Cảnh đìu hiu của làng nghề đan lát nổi tiếng ở Phú Thọ

Minh Sam |

Phú Thọ - Ngôi làng Bắc, xã Hiền Quang, huyện Tam Nông một thời vàng son của với nghề đan lát nhưng giờ đây đã dần mai một vì thiếu lao động trẻ bám nghề.

Vàng son ngày cũ

Hơn 30 năm về trước, dọc theo con đường chạy thẳng vào làng Bắc thì đâu đâu cũng xanh bóng tre. Tre từng là mạch nguồn giúp nghề đan lát nơi đây hưng thịnh, giữ sinh kế cho bao gia đình suốt nhiều thập kỷ.

Già làng Phạm Thị Dậu bộc bạch: “Nhớ thuở đó, tre là hồn cốt của làng. Nhờ những rặng tre xanh tốt, cứng cáp, dẻo dai mà thế hệ cư dân làng quê nghèo đã làm nên những chiếc thúng, sàng, mủng, nong, nia, dí… nuôi nấng bao phận đời. Dân làng ai cũng trân quý từng cây tre”.

Bà Trần Thi Nghị là thợ đan lát nức tiếng nhất làng thời ấy. Bà chia sẻ về bí quyết làm nghề: Muốn đan được loại thúng bền đẹp, khâu chọn tre rất quan trọng. Tre phải già, chắc, dai để dễ uốn cong. Khi mua tre về, phải ngâm dưới ao để giữ tươi, chống mọt, giữ độ bền chắc.

Tre ngâm sau khi vớt lên phải trải qua các công đoạn như chẻ nan, vót, róc vành, lượm, uốn cạp... mới hoàn thành sản phẩm. Tùy thuộc vào kích thước, cấu tạo mà thời gian hoàn thành sản phẩm thường từ 3 - 6 tiếng.

Không chỉ mang giá trị về vật chất, nhưng chiếc thúng, nia còn là sản phẩm của nghề truyền thống. Ảnh: Minh Sam.
Không chỉ mang giá trị về vật chất, những chiếc thúng, nia còn là sản phẩm của làng nghề truyền thống. Ảnh: Minh Sam.

Theo ông Hán Minh Dũng - Phó Phòng Văn hoá và thông tin huyện Tam Nông, đan lát là ngón nghề đời nối đời trên đất Hiền Quan. Những năm 2012, làng Bắc có tới 80% hộ dân theo nghề, tổng doanh thu làng nghề đạt hơn 4 tỉ đồng/năm. Làng nghề đã có từ rất lâu và không ai nhớ gốc tích từ đâu.

Ngoài thúng to, thúng bé đã trứ danh khắp vùng, làng Bắc còn đan lát các loại rổ rá, nia, nong, dí nơm, rọ, bu… phục vụ nhu cầu sử dụng chủ yếu tại các trang trại, nhà hàng lớn nhỏ trong và ngoài tỉnh.

“Tôi vẫn còn nhớ những ngày làng nghề đắt mối, đầu làng cuối xóm vang tiếng chẻ tre, vót nan suốt đêm ngày. Dù cho đôi bàn tay lúc nào cũng chi chít sẹo, dù công việc vất vả, nhưng ai nấy cũng say nghề. Vậy mà giờ đây, sản phẩm làng nghề ế ẩm, bí đầu ra. Lao động lành nghề cũng thưa dần rồi vắng bóng. Làng nghề đan lát nay chỉ còn là vàng son của ngày cũ” - cô Nghị thở dài tiếc nuối.

Khắc khoải nghề xưa

Xã hội phát triển, các mặt hàng túi nhựa, túi nilon trở nên tiện ích, giá thành lại rẻ hơn rất nhiều so với đồ đan lát thủ công, được người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh đó, các sản phẩm, đồ dùng được đan lát thủ công ngày càng được cải tiến với diện mạo bắt mắt, chất liệu bền đẹp, dẻo dai và có tính ứng dụng cao hơn mây tre. Vô tình, một bộ phận người làm nghề đan lát truyền thống đang dần trở nên lạc hậu.

Ở thời điểm hiện tại, làng nghề đan lát chỉ phần lớn là người đã cao tuổi.
Ở thời điểm hiện tại, làng Bắc chỉ còn những người đã cao tuổi làm nghề. Ảnh: Minh Sam

Trưởng làng nghề Phạm Văn Nghĩa cho biết: “Những năm gần đây số hộ dân làng nghề giảm đi đáng kể. Hiện làng chỉ còn khoảng trên 100 hộ, bằng 1/5 so với trước đây. Tổng doanh thu 3 năm trở lại đây chỉ đạt khoảng 1 tỉ đồng/năm. Hầu hết thợ thủ công đều là người cao tuổi, tranh thủ đan lát khi rảnh rỗi để kiếm thêm thu nhập”.

Tiền bán sản phẩm không thấm vào đâu so với công sức tạo ra thành phẩm nên nhiều người không mặn mà giữ nghề. Một thời gian dài vừa qua, những người làm nghề buộc phải bỏ ngang để tìm sinh kế mới. Thế hệ trẻ làng Bắc dần mất đi lửa nghề truyền thống.

Ông Lưu Văn Hiệu - Bí thư Đảng ủy xã Hiền Quan - cho biết: “Những năm qua, địa phương đã tạo điều kiện khuyến khích các hộ làm nghề đan lát mở rộng quy mô sản xuất, dạy nghề. Bên cạnh đó, vận động các bà con tham gia các chương trình, hội chợ xúc tiến thương mại để giới thiệu, quảng bá sản phẩm từ đó tạo cơ hội thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước thu mua, liên kế mở rộng thị trường".

Cũng theo ông Hiệu, song hiện nay, phần lớn các hộ làm nghề còn hoạt động manh mún, sản phẩm đan lát làng Bắc chủ yếu là vật dụng sinh hoạt truyền thống, chưa có sự đa dạng, sáng tạo nên giá trị chưa cao nên khó cạnh tranh với các sản phẩm trên thị trường.

Minh Sam
TIN LIÊN QUAN

Khan hiếm lao động tại làng nghề thợ xây nổi tiếng ở Phú Thọ

Minh Nguyễn - Minh Sam |

Làng nghề xây dựng Do Nghĩa, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đang rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực, nhất là lao động trẻ.

Sản phẩm làng nghề Bắc Ninh và bài toán "lên sàn"

Trần Tuấn |

Dù đã có sự cải thiện rõ rệt nhưng đến nay, hầu hết các cơ sở làng nghề ở Bắc Ninh chưa có chiến lược truyền thông, quảng bá bài bản cho sản phẩm của mình trên các nền tảng thương mại điện tử.

Băn khoăn sinh kế cho người dân làng nghề

TẠ QUANG |

Một thời từng được mệnh danh “vương quốc gạch”, làng nghề truyền thống sản xuất gạch, gốm huyện Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long) đang đứng trước nguy cơ mai một và lụi tàn. Trước nguy cơ đó, năm 2021, UBND tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Đề án Di sản đương đại Mang Thít với mục tiêu bảo vệ và phát triển “vương quốc gạch” Mang Thít trở thành một quần thể Di sản đương đại, một điểm đến trên bản đồ du lịch khu vực, đồng thời, góp phần chuyển đổi sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Kết quả SEA Games ngày 14.5: Thể thao Việt Nam cán mốc 107 huy chương vàng

NHÓM PV |

Đoàn thể thao Việt Nam giành thêm 20 huy chương vàng tại SEA Games 32 trong ngày 14.4, qua đó vững vàng vị trí số 1 trên bảng tổng sắp với 107 huy chương vàng.

NSƯT Hoàng Hải: "Thời đi buôn, lái xe đường dài, tôi tích lũy trải nghiệm để diễn xuất"

Mi Lan - Huyền Chi (thực hiện) |

NSƯT Hoàng Hải hiện gây chú ý với vai Lưu "nát" - một người đàn ông làm nghề cửu vạn ở khu chợ nghèo kiếm tiền nuôi con trai học đại học. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Lao Động, NSƯT Hoàng Hải cho biết, anh diễn vai Lưu "nát" và tham gia bộ phim “Cuộc đời vẫn đẹp sao” với rất nhiều cảm xúc. Đây là bộ phim lấy bối cảnh tại chợ hoa quả Long Biên, xoay quanh những cuộc đời lao động cùng khổ.

Giờ thứ 9: Cái giá của sống ảo - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cuối cùng thì chúng tôi cũng kết hôn sau 3 tháng hẹn hò. Cho đến khi tôi đưa thiệp, bạn bè thân thiết cũng không khỏi choáng váng vì không ngờ tôi lại mèo mù vớ cá rán, lấy được một anh chàng đã làm sếp nhỏ ở một ngân hàng lớn, lại còn đẹp trai, đa tài và vô cùng nổi tiếng trên mạng xã hội.

Tin 20h: Bắc Ninh lên tiếng việc sử dụng ghế gỗ Đồng Kỵ cho nhà hát 240 tỉ

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 14.5: Giá xăng liên tiếp giảm, người dân kỳ vọng giá hàng hóa hạ nhiệt; Lý do Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh sử dụng toàn bộ ghế là đồ Đồng Kỵ; Giảm tuổi nghỉ hưu: Người lao động ủng hộ nhưng khó được chấp thuận...

Parkson Hùng Vương được cải tạo để trở thành Vạn Hạnh Mall thứ 2

THANH CHÂN - NGỌC LÊ |

TP Hồ Chí Minh - Sau khi liên tục thua lỗ và nợ tiền thuê mặt bằng, Parkson Hùng Vương (Quận 5) đã được Kido (hiện là chủ của Vạn Hạnh Mall) tiếp quản.

Khan hiếm lao động tại làng nghề thợ xây nổi tiếng ở Phú Thọ

Minh Nguyễn - Minh Sam |

Làng nghề xây dựng Do Nghĩa, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đang rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực, nhất là lao động trẻ.

Sản phẩm làng nghề Bắc Ninh và bài toán "lên sàn"

Trần Tuấn |

Dù đã có sự cải thiện rõ rệt nhưng đến nay, hầu hết các cơ sở làng nghề ở Bắc Ninh chưa có chiến lược truyền thông, quảng bá bài bản cho sản phẩm của mình trên các nền tảng thương mại điện tử.

Băn khoăn sinh kế cho người dân làng nghề

TẠ QUANG |

Một thời từng được mệnh danh “vương quốc gạch”, làng nghề truyền thống sản xuất gạch, gốm huyện Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long) đang đứng trước nguy cơ mai một và lụi tàn. Trước nguy cơ đó, năm 2021, UBND tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Đề án Di sản đương đại Mang Thít với mục tiêu bảo vệ và phát triển “vương quốc gạch” Mang Thít trở thành một quần thể Di sản đương đại, một điểm đến trên bản đồ du lịch khu vực, đồng thời, góp phần chuyển đổi sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.