Căng mắt giữ rừng những ngày nghỉ lễ ở U Minh Hạ

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Toàn bộ diện tích có rừng tại tỉnh Cà Mau đều báo động cháy cấp 4, cấp 5. Năng nóng, khô hạn khiến cho rừng kiệt nước. Tất cả lực lượng bảo vệ rừng trực lễ 24/24h phòng chống cháy rừng.

Cảnh báo cao nhất

Chiều 29.4, theo cập nhật mới nhất từ Chi cục Kiểm lâm Cà Mau, toàn bộ lâm phần rừng tràm và rừng các cụm đảo trên địa bàn tỉnh Cà Mau hơn 45.600ha đang trong tình trạng khô hạn nặng, trong đó có gần 31.000ha đang ở mức cảnh báo cháy cấp 5 - cấp cực kỳ nguy hiểm và cũng là cấp cao nhất trong thang cảnh báo cháy rừng.

Theo cập nhật của Kiểm lâm Cà Mau, toàn bộ diện tích có rừng tại U Minh Hạ đều báo động cháy cấp cao nhất. Ảnh: Nhật Hồ
Theo cập nhật của Kiểm lâm Cà Mau, toàn bộ diện tích có rừng tại U Minh Hạ đều báo động cháy cấp cao nhất. Ảnh: Nhật Hồ

Diện tích báo cháy cấp 5 tập trung nhiều tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (hơn 16.200ha), kế đến là Vườn quốc gia U Minh Hạ (hơn 4.800ha)…

Hiện, mực nước tại hầu hết các kênh, rạch trong lâm phần rừng ngập ngọt Cà Mau đang xuống rất nhanh, nơi nhiều nhất chỉ còn 2m và thấp nhất chỉ còn 0,05m. Với đà nắng nóng như hiện nay thì trong vài ngày tới, nhiều khả năng phần diện tích hơn 7.100ha rừng đang ở mức cảnh báo cháy cấp 4 (cấp nguy hiểm) của tỉnh Cà Mau sẽ chuyển sang báo cháy cấp 5.

Tại Cà Mau đã từng cháy rừng kinh tế của đơn vị Quân sự nên công tác phòng chống cháy rừng nghiêm ngặt hơn. Ảnh: Nhật Hồ
Tại Cà Mau đã từng cháy rừng kinh tế của đơn vị Quân sự nên công tác phòng chống cháy rừng nghiêm ngặt hơn. Ảnh: Nhật Hồ

Trước nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, Ban tổ chức Hội thao Hương rừng U Minh cũng vừa có quyết định khó khăn khi cho tạm dừng hoạt động đi bộ xuyên rừng U Minh ở cự ly 5.000m.

Căng mình phòng cháy rừng

Ông Lê Thanh Dũng, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Hạ, cho biết: “Các đội thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến khô hạn trên toàn lâm phần. Đã triển khai các hạng mục theo phương án được phê duyệt như: Dọn các tuyến kênh lưu thông đường thuỷ, sửa chữa các chòi quan sát lửa rừng. Hiện nay, đã bố trí các tổ máy bơm xuống tất cả 11 đội, trạm quản lý”.

Ông Nguyễn Hoàng Ðệ, Ðội trưởng Ðội Quản lý bảo vệ rừng Kinh Ðứng, cho biết: “Chúng tôi thường xuyên tổ chức tuần tra; kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị cũng như diễn tập nhằm đảm bảo vận hành tốt khi cần thiết”.

Hiện nay, trên toàn lâm phần rừng U Minh Hạ có 64 chòi quan sát kiên cố, 9 chòi canh di động và tạm thời. Các đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương nơi có hệ thống chòi canh lửa rừng kiểm tra, đánh giá về giá trị sử dụng, xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa để phục vụ tốt công tác PCCC rừng.

Chòi canh lửa luôn luôn có mặt người túc trực dù trời nóng như đổ lửa. Ảnh: Nhật Hồ
Chòi canh lửa luôn luôn có mặt người túc trực dù trời nóng như đổ lửa. Ảnh: Nhật Hồ

Hiện tại rừng U Minh Hạ đang ở cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm, lực lượng kiểm lâm, các chủ rừng và địa phương thường xuyên kiểm tra các khu vực trọng điểm cháy; phân công lực lượng thường xuyên trực chòi quan sát lửa, nhất là các giờ cao điểm (từ 9-17h), phát hiện kịp thời điểm cháy, báo động và huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay, không cho cháy lan diện rộng. 58 bảng dự báo cấp cháy rừng đã được đặt ở các ngã ba, ngã tư đường, nơi tập trung dân cư ven rừng, để mọi người theo dõi.

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau thường xuyên kiểm tra công tác ứng phó với phòng chống cháy rừng. Ảnh: Nhật Hồ
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau thường xuyên kiểm tra công tác ứng phó với phòng chống cháy rừng. Ảnh: Nhật Hồ

Lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ đảm bảo trực 24/24h với tinh thần cảnh giác cao độ. Ông Quách Văn Tường, Ðội trưởng Ðội cơ động Quản lý bảo vệ rừng (VQG U Minh Hạ), cho biết: “Hằng ngày, từ 7h sáng, lực lượng tổ chức luồn rừng, đến những khu vực trọng điểm kiểm tra mức độ khô hạn. Mùa khô năm nay rất khắc nghiệt, diện tích khô hạn đang ở mức lớn, mực nước rừng giảm nhanh. Mùa khô năm nay, anh em làm công tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ rừng rất vất vả”.

Dự báo đầu tháng 5 sẽ có mưa. Tuy mưa đầu mùa vẫn chưa thể làm giảm áp lực phòng chống cháy rừng. Chính vì vậy những người canh lửa ở U Minh Hạ vẫn còn tiếp tục công việc của mình cho đến khi chính thức bước vào mùa mưa.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Nắng như đổ lửa, Cà Mau tiếp tục đề nghị cấp bách bảo vệ rừng

NHẬT HỒ |

Tỉnh Cà Mau nghiêm cấm mọi hình thức vào rừng vào mùa khô hạn, xem việc triển khai các biện pháp phòng chống cháy rừng là việc làm cấp bách trong tình hình hiện nay.

Hạn mặn bủa vây, Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp

NHẬT HỒ |

Ngày 15.4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chính thức quyết định công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp 2 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và U Minh.

Vụ cháy rừng ở Cà Mau đã được khống chế, thiệt hại khoảng 40ha

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Sáng ngày 11.4, UBND tỉnh Cà Mau đã có báo cáo nhanh về vụ cháy rừng xảy ra vào ngày 10.4, tại Đội Quản lý đất Quốc phòng, Cục Hậu cần Quân khu 9 (Nông trường 402 cũ).

Trắng đêm dập đám cháy rừng tại Nông trường 402 ở Cà Mau

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Từ đêm 10.4 đến rạng sáng 11.4, hơn 600 người trắng đêm tìm cách dập lửa tại khu vực cháy rừng sản xuất U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác khống chế, không để đám cháy lan sang các khu rừng khác.

200 người đang ra sức khống chế đám cháy rừng lớn ở Cà Mau

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Cho đến 17 giờ ngày 10.4, ngọn lửa từ đám cháy rừng vẫn chưa được khống chế. Cà Mau huy động trên 200 người chia làm nhiều mũi ra sức khống chế đám cháy. Thống kê sơ bộ có đến 20 ha rừng thiệt hại.

Cà Mau sửa soạn đón khách dịp 30.4

NHẬT HỒ |

Các điểm du lịch tại tỉnh Cà Mau vui mừng khi nhận thông tin có khả năng dịp 30.4 năm nay nghỉ 5 ngày. Tuy vậy, dù kỳ nghỉ ngắn hay dài, họ cũng sửa soạn để đón khách chu đáo, an toàn, hiệu quả.

Cà Mau chật vật với nắng nóng, khô hạn

NHẬT HỒ |

Nắng nóng kéo dài, toàn bộ diện tích có rừng tại Cà Mau trong tình trạng báo động. Nắng cũng khiến cho tình trạng khô hạn, sạt lở đất khắp nơi. Tại thị thành, đời sống người dân xáo trộn, công nhân lao động tìm cách trốn nóng sau tan ca.

Cập nhật giá vàng sáng 1.5: Rơi tự do, mất ngưỡng kháng cự 2.300 USD/ounce

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 1.5: Tính đến 1h00, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 82,6-85,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn niêm yết quanh mức 74,3-76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới "rơi" khỏi ngưỡng 2.300 USD/ounce.

Nắng như đổ lửa, Cà Mau tiếp tục đề nghị cấp bách bảo vệ rừng

NHẬT HỒ |

Tỉnh Cà Mau nghiêm cấm mọi hình thức vào rừng vào mùa khô hạn, xem việc triển khai các biện pháp phòng chống cháy rừng là việc làm cấp bách trong tình hình hiện nay.

Hạn mặn bủa vây, Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp

NHẬT HỒ |

Ngày 15.4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chính thức quyết định công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp 2 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và U Minh.

Vụ cháy rừng ở Cà Mau đã được khống chế, thiệt hại khoảng 40ha

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Sáng ngày 11.4, UBND tỉnh Cà Mau đã có báo cáo nhanh về vụ cháy rừng xảy ra vào ngày 10.4, tại Đội Quản lý đất Quốc phòng, Cục Hậu cần Quân khu 9 (Nông trường 402 cũ).

Trắng đêm dập đám cháy rừng tại Nông trường 402 ở Cà Mau

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Từ đêm 10.4 đến rạng sáng 11.4, hơn 600 người trắng đêm tìm cách dập lửa tại khu vực cháy rừng sản xuất U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác khống chế, không để đám cháy lan sang các khu rừng khác.

200 người đang ra sức khống chế đám cháy rừng lớn ở Cà Mau

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Cho đến 17 giờ ngày 10.4, ngọn lửa từ đám cháy rừng vẫn chưa được khống chế. Cà Mau huy động trên 200 người chia làm nhiều mũi ra sức khống chế đám cháy. Thống kê sơ bộ có đến 20 ha rừng thiệt hại.

Cà Mau sửa soạn đón khách dịp 30.4

NHẬT HỒ |

Các điểm du lịch tại tỉnh Cà Mau vui mừng khi nhận thông tin có khả năng dịp 30.4 năm nay nghỉ 5 ngày. Tuy vậy, dù kỳ nghỉ ngắn hay dài, họ cũng sửa soạn để đón khách chu đáo, an toàn, hiệu quả.

Cà Mau chật vật với nắng nóng, khô hạn

NHẬT HỒ |

Nắng nóng kéo dài, toàn bộ diện tích có rừng tại Cà Mau trong tình trạng báo động. Nắng cũng khiến cho tình trạng khô hạn, sạt lở đất khắp nơi. Tại thị thành, đời sống người dân xáo trộn, công nhân lao động tìm cách trốn nóng sau tan ca.