Cà Mau quay cuồng với thời tiết xấu

NHẬT HỒ |

Cà Mau – Chỉ một đợt thời tiết xấu đã cuốn đi trên 20 tỉ đồng tại tỉnh Cà Mau. Tỉnh này cũng công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây. Mấy ngày gần đây, toàn tỉnh đang quay cuồng với thời tiết xấu.

Chủ động ứng phó

Ngày 22.7 UBND tỉnh Cà Mau có văn bản đề nghị các sở, ban, ngành, đơn vị ứng phó với thời tiết xấu.

Nhằm chủ động ứng phó với thời tiết nguy hiểm, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện và thành phố Cà Mau ứng phó.

Do tập quán, nhiều người dân tỉnh Cà Mua xây nhà cặp mé sông nên khi mưa dông xảy ra rất dễ bị ảnh hưởng. Ảnh: Nhật Hồ
Do tập quán, nhiều người dân tỉnh Cà Mua xây nhà cặp mé sông nên khi mưa dông xảy ra rất dễ bị ảnh hưởng. Ảnh: Nhật Hồ

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thường xuyên bố trí lực lượng tuần tra, túc trực, sẵn sàng vật tư, phương tiện tại các đoạn để rất xung yếu, xung yếu. Đặc biệt là tuyến đê biển Tây đoạn từ bờ Nam Cống Kênh Mới đến bờ Bắc Cống Đá Bạc và vàm Tiểu Dừa vừa được Chủ tịch UBND tỉnh công bố tình huống khẩn cấp, nhằm chủ động cho mọi tình huống, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn các chủ công trình thi công ven biển thực hiện đảm bảo các biện pháp an toàn về người và thi công công trình.

Đài Khí tượng Thủy văn Cà Mau tăng cường công tác quan trắc thiên tai đặc biệt là các tình huống triều cường, nước dâng bất ngờ bằng mọi cách trong khả năng, điều kiện con người, hệ thống quan trắc hiện có. Đồng thời, thường xuyên liên lạc đề nghị các cơ quan khí tượng khu vực, quốc gia hỗ trợ tăng cường quan trắc để cảnh báo sớm nhất có thể cho các ngành chức năng, chính quyền địa phương kịp thời, chủ động các biện pháp ứng phó với các tình huống bất ngờ.

Rất nhiều nhà dân tỉnh Cà Mau xây dựng ven sông. Ảnh: Nhật Hồ
Rất nhiều nhà dân tỉnh Cà Mau xây dựng ven sông. Ảnh: Nhật Hồ

UBND các huyện, thành phố Cà Mau tiếp tục theo dõi, hướng dẫn người dân chủ động sản xuất, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai; thường xuyên rà soát, cập nhật các phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn sát với tình hình dự báo, cảnh báo thiên tai; tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện tốt biện pháp ứng phó thiên tai, gia cố, chằng chống nhà ở thật chắc chắn có rà soát, kiểm tra nắm số lượng theo phương án được phê duyệt; đồng thời, cử lực lượng xung kích hỗ trợ các hộ dân có điều kiện hoàn cảnh khó khăn; vận động di dời, sơ tán đối với các hộ dân sống ở các khu vực có nguy cơ cao ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là các khu vực ven biển.

Vừa đề phòng vừa khắc phục

Tại tuyến đê biển Tây, nơi đã được UBND tỉnh công bố tình huống khẩn cấp hiện tại lực lượng tại chỗ đang khắc phục. Tuy nhiên, sóng to, gió lớn nên việc vận chuyển phương tiện máy móc trang thiết bị gặp nhiều khó khăn.

Ngay cả thành phố Cà Mau người dân cũng xây dựng nhà ven sông nên khi xảy ra thời tiết xấu rất dễ bị ảnh hưởng. Ảnh: Nhật Hồ
Ngay cả thành phố Cà Mau người dân cũng xây dựng nhà ven sông nên khi xảy ra thời tiết xấu rất dễ bị ảnh hưởng. Ảnh: Nhật Hồ

Tuy nhiên, với đặc thù vùng sông nước, người dân định cư và cất nhà tạm bợ ven theo các tuyến sông, việc xây dựng các công trình giao thông theo đó cũng đi cùng. Ven biển, thuỷ triều Đông - Tây diễn biến liên tục trong ngày đã tạo dòng chảy mạnh, nhất là ở những tuyến sông lớn, từ đó hình thành nên những vùng xoáy, gây sạt lở tuyến bờ, đặc biệt tại những vị trí có công trình xây dựng.

Do tập quán nhà ven sông tại tỉnh Cà Mau nên rất khó để di dời dân vào nên an toàn. Ảnh: Nhật Hồ
Do tập quán nhà ven sông tại tỉnh Cà Mau nên rất khó để di dời dân vào nên an toàn. Ảnh: Nhật Hồ

Tuy có nhiều nỗ lực, nhưng với địa phương còn nhiều khó khăn, trong đó phải ưu tiên bảo vệ bờ biển để giữ ổn định sản xuất, thì việc xây dựng kè bảo vệ khu dân cư tập trung theo các tuyến sông, hay bảo vệ hạ tầng giao thông luôn vượt khả năng vì cần nguồn đầu tư khá lớn. Việc di dời dân cư sống ven sông cũng gặp nhiều khó khăn, cả về địa điểm di dời cũng như điều kiện kinh tế sau định cư…

Sạt lở ở Cà Mau, nhất là trên các tuyến sông sẽ diễn biến phức tạp. Cao điểm mùa mưa bão năm nay đang đến rất gần, việc đảm bảo an toàn trong bảo vệ hạ tầng giao thông, công trình công cộng, tài sản và tính mạng Nhân dân tiếp tục là nỗi lo cho ngành chức năng, chính quyền địa phương và người dân.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Sạt lở nghiêm trọng Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp đê biển Tây

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng đê biển Tây, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với sạt lở đê biển Tây tỉnh Cà Mau. Ngay sau khi công bố quyết định, sáng 21.7, lực lượng hộ đê đã được huy động nhằm bảo vệ đê biển Tây trước hiện tượng cực đoan của thời tiết.

Rút ngắn thời gian họp HĐND, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau kiểm tra sạt lở đê biển

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Ngay sau khi kết thúc sớm kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Cà Mau, vào chiều ngày 13.7, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đi kiểm tra thực tế tình hình sạt lở tại tuyến đê biển Tây và diện tích lúa bị thiệt hại thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời.

Đê biển sạt lở nghiêm trọng, Phó Chủ tịch Cà Mau ngưng họp để kiểm tra

NHẬT HỒ |

Cà Mau – Kỳ họp HĐND tỉnh diễn ra trong lúc mưa dông, triều cường dâng cao đe uy hiếp đê biển Tây, do đó ngày 12.7, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã tạm ngừng tham gia kỳ họp để đến hiện trường, kịp thời chỉ đạo khắc phục.

Dự báo diễn biến không khí lạnh và nắng nóng trong một tháng tới

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh trong thời kỳ cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm nay khả năng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kì.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Đề xuất 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu

ANH THƯ |

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 6 vào tháng 10.2023. Theo đó, một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo là bổ sung quy định giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống 15 năm.

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Sạt lở nghiêm trọng Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp đê biển Tây

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng đê biển Tây, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với sạt lở đê biển Tây tỉnh Cà Mau. Ngay sau khi công bố quyết định, sáng 21.7, lực lượng hộ đê đã được huy động nhằm bảo vệ đê biển Tây trước hiện tượng cực đoan của thời tiết.

Rút ngắn thời gian họp HĐND, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau kiểm tra sạt lở đê biển

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Ngay sau khi kết thúc sớm kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Cà Mau, vào chiều ngày 13.7, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đi kiểm tra thực tế tình hình sạt lở tại tuyến đê biển Tây và diện tích lúa bị thiệt hại thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời.

Đê biển sạt lở nghiêm trọng, Phó Chủ tịch Cà Mau ngưng họp để kiểm tra

NHẬT HỒ |

Cà Mau – Kỳ họp HĐND tỉnh diễn ra trong lúc mưa dông, triều cường dâng cao đe uy hiếp đê biển Tây, do đó ngày 12.7, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã tạm ngừng tham gia kỳ họp để đến hiện trường, kịp thời chỉ đạo khắc phục.