Cách nhau vài km, cầu Thái Hà, cầu Hưng Hà mang 2 số phận trái ngược

Nhóm phóng viên |

Dự án BOT cầu Thái Hà bắc qua sông Hồng khởi công ngày 17.10.2014. Hơn 1 năm sau, 27.12.2015, cầu Hưng Hà (cách vài km) cũng bắc qua sông Hồng lại được khởi công bằng nguồn vốn ODA. "Nếu có ý định xây cầu Hưng Hà, cơ quan chức năng cần thông báo trước cho doanh nghiệp không đầu tư xây cầu BOT Thái Hà nữa để đỡ lãng phí nguồn lực” - chủ đầu tư dự án BOT Thái Hà cho biết.


2 cây cầu, 2 số phận

Có mặt tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, chúng tôi bắt gặp biển chỉ dẫn, cầu Thái Hà đi thẳng 3km, còn rẽ trái 2km sẽ đến cầu Hưng Hà.

Khảo sát tại cầu Hưng Hà, phóng viên ghi nhận lượng phương tiện đi lại đông đúc. Ngược lại phía cầu Thái Hà, lượng khách lại rất đìu hiu.

Điểm chỉ dẫn đi cầu Thái Hà và cầu Hưng Hà. Ảnh: Văn Hiền
Điểm chỉ dẫn đi cầu Thái Hà và cầu Hưng Hà. Ảnh: Văn Hiền

Ông N.V.T đi ôtô cá nhân từ phía Thái Bình sang Hà Nam cho biết, nhà ông ở Lý Nhân, Hà Nam. Bình thường ông chọn đi cầu Hưng Hà vì cầu này không mất phí, thi thoảng có việc gấp ông mới lựa chọn đi cầu Thái Hà để tiết kiệm thời gian.

Các phương tiện dừng mua vé qua BOT Thái Hà. Ảnh: Văn Hiền
Các phương tiện dừng mua vé qua BOT Thái Hà. Ảnh: Văn Hiền

Còn anh B.M.T - một tài xế xe tải - chia sẻ, hầu như xe tải đều lựa chọn cầu Hưng Hà vì không mất phí. Tuy nhiên, gần đây, anh chở hàng cho người dân sát chân cầu Thái Hà (phía Hà Nam) nên mới hay đi qua cầu này.

Ông Nguyễn Chí Toại - Trạm trưởng BOT Cầu Thái Hà - cho biết, hiện tại lưu lượng qua cầu BOT cầu Thái Hà rất thấp, dẫn đến doanh thu chỉ bằng 19% so với phương án tài chính hợp đồng BOT.

"Doanh thu thấp, dẫn đến không có điểm kết thúc hoàn vốn. Do đó, kéo dài thời gian thu phí không có ý nghĩa gì với phương án tài chính", ông Nguyễn Chí Toại nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Chí Toại, nguyên nhân của tình trạng này do cầu Hưng Hà (ra đời sau) không thu phí. Phương tiện lưu thông Hà Nam - Thái Bình lựa chọn cầu Hưng Hà để tránh thu phí.

Có một nghịch lý là phương tiện muốn đi qua cầu Hưng Hà (đoạn qua huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam), bắt buộc phải đi qua một đoạn đường dẫn do Công ty BOT Cầu Thái Hà đầu tư. Tuy nhiên, do trạm thu phí nằm ở phía đầu cầu Thái Bình nên dù đi qua đường do BOT cầu Thái Hà đầu tư, chủ phương tiện vẫn không cần trả phí.

BOT cầu Thái Hà kiến nghị, cơ quan nhà nước cần có phương án yêu cầu phương tiện sử dụng đường do BOT cầu Thái Hà đầu tư đến đâu thì phải nộp phí đến đó.

Nếu biết trước đã không đầu tư

Chia sẻ với Báo Lao Động, ông Ngô Tiến Cương - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần BOT Cầu Thái Hà - bày tỏ: Nếu biết trước cơ quan chức năng khởi công cầu Hưng Hà sau 1 năm, đơn vị đã không đầu tư làm cầu BOT Thái Hà.

Nguyên nhân bởi vị trí 2 cây cầu này rất sát nhau. Để xây cầu BOT, doanh nghiệp phải bỏ 1.500 tỉ đồng “tiền túi” đầu tư. Còn cầu Hưng Hà khởi công sau 1 năm xây sau bằng nguồn vốn ODA (có tổng mức đầu tư gần 3.000 tỉ, gấp đôi mức đầu tư cầu Thái Hà). Nhưng cầu Hưng Hà đầu tư bằng nguồn vốn ODA nên chủ phương tiện sẽ không phải trả phí.

Xe ben di chuyển qua cầu Thái Hà. Ảnh: Văn Hiền
Xe ben di chuyển qua cầu Thái Hà. Ảnh: Văn Hiền

“Nếu có ý định xây cầu Hưng Hà, cơ quan chức năng cần thông báo trước cho doanh nghiệp không đầu tư xây cầu BOT Thái Hà nữa để đỡ lãng phí nguồn lực”, ông Cương chia sẻ.

Hiện nay, 90% lưu lượng các xe khi lưu thông từ phía Hà Nam sang Thái Bình, Hải Phòng và ngược lại đều chọn phương án đi qua cầu Hưng Hà để tránh bị thu phí. Việc này khiến cho doanh nghiệp BOT cầu Thái Hà “vỡ trận”.

BOT Thái Hà. Ảnh: Văn Hiền
BOT Thái Hà. Ảnh: Văn Hiền

Theo Công ty BOT cầu Thái Hà, từ 10.1.2019, cầu BOT Thái Hà được Bộ Giao thông Vận tải cho phép thu phí. Tính đến nay được 65 tháng. Về lưu lượng xe, phương án tài chính và doanh thu thu phí chỉ đáp ứng được 15 - 19% so với phương án được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt.

Doanh thu thu phí trung bình hàng tháng chỉ đạt 2,8 tỉ đồng. Tổng mức phí thu được trong 65 tháng khoảng 182 tỉ đồng.

Trong khi đó, để xây dựng cầu BOT Thái Hà, doanh nghiệp phải vay lãi ngân hàng. Tính riêng tiền lãi phát sinh đến nay là 584 tỉ đồng. Do đó, từ 3.4.2018 đến nay, doanh nghiệp lỗ khoảng 453 tỉ đồng.

“Căn cứ theo tình hình lưu lượng, doanh thu thực tế kết hợp với tình hình tăng trưởng lưu lượng kể từ thời điểm bắt đầu thu phí đến nay, Công ty Cổ phần BOT cầu Thái Hà đã tiến hành tính toán lại phương án tài chính dự án. Kết quả, dự án BOT Thái Hà không có điểm hoàn vốn tại thời điểm kết thúc thu phí hoàn vốn như dự kiến trong phương án tài chính hợp đồng BOT và càng kéo dài thời gian thu phí thì doanh nghiệp càng lỗ, không có nguồn tài chính để bù đắp”, ông Cương ngao ngán chia sẻ.

Để làm rõ quá trình quy hoạch, xây dựng cầu Thái Hà và cầu Hưng Hà, phóng viên Báo Lao Động đã liên hệ với Cục Đường bộ Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay Cục Đường bộ Việt Nam chưa lên tiếng về vấn đề này.

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Chủ đầu tư BOT cầu Thái Hà bức xúc vì nhiều xe được “đi chùa” dự án 1500 tỉ đồng

Nhóm phóng viên |

Phản ánh tới Báo Lao Động, Công ty cổ phần BOT cầu Thái Hà bày tỏ bức xúc vì doanh nghiệp đầu tư gần 1.500 tỉ đồng thực hiện dự án BOT cầu Thái Hà, thế nhưng, nhiều đơn vị đã đấu nối tràn lan vào đường BOT mà không cần sự đồng ý của doanh nghiệp này và không phải trả bất kỳ một đồng phí nào.

Bộ GTVT lý giải đoạn đường dẫn lên cầu Thái Hà bị chừa lại chưa sửa

Xuyên Đông |

Dự án BOT cầu Thái Hà đã hoàn thành và đang thu phí hoàn vốn, nhưng đoạn dẫn lên cầu đến nay xuống cấp chưa được sửa chữa. Ngày 15.3, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) lý giải vấn đề này.

Thái Bình: Lý do Bộ GTVT kiến nghị "giải cứu" BOT cầu Thái Hà

TRUNG DU |

Thái Bình - Bộ GTVT vừa có báo cáo đề xuất Chính phủ về giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, trong đó có BOT cầu Thái Hà (cầu nối giữa tỉnh Thái Bình và Hà Nam qua sông Hồng).

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Chủ đầu tư BOT cầu Thái Hà bức xúc vì nhiều xe được “đi chùa” dự án 1500 tỉ đồng

Nhóm phóng viên |

Phản ánh tới Báo Lao Động, Công ty cổ phần BOT cầu Thái Hà bày tỏ bức xúc vì doanh nghiệp đầu tư gần 1.500 tỉ đồng thực hiện dự án BOT cầu Thái Hà, thế nhưng, nhiều đơn vị đã đấu nối tràn lan vào đường BOT mà không cần sự đồng ý của doanh nghiệp này và không phải trả bất kỳ một đồng phí nào.

Bộ GTVT lý giải đoạn đường dẫn lên cầu Thái Hà bị chừa lại chưa sửa

Xuyên Đông |

Dự án BOT cầu Thái Hà đã hoàn thành và đang thu phí hoàn vốn, nhưng đoạn dẫn lên cầu đến nay xuống cấp chưa được sửa chữa. Ngày 15.3, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) lý giải vấn đề này.

Thái Bình: Lý do Bộ GTVT kiến nghị "giải cứu" BOT cầu Thái Hà

TRUNG DU |

Thái Bình - Bộ GTVT vừa có báo cáo đề xuất Chính phủ về giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, trong đó có BOT cầu Thái Hà (cầu nối giữa tỉnh Thái Bình và Hà Nam qua sông Hồng).