Cà Mau sửa soạn đón khách dịp 30.4

NHẬT HỒ |

Các điểm du lịch tại tỉnh Cà Mau vui mừng khi nhận thông tin có khả năng dịp 30.4 năm nay nghỉ 5 ngày. Tuy vậy, dù kỳ nghỉ ngắn hay dài, họ cũng sửa soạn để đón khách chu đáo, an toàn, hiệu quả.

Dịp này, dự kiến tỉnh Cà Mau có nhiều chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến năm 2024” như Lễ Tri ân Đức Quốc tổ Lạc Long Quân (14.4), Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10.3 âm lịch), sự kiện Hương rừng U Minh.

Một điểm du lịch tại Mũi Cà Mau đã sẵn sàng đón khách. Ảnh: Nhật Hồ
Một điểm du lịch tại mũi Cà Mau đã sẵn sàng đón khách. Ảnh: Nhật Hồ

Dự kiến tỉnh Cà Mau sẽ thu hút và đón tiếp khoảng 100.000 lượt khách trở lên. Để phục vụ khách du lịch trong các dịp nghỉ lễ bảo đảm chu đáo, thân thiện, an toàn, các ngành chức năng, các địa phương, đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau Tiêu Minh Tiên cho biết: “Dịp nghỉ lễ 30.4, 1.5 cùng các hoạt động trong sự kiện “Cà Mau - Điểm đến năm 2024”, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố Cà Mau, các đơn vị nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách, nhất là các sản phẩm du lịch là hoạt động trải nghiệm tại các điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Qua đó, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu điểm đến du lịch, các sản phẩm dịch vụ phục vụ du khách trên cơ sở phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử, nét đặc trưng về vùng đất, con người và đặc sản ẩm thực của địa phương”.

Biểu tượng cá thòi lòi, một loài cá đặc biệt ở Mũi Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ
Biểu tượng cá thòi lòi, một loài cá đặc biệt ở mũi Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ

Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc thông tin: “Như hàng năm, huyện Ngọc Hiển phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức phần lễ và phần hội cho Lễ Tri ân Đức Quốc tổ Lạc Long Quân. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất, sẵn sàng đón tiếp đại biểu, du khách mọi miền đất nước về dự, tham quan những điểm du lịch đặc sắc trên địa bàn huyện”.

Giám đốc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Lê Văn Dũng, cho biết: “Theo thống kê, lượng khách đến với các điểm du lịch về rừng tăng khoảng 20%. Do đó, Khu du lịch mũi Cà Mau đang trong quá trình thực hiện các bước rà soát, lập phương án tập trung xây dựng thêm các sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch trải nghiệm rừng, trải nghiệm về đêm. Tuy nhiên, để có thể đáp ứng nhu cầu phục vụ đối tượng khách du lịch sử dụng sản phẩm này, chúng tôi đang từng bước tính toán các phương án mở rộng, tăng cường thêm các cơ sở lưu trú”.

Cùng người dân bắt cá, thăm cua loại hình du lịch thu hút nhiều người đến với tỉnh Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ
Cùng người dân bắt cá, thăm cua là loại hình du lịch thu hút nhiều người đến với tỉnh Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ

Cùng thời điểm này, trong chuỗi các hoạt động chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến năm 2024”, diễn ra sự kiện “Hương rừng U Minh”, dự kiến tổ chức từ ngày 26 đến ngày 30.4.2024. Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh Lê Thanh Liêm cho biết: “UBND huyện đã lên kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị để chuẩn bị sự kiện “Hương rừng U Minh”.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Tiêu Minh Tiên cho biết : “Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh đã chỉ đạo các Phòng văn hóa, các điểm, công ty dịch vụ du lịch tăng cường công tác tự kiểm tra giám sát, duy trì chất lượng dịch vụ và phương tiện phục vụ tại các cơ sở phục vụ khách du lịch. Nhất là thực hiện quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch. Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, giám sát chặt chẽ công tác phòng chống cháy nổ, tăng cường kiểm tra trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn…

Đồng thời, có biện pháp quản lý, đảm bảo an ninh an toàn tại cơ sở kinh doanh của mình. Tại các khu, điểm du lịch có các dịch vụ vui chơi, giải trí dưới nước và phương tiện vận chuyển khách du lịch phải nghiêm túc thực hiện giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Tuân thủ nghiêm các quy định về đăng ký, niêm yết công khai giá bán hàng hóa, dịch vụ và bán đúng giá niêm yết đối với các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm, tham quan, trải nghiệm và ẩm thực của du khách; không tùy tiện tăng giá, ép giá với khách, gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch tỉnh”.

Đất Mũi Cà Mau nơi  dự kiến thu hút nhiều khách du lịch. Ảnh: Nhật Hồ
Đất Mũi Cà Mau nơi dự kiến thu hút nhiều khách du lịch. Ảnh: Nhật Hồ

Cà Mau hi vọng với sự chuẩn bị và quyết tâm làm khởi sắc du lịch tỉnh của các ngành, các cấp, các đơn vị dịch vụ du lịch dịp lễ 30.4-1.5, chuỗi chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến năm 2024” sẽ tạo đột phá trong phát triển du lịch tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Cà Mau chật vật với nắng nóng, khô hạn

NHẬT HỒ |

Nắng nóng kéo dài, toàn bộ diện tích có rừng tại Cà Mau trong tình trạng báo động. Nắng cũng khiến cho tình trạng khô hạn, sạt lở đất khắp nơi. Tại thị thành, đời sống người dân xáo trộn, công nhân lao động tìm cách trốn nóng sau tan ca.

Nắng nóng, cua nuôi trên hơn 2.000ha ở tỉnh Cà Mau chết hàng loạt

NHẬT HỒ |

Thống kê sơ bộ, có đến trên 2.000ha nuôi cua của tỉnh Cà Mau xảy ra hiện tượng cua chết hàng loạt. Cua chết trước thời điểm thu hoạch khiến người nuôi lo lắng sẽ gây ô nhiễm nguồn nước khiến tôm, cá cũng chết theo.

Vùng tâm điểm sạt lở ở Cà Mau, người dân chịu thêm cảnh thiếu nước sinh hoạt

NHẬT HỒ |

Mùa khô năm nay, người dân sinh sống ở vùng ngọt huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau không chỉ đối mặt với hạn hán kéo dài gây sạt lở, sụt lún đất mà còn phải sống trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Thận trọng với việc đầu tư dẫn nước ngọt sông Hậu về Cà Mau

Thanh Mai |

Theo TS Tô Văn Trường - chuyên gia nghiên cứu độc lập về tài nguyên nước - việc dẫn nước ngọt sông Hậu về Cà Mau là cần thiết, nhưng cần tính toán một cách thận trọng, cả về kỹ thuật và thời điểm….

Cà Mau xin hỗ trợ hơn 200.000 tỉ đồng ứng phó hạn, mặn

NHẬT HỒ |

Trước tình trạng khô hạn, sạt lở đất, thiếu nước sạch mùa khô năm 2024, UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị bộ, ngành Trung ương quan tâm, hỗ trợ kinh phí chống hạn phục vụ sản xuất vụ đông xuân và hè thu năm 2023-2024 cho tỉnh Cà Mau với số tiền hơn 200.000 tỉ đồng.

Hơn 3.000 hộ dân ở Cà Mau tắm giặt bằng nước mặn, chờ qua mùa hạn

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Hàng ngàn người dân trong tỉnh Cà Mau đang phải chịu cảnh thiếu nước ngọt sử dụng. Một số hộ dân vì không có nước sinh hoạt nên đã mua nước từ các ghe với giá lên đến hơn 40.000 đồng/m3.

Nông dân khó đủ đường nơi tâm điểm sụt lún, sạt lở đất ở Cà Mau

NHẬT HỒ |

Tàu, thuyền của thương lái không thể vào ruộng chở lúa đã thu hoạch vì kênh rạch khô cạn nước. Ngoài đồng hạt lúa chín vàng, người dân như “ngồi trên đống lửa” vì phải lo đủ thứ chi phí khi mang lúa đi tiêu thụ.

Thâm nhập thị trường ngầm buôn bán thú rừng

Nhóm phóng viên |

Mang lại siêu lợi nhuận, nên từ lâu nay, việc buôn bán các sản phẩm từ các loài động vật hoang dã, thú rừng đã được nhiều đối tượng thực hiện, bất chấp các quy định của pháp luật. Trong vòng 2 năm qua, nhóm phóng viên Báo Lao Động đã có nhiều chuyến thực tế tại một số tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đắk Lắk,… để “mục sở thị” thị trường ngầm sôi động này. Video ghi nhận của nhóm phóng viên trong giai đoạn từ tháng 12.2022 - 4.2024.

Cà Mau chật vật với nắng nóng, khô hạn

NHẬT HỒ |

Nắng nóng kéo dài, toàn bộ diện tích có rừng tại Cà Mau trong tình trạng báo động. Nắng cũng khiến cho tình trạng khô hạn, sạt lở đất khắp nơi. Tại thị thành, đời sống người dân xáo trộn, công nhân lao động tìm cách trốn nóng sau tan ca.

Nắng nóng, cua nuôi trên hơn 2.000ha ở tỉnh Cà Mau chết hàng loạt

NHẬT HỒ |

Thống kê sơ bộ, có đến trên 2.000ha nuôi cua của tỉnh Cà Mau xảy ra hiện tượng cua chết hàng loạt. Cua chết trước thời điểm thu hoạch khiến người nuôi lo lắng sẽ gây ô nhiễm nguồn nước khiến tôm, cá cũng chết theo.

Vùng tâm điểm sạt lở ở Cà Mau, người dân chịu thêm cảnh thiếu nước sinh hoạt

NHẬT HỒ |

Mùa khô năm nay, người dân sinh sống ở vùng ngọt huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau không chỉ đối mặt với hạn hán kéo dài gây sạt lở, sụt lún đất mà còn phải sống trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Thận trọng với việc đầu tư dẫn nước ngọt sông Hậu về Cà Mau

Thanh Mai |

Theo TS Tô Văn Trường - chuyên gia nghiên cứu độc lập về tài nguyên nước - việc dẫn nước ngọt sông Hậu về Cà Mau là cần thiết, nhưng cần tính toán một cách thận trọng, cả về kỹ thuật và thời điểm….

Cà Mau xin hỗ trợ hơn 200.000 tỉ đồng ứng phó hạn, mặn

NHẬT HỒ |

Trước tình trạng khô hạn, sạt lở đất, thiếu nước sạch mùa khô năm 2024, UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị bộ, ngành Trung ương quan tâm, hỗ trợ kinh phí chống hạn phục vụ sản xuất vụ đông xuân và hè thu năm 2023-2024 cho tỉnh Cà Mau với số tiền hơn 200.000 tỉ đồng.

Hơn 3.000 hộ dân ở Cà Mau tắm giặt bằng nước mặn, chờ qua mùa hạn

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Hàng ngàn người dân trong tỉnh Cà Mau đang phải chịu cảnh thiếu nước ngọt sử dụng. Một số hộ dân vì không có nước sinh hoạt nên đã mua nước từ các ghe với giá lên đến hơn 40.000 đồng/m3.

Nông dân khó đủ đường nơi tâm điểm sụt lún, sạt lở đất ở Cà Mau

NHẬT HỒ |

Tàu, thuyền của thương lái không thể vào ruộng chở lúa đã thu hoạch vì kênh rạch khô cạn nước. Ngoài đồng hạt lúa chín vàng, người dân như “ngồi trên đống lửa” vì phải lo đủ thứ chi phí khi mang lúa đi tiêu thụ.