Cận cảnh vị trí hồ điều hoà được Hà Nội chi hơn 800 tỉ đồng xây dựng

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Hồ điều hòa và trạm bơm tiêu trị giá hơn 800 tỉ đồng sẽ được xây dựng gần cầu Nhật Tân, huyện Đông Anh.

Theo Cổng thông tin điện tử TP Hà Nội, Dự án hệ thống thoát nước, hồ điều hòa, trạm bơm tiêu Vĩnh Thanh, huyện Đông Anh có tổng mức đầu tư hơn 817 tỉ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường Hà Nội làm chủ đầu tư.

Dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt tháng 10.2019, dự kiến hoàn thành trong năm 2021. Tuy nhiên, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng nên tiến độ thực hiện dự án bị chậm so với kế hoạch.

Ảnh: Vĩnh Hoàng
Dự án hệ thống thoát nước, hồ điều hòa, trạm bơm tiêu Vĩnh Thanh, huyện Đông Anh có tổng mức đầu tư hơn 817 tỉ đồng. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Sau khi hoàn thiện, dự án được kỳ vọng sẽ đảm bảo chủ động tiêu nước cho khoảng trên 7.000ha của tiểu lưu vực Vân Trì - Vĩnh Thanh.

Đồng thời giải quyết tình trạng tắc luồng tiêu, giảm tổn thất nước trên kênh, rút ngắn thời gian tiêu nước, tăng hiệu quả của hệ thống cũng như chỉnh trang đô thị, cải thiện môi trường.

Theo thiết kế, dự án sẽ xây dựng trạm bơm Vĩnh Thanh với công suất 35 m3/s, xây dựng hệ thống thoát nước từ hồ điều hòa về trạm bơm Vĩnh Thanh và hồ điều hòa Vĩnh Thanh, cải tạo đường dây cao thế về trạm biến áp.

Tổng diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án là 30 ha, trong đó xã Vĩnh Ngọc thu hồi 22 ha, xã Tàm Xá thu hồi 8ha.

Một số ngôi mộ nằm trong diện tích xây dựng dự án. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Một số ngôi mộ nằm trong diện tích xây dựng dự án. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo ghi nhận của Lao Động ngày 14.5, tại Dự án hệ thống thoát nước, hồ điều hòa, trạm bơm tiêu Vĩnh Thanh, đa phần diện tích vẫn là nơi canh tác hoa màu của người dân huyện Đông Anh.

Hiện tại, trạm bơm tiêu Vĩnh Thanh đang trong giai đoạn xây dựng hoàn thiện.

Anh Ngô Đình Dương (42 tuổi, Tàm Xá, Đông Anh) cho biết, hiện nay, người dân Thủ đô đang rất thiếu không gian công cộng, vậy nên, việc xây dựng thêm hồ điều hoà là rất cần thiết.

"Người dân Đông Anh nói chung và xã Tàm Xá nói riêng rất vui mừng khi tại xã sẽ được xây dựng một hồ điều hoà. Việc này không những sẽ điều hòa khí hậu mà còn mang lại không khí trong lành cho khu vực này", anh Dương nói.

Ảnh: Vĩnh Hoàng
Dự án có vị trí tiếp giáp công viên Tàm Xá, đường Trường Sa và thôn Vĩnh Thanh, Hà Nội. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Mới đây, để giải quyết vướng mắc giải phóng mặt bằng, UBND huyện Đông Anh đã ban hành quyết định thu hồi đất nông nghiệp đối với 44 hộ gia đình thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc để thực hiện Dự án hệ thống thoát nước, hồ điều hòa, trạm bơm tiêu Vĩnh Thanh.

Theo đó, giao Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ngọc có trách nhiệm giao các quyết định cho 44 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi.

Đồng thời, giao Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh có trách nhiệm đăng quyết định thu hồi đất nông nghiệp trên trang thông tin điện tử của UBND huyện Đông Anh.

UBND xã Vĩnh Ngọc có trách nhiệm thu lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có), hoàn thiện hồ sơ chỉnh lý, cập nhật, theo dõi hồ sơ địa chính theo quy định.

Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đông Anh và UBND xã Vĩnh Ngọc quản lý chặt chẽ quỹ đất đã thu hồi.

Vĩnh Hoàng
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội sắp có thêm tuyến đường dài gần 5km, tổng vốn đầu tư hơn 700 tỉ đồng

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Trong giai đoạn 2025 - 2027, huyện Phú Xuyên sẽ xây dựng đường trục phát triển kinh tế Phú Minh - Nam Tiến - Nam Triều dài 5km, mức đầu tư hơn 700 tỉ đồng, giúp tăng tính kết nối trong khu vực.

Hà Nội sắp cưỡng chế thu hồi đất để mở rộng đường huyết mạch lên 35m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Huyện Phú Xuyên sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất của một số hộ dân theo quy định, bàn giao mặt bằng thi công mở rộng Quốc lộ 1A (giai đoạn 2) dài hơn 700m, mức đầu tư 156 tỉ đồng sau nhiều năm chậm trễ.

Hiện trạng những dự án công viên hàng nghìn m2 đất dang dở ở Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - 3 dự án xây dựng công viên với tổng diện tích hàng trăm hecta tại Thủ đô vẫn đang bị bỏ hoang, chậm tiến độ gây mất mỹ quan đô thị, lãng phí quỹ đất.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Hà Nội sắp có thêm tuyến đường dài gần 5km, tổng vốn đầu tư hơn 700 tỉ đồng

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Trong giai đoạn 2025 - 2027, huyện Phú Xuyên sẽ xây dựng đường trục phát triển kinh tế Phú Minh - Nam Tiến - Nam Triều dài 5km, mức đầu tư hơn 700 tỉ đồng, giúp tăng tính kết nối trong khu vực.

Hà Nội sắp cưỡng chế thu hồi đất để mở rộng đường huyết mạch lên 35m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Huyện Phú Xuyên sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất của một số hộ dân theo quy định, bàn giao mặt bằng thi công mở rộng Quốc lộ 1A (giai đoạn 2) dài hơn 700m, mức đầu tư 156 tỉ đồng sau nhiều năm chậm trễ.

Hiện trạng những dự án công viên hàng nghìn m2 đất dang dở ở Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - 3 dự án xây dựng công viên với tổng diện tích hàng trăm hecta tại Thủ đô vẫn đang bị bỏ hoang, chậm tiến độ gây mất mỹ quan đô thị, lãng phí quỹ đất.