Cà Mau phạt nặng hành vi khai thác cá non

NHẬT HỒ |

Khi con cá non trở thành đặc sản ở các nhà hàng với mức giá khá cao thì sản vật vùng U Minh, Cà Mau ngày càng khan hiếm và có nguy cơ cạn kiệt nguồn cá đồng.

Cá đồng ngày càng hiếm

Vào đầu mùa mưa, các loài thuỷ sản, nhất là các loại cá đồng, bắt đầu sinh sản một lần duy nhất trong năm. Đây cũng là lúc nhiều hộ dân khai thác cá non đem bán, chủ yếu là cá lòng ròng (cá lóc con), cá rô tăm tít (cá rô con) và cá sặc con.

Trong những ngày này, dạo quanh các chợ từ thành thị đến nông thôn, đặc biệt là chợ trên địa bàn các phường: 2, 4, 7, 8 của TP Cà Mau, tình trạng mua, bán cá non như: cá lòng ròng, cá sặc con, cá rô tăm tít… diễn ra khá phổ biến.

Cá lóc U Minh, Cà Mau đặc sản ngày càng khan hiếm. Ảnh: Nhật Hồ
Cá lóc U Minh, Cà Mau đặc sản ngày càng khan hiếm. Ảnh: Nhật Hồ

Ông Trần Thanh Liêm - xã Nguyễn Phích, huyện U Minh - bức xúc nói: “Con cá đồng xứ U Minh này có tiếng lâu rồi, ai cũng biết. Nhưng bây giờ nó kiệt quệ đến mức có lúc không có cá đồng để ăn”.

Theo ông Liêm, nguyên nhân là do điều kiện sản xuất dẫn đến môi trường bị thay đổi, nước mặn tấn công vào, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đã tác động xấu đến quá trình sinh trưởng và tồn tại của các loài thuỷ sản; mật độ dân số tăng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng nguồn thực phẩm tăng. Đặc biệt, nguyên nhân chủ quan trực tiếp nhất là do phương pháp khai thác quá mức.

“Bây giờ họ xuyệt điện, dùng lưới… đủ thứ cách đánh bắt, bắt cả cá lớn lẫn cá nhỏ, mùa cá sinh sản cũng bắt, cá giống cũng bắt. Làm sao nguồn lợi tái sinh kịp?”, ông Liêm nhận định.

Trước tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán cá non vào đầu mùa mưa vẫn còn xảy ra, ảnh hưởng đến công tác phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo thủ trưởng các sở, ngành, địa phương, đơn vị, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; vận động, khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, không khai thác, mua bán cá non tự nhiên theo quy định.

Phạt nặng hành vi khai thác cá non

Trước tình trạng nguồn cá đồng ngày càng khan hiếm, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ, hướng dẫn địa phương thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát triển nguồn lợi giống thuỷ sản tự nhiên, nhất là cá non trong nội đồng; tăng cường chỉ đạo kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác, mua bán cá non theo quy định.

UBND các huyện, TP Cà Mau xây dựng kế hoạch cụ thể để phối hợp với các sở, ngành, đơn vị chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống khai thác, mua bán cá non; chỉ đạo lực lượng chức năng, UBND cấp xã thường xuyên kiểm tra, giám sát địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong khai thác, mua bán cá non theo quy định, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện và cơ quan chức năng nếu để xảy ra tình trạng mua bán cá non trên địa bàn nhưng không phát hiện.

Cá non vẫn còn bán tại chợ khu vực thành phố Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ
Cá non vẫn còn bán tại chợ khu vực thành phố Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ

Đối với các hành vi khai thác cá non theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 38/2024/NĐ-CP ngày 05.4.2024 của Chính phủ, quy định xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.

Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ, trang thiết bị, phương tiện cản trở hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở sông, hồ, đầm, phá hoặc sử dụng ngư cụ, trang thiết bị, phương tiện cản trở đường di cư tự nhiên của loài thủy sản.

Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn người dân  thả lại cá non khi khai thác. Ảnh: Nhật Hồ
Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn người dân thả lại cá non khi khai thác. Ảnh: Nhật Hồ

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư lưới cụ, trang thiết bị, phương tiện hủy hoại nguồn lợi thủy sản hoặc hệ sinh thái thủy sinh hoặc khu vực thủy sản tập trung sinh sản hoặc khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống hoặc sử dụng ngư cụ, trang thiết bị, phương tiện phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản thuộc danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm hoặc gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, đường di cư của loài thủy sản.

Đáng chú ý hành vi thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển trái phép thủy sản là cá non cũng bị xử phạt.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Cà Mau lập đường dây nóng ở tất cả xã, phường, giám sát chặt tàu cá vi phạm

NHẬT HỒ |

Tàu cá không đăng kiểm, đăng ký sẽ không được tỉnh Cà Mau cho hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào. Đây là hành động cương quyết của tỉnh này nhằm chống vi phạm IUU.

Cà Mau lên phương án ứng phó bão, siêu bão

NHẬT HỒ |

Trước tình hình thời tiết, mưa bão diễn biến phức tạp, tỉnh Cà Mau lên phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão có khả năng diễn ra.

Thiên tai gây thiệt hại hơn 50 tỉ đồng tại Cà Mau

NHẬT HỒ |

Ngày 21.6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chủ trì hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố trong tỉnh tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024.

Sạt lở nghiêm trọng sông Bạc Liêu - Cà Mau nghi do nạo vét lòng kênh

NHẬT HỒ |

Một đoạn sông Bạc Liêu – Cà Mau, thuộc địa bàn khóm 6, phường 5, Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu bị sạt lở nghiêm trọng, làm ảnh hưởng 27 căn nhà dân. Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng bởi việc nạo vét lòng kênh.

Nước ngọt về vùng hạn, mặn Cà Mau

Nhật Hồ - Phong Linh |

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện có khoảng 4.000 hộ gia đình đang phải dùng các biện pháp khẩn cấp để có nước sạch. UBND tỉnh đã có rất nhiều giải pháp để mang nước sạch đến cho bà con.

Nắng nóng, cua nuôi trên hơn 2.000ha ở tỉnh Cà Mau chết hàng loạt

NHẬT HỒ |

Thống kê sơ bộ, có đến trên 2.000ha nuôi cua của tỉnh Cà Mau xảy ra hiện tượng cua chết hàng loạt. Cua chết trước thời điểm thu hoạch khiến người nuôi lo lắng sẽ gây ô nhiễm nguồn nước khiến tôm, cá cũng chết theo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thanh Hà |

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến viếng và ghi sổ tang tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh.

Hà Nội mở rộng trông giữ xe không dùng tiền mặt

Minh Hạnh |

Hà Nội vừa triển khai thành công dịch vụ thu phí gửi xe không tiền mặt sau hơn 2 tháng.

Cà Mau lập đường dây nóng ở tất cả xã, phường, giám sát chặt tàu cá vi phạm

NHẬT HỒ |

Tàu cá không đăng kiểm, đăng ký sẽ không được tỉnh Cà Mau cho hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào. Đây là hành động cương quyết của tỉnh này nhằm chống vi phạm IUU.

Cà Mau lên phương án ứng phó bão, siêu bão

NHẬT HỒ |

Trước tình hình thời tiết, mưa bão diễn biến phức tạp, tỉnh Cà Mau lên phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão có khả năng diễn ra.

Thiên tai gây thiệt hại hơn 50 tỉ đồng tại Cà Mau

NHẬT HỒ |

Ngày 21.6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chủ trì hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố trong tỉnh tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024.

Sạt lở nghiêm trọng sông Bạc Liêu - Cà Mau nghi do nạo vét lòng kênh

NHẬT HỒ |

Một đoạn sông Bạc Liêu – Cà Mau, thuộc địa bàn khóm 6, phường 5, Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu bị sạt lở nghiêm trọng, làm ảnh hưởng 27 căn nhà dân. Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng bởi việc nạo vét lòng kênh.

Nước ngọt về vùng hạn, mặn Cà Mau

Nhật Hồ - Phong Linh |

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện có khoảng 4.000 hộ gia đình đang phải dùng các biện pháp khẩn cấp để có nước sạch. UBND tỉnh đã có rất nhiều giải pháp để mang nước sạch đến cho bà con.

Nắng nóng, cua nuôi trên hơn 2.000ha ở tỉnh Cà Mau chết hàng loạt

NHẬT HỒ |

Thống kê sơ bộ, có đến trên 2.000ha nuôi cua của tỉnh Cà Mau xảy ra hiện tượng cua chết hàng loạt. Cua chết trước thời điểm thu hoạch khiến người nuôi lo lắng sẽ gây ô nhiễm nguồn nước khiến tôm, cá cũng chết theo.