tìm đến nơi được gọi là xóm vé số (khu nhà trọ của nhóm người chuyên hành nghề bán vé số) trên đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Bình Tân.

Do có hẹn từ trước nên chúng tôi được anh Quách Văn Nhất (42 tuổi, quê Trà Vinh) cùng "người bạn thân" của mình là chiếc xe lăn đã làm bạn với anh hơn 20 năm qua ra tận ngoài đầu hẻm đón. Sau vài ba câu chào hỏi, chúng tôi được anh Nhất dẫn vào khu trọ mà anh thuê phòng để ở cùng với vợ con của mình.

Anh  Quách Văn Nhất trên chiếc xe lăn đã gắn bó nhiều năm qua. Ảnh: Anh Tú
Anh Quách Văn Nhất trên chiếc xe lăn đã gắn bó nhiều năm qua.

Trong căn phòng rộng chừng 15m2, chỉ có một chiếc giường, một ít đồ dùng lặt vặt và một chiếc tủ lạnh đã xỉn màu do đã sử dụng quá lâu.

Anh Nhất chia sẻ: “Căn phòng này và căn bên cạnh là nơi ở của gia đình tôi (vợ và 2 con) cùng 1 người bạn làm nghề bán vé số bị khuyết tật khác. Phòng này tôi với người bạn kia ở, phòng bên là 3 mẹ con ở”.

Năm 2000, anh Nhất từ quê lên TPHCM làm việc rồi không may bị tai nạn, sau vụ tai nạn, cột sống bị tổn thương khiến anh phải gắn bó với chiếc xe lăn bắt đầu từ ngày ấy. 5 năm sau vụ tai nạn anh gặp vợ và kết hôn, đến nay đã có với nhau 2 người con. Sau tai nạn, sức khỏe yếu đi, anh chọn nghề bán vé số làm công việc để kiếm tiền mưu sinh, cùng vợ nuôi 2 con.

 
Một người bạn của anh Quách Văn Nhất đến thăm hỏi về tình trạng sức khỏe của anh sau khi đi làm về.

Anh Nhất cho biết, thời gian trước dịch, mỗi ngày anh lấy khoảng 200 tờ vé số đi bán, nếu bán hết thì có khoảng 200.000/ngày. Thu nhập không nhiều nhưng tằn tiện cộng với thu nhập từ người vợ bán hàng rong cũng đủ để 2 vợ chồng nuôi con ăn học và tiền thuốc thang của bản thân.

Đang dở câu chuyện, anh Nhất khẽ nhăn mặt rồi nhanh chóng vội lấy túi thuốc được treo bên cạnh chiếc xe lăn ra để uống. "Đây là thuốc giảm đau", anh nói.

Anh Nhất tâm sự: “Giờ mỗi tháng tôi phải chi từ 5-6 triệu đồng tiền thuốc, một ngày phải uống từ 10-15 liều thuốc giảm đau chứ không là không chịu nổi, cứ đau khi nào là uống khi đó, nếu đau quá thì phải tiêm nữa. Những hôm trái gió trở trời thì chỉ biết cắn răng chịu đựng. Mới đợt giãn cách này, trong lần di chuyển không may bị ngã, bị gãy xương đùi nên giờ vẫn chưa thể đi bán vé số lại, mọi gánh nặng đều đặt trên vai vợ, những lúc ở nhà một mình thế này nghĩ bản thân thật vô dụng, thương vợ thương con lắm mà vẫn chưa thể đi làm lại được”.

Nấu cháo trắng với đường cho vợ là F0 ăn qua ngày.

Từ lời giới thiệu của anh Nhất, chúng tôi biết được cách căn phòng của anh ở hơn chục bước chân là chỗ ở của gia đình ông Đinh Cẩm Vân (56 tuổi, quê Quảng Nam), đang ở cùng vợ và 2 đứa con sinh sống. Vợ chồng ông Vân đều là người khiếm thị, cũng làm nghề bán vé số mưu sinh.

Ông Đinh Cẩm Vân đang chia sẻ với PV.
Ông Đinh Cẩm Vân đang chia sẻ với Phóng viên.

“Hồi nhỏ, trong 1 lần bị tai nạn rồi dẫn tới mắt không thể nhìn thấy, sau đó vào học lớp khiếm thị ở quê thì gặp bà xã, khi lớn lên chúng tôi kết hôn. Khoảng năm 2000 tôi cùng gia đình vào TPHCM kiếm sống, làm nghề bán vé số dạo đến nay”, ông Vân chia sẻ.

Nói về cuộc sống trong đợt giãn cách, ông Vân cho rằng đây là thời gian khó khăn nhất đối với gia đình ông khi trong gia đình có người bị nhiễm bệnh.

Ngoài việc bán vé số,
Ngoài việc bán vé số, ông Đinh Cẩm Vân còn bán thêm nhiều đồ dùng lặt vặt để kiếm thêm thu nhập.

“Vợ tôi nhiễm bệnh vào lúc đỉnh dịch, ngày thành phố siết chặt giãn cách. Cuộc sống vốn đã khó khăn, những ngày đó không thể ra ngoài mua thực phẩm, trong nhà thiếu thốn đủ thứ. Có những ngày, nhà hết đồ ăn, chỉ còn gạo, tôi chỉ còn cách nấu cháo trắng bỏ đường vào cho vợ ăn. May mắn thay khoảng hơn tuần thì vợ tôi hết bệnh”, ông Vân thở phào dù đang nhớ lại.

Thời gian đó may mắn nhận được nhiều sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương, từ các mạnh thường quân, người cho gạo, người cho rau, người hỗ trợ mắm muối,... rồi được bác chủ trọ miễn tiền phòng mấy tháng liền, nhờ đó mà cuộc sống gia đình ông đỡ được phần nào.

"3 đứa con là tài sản lớn nhất của vợ chồng tôi"

Chị Huỳnh Thị Thủy (43 tuổi) vợ ông Vân cho biết, những ngày đầu thấy sốt, chị nghĩ mình chỉ bị cảm bình thường nhưng những ngày sau đó bệnh trở nặng, test thì mới biết mình bị nhiễm COVID-19.

 
Vợ chồng anh Đinh Cẩm Vân và chị Huỳnh Thị Thủy cùng cậu con trai út. Ảnh: Chân Phúc

“2 vợ chồng đều bị khiếm thị, cuộc sống khó khăn nhưng may mắn ông trời thương, cho 3 đứa con khỏe mạnh. Nhiều lúc cũng mệt mỏi lắm nhưng nghĩ đến 3 đứa con – tài sản lớn nhất của vợ chồng mà phải cố gắng thật nhiều hơn nữa để nuôi con ăn học nên người. Chỉ mong con cái khỏe mạnh lớn lên, được ăn học rồi có công việc làm ổn định là vợ chồng tôi vui rồi!”, chị Thủy bộc bạch.

Bà Nguyễn Thị Thu (tổ trưởng 138, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân) cho biết, trong tổ 138 hiện có khoảng hơn 80 trường hợp là người khuyết tật, khiếm thị đang làm nghề buôn bán vé số để kiếm sống.

“Trong đợt vừa rồi, cuộc sống những người này khó khăn lắm, không đi buôn bán gì được, vì thế mà cũng không có thu nhập. Nhờ chính quyền địa phương, mạnh thường quân gần xa hỗ trợ mà họ mới có thể vượt qua được giai đoạn vừa rồi. Tôi gắn bó với những người này nhiều năm rồi nên biết, họ khó khăn, vất vả lắm, có 2 người đã mất do COVID-19 trong đợt dịch qua. Giờ tình hình dịch cũng dần ổn định, mong họ có thể đi làm lại, sớm ổn định được cuộc sống, tự lo cho bản thân”, bà Thu nói.

 
Tại khu vực đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Bình Tân hiện có rất đông người khuyết tật, khiếm thị làm nghề bán vé số. Hình ảnh người khiếm thị, khuyết tật trong 1 lần chờ nhận quà hỗ trợ từ mạnh thường quân vào đầu tháng 11.

Chân Phúc - Anh Tú
TIN LIÊN QUAN

Bạc Liêu dừng bán vé số dạo, đề nghị người bán vé số bán tại bàn

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Trước thông tin vé số miền Tây nghỉ phát hành từ ngày 1.11, lãnh đạo Cty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Bạc Liêu khẳng định vẫn phát hành bình thường. Tuy nhiên, tỉnh Bạc Liêu cấm bán vé số dạo,chỉ được bán tại bàn.

Mặt sau của tờ vé số hay cuộc “bỏ phiếu bằng tay”

Đào Tuấn |

Trên chiếc xe ba bánh tự chế, người đàn ông bán vé số bất ngờ đưa tay làm một biểu tượng trái tim. Đó là cách mà những người vỉa hè nghèo khó và bình dị “bỏ phiếu” cho sự mở cửa của chính quyền.

Người bán vé số dạo háo hức khi sắp có việc làm trở lại

TRẦN LƯU - TẠ QUANG |

Sau hơn 3 tháng thất nghiệp, hàng chục ngàn người bán vé số dạo ở khu vực ĐBSCL sắp có việc làm trở lại, khi xổ số kiến thiết chính thức hoạt động trở lại vào ngày 22.10…

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Bạc Liêu dừng bán vé số dạo, đề nghị người bán vé số bán tại bàn

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Trước thông tin vé số miền Tây nghỉ phát hành từ ngày 1.11, lãnh đạo Cty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Bạc Liêu khẳng định vẫn phát hành bình thường. Tuy nhiên, tỉnh Bạc Liêu cấm bán vé số dạo,chỉ được bán tại bàn.

Mặt sau của tờ vé số hay cuộc “bỏ phiếu bằng tay”

Đào Tuấn |

Trên chiếc xe ba bánh tự chế, người đàn ông bán vé số bất ngờ đưa tay làm một biểu tượng trái tim. Đó là cách mà những người vỉa hè nghèo khó và bình dị “bỏ phiếu” cho sự mở cửa của chính quyền.

Người bán vé số dạo háo hức khi sắp có việc làm trở lại

TRẦN LƯU - TẠ QUANG |

Sau hơn 3 tháng thất nghiệp, hàng chục ngàn người bán vé số dạo ở khu vực ĐBSCL sắp có việc làm trở lại, khi xổ số kiến thiết chính thức hoạt động trở lại vào ngày 22.10…