Hạ Long bão thổi bay cửa kính, Hà Nội tạm dừng xe buýt, Hải Phòng khuyến cáo dân không ra ngoài

Nhóm PV |

Bão Yagi đổ bộ Quảng Ninh - Hải Phòng với gió mạnh cấp 13. Hàng loạt cây xanh gãy đổ, nhiều nơi ở hai địa phương này bị mất điện, cắt nước.

15h50: Thái Bình - Cảng cá Cửa Lân an toàn

Tại Ban quản lý cảng cá Cửa Lân (xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) theo ghi nhận của PV Lao Động lúc này gió có dấu hiệu giảm sức giật so với thời điểm 1 - 2 tiếng trước đó. Tuy nhiên, gió vẫn giật khá mạnh tương đương cấp 10, giật cấp 11, 12 theo từng hồi, từng thời điểm và có thể vẫn sẽ duy trì sức ảnh hưởng lớn cho đến chiều tối cùng ngày. Trên khu vực cũng đã mất điện lưới từ vài giờ trước.

Theo đại diện Ban quản lý cảng cá Cửa Lân, toàn bộ tàu thuyền, phương tiện của ngư dân xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải và các xã lân cận đã cập cảng, neo đậu an toàn từ chiều qua 6.9, đến thời điểm này cơ quan chức năng chưa ghi nhận thiệt hại nào đáng kể về tài sản, chưa có thiệt hại về người do ảnh hưởng của bão.

Chỉ đạo tại hiện trường, ông Phạm Ngọc Kế - Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện yêu cầu cán bộ, nhân viên và các thành viên tham gia ứng trực, phòng chống bão số 3 tại khu vực cảng cá Cửa Lân tuyệt đối không được có tư tưởng chủ quan, lơ là, đồng thời khẩn trương nhanh chóng tìm giải pháp sớm có máy phát điện để cung cấp điện tạm thời phục vụ công tác phòng chống bão trước khi trời tối.

Ảnh: Trung Du
Ảnh: Trung Du

15h30 - Ninh Bình: Gió bão bắt đầu thổi mạnh

Vùng biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9-10, biển động mạnh.

Gió bắt đầu thổi mạnh ở huyện ven biển Kim Sơn, Ninh Bình. Video: Trần Lâm

Hiện chính quyền địa phương triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện tại khu vực ven biển. Khu vực ngoài đê biển Bình Minh II, tất cả các hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân đã tạm dừng, người dân đã được đưa đến nơi tránh, trú an toàn. Lực lượng chức năng ở 16 chốt kiểm soát liên tục ứng trực 24/24 đảm bảo không để người dân trở lại chòi canh và sẵn sàng ứng trực khi có sự cố bất ngờ xảy ra.

15h30: Bão quật vỡ cửa kính ở Hạ Long

Hiện nhiều chung cư, khách sạn cao tầng ở Hạ Long, nhất là ở các vị trí mặt biển bị bão quật vỡ các cửa kính. Những người dân ở các tòa nhà cao tầng cho biết cám nhận được sự rung lắc của tòa nhà do gió bão quá mạnh, quất liên tục từ trưa đến giờ vẫn chưa dứt. Trên khắp các đường phố, cây xanh, trong đó có cả những cây cổ thụ đổ gục, nằm la liệt. Đặc biệt, theo thông tin từ Chi hội tàu du lịch Hạ Long, một số tàu đã bị đắm khi đang neo đậu tại các điểm tránh trú bão. Rất may không có ai bị thương vong.

Xe bị bão lật trên đường phố Hạ Long. Ảnh Trần Ngọc Duy
Xe bị bão lật trên đường phố Hạ Long. Ảnh Trần Ngọc Duy

Hà Nội tạm dừng hoạt động xe buýt

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội đã tạm dừng toàn bộ hoạt động của tàu điện và xe buýt.

Theo thông báo của Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội phát đi, bắt đầu từ 12h ngày 7.9.2023, siêu bão Yagi (bão số 3) đổ bộ vào đất liền. Tại khu vực Hà Nội, nhiều biển bảng quảng cáo bị rơi đổ, nhiều cây xanh bị bật gốc. Người dân được khuyến cáo hạn chế di chuyển ngoài đường do đó Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội tạm dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng của xe buýt.

Kể từ 13 giờ ngày 7.9, hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng tàu điện đã tạm dừng. Cùng lúc đó, tất cả xe buýt trên địa bàn Thủ đô cũng được phát đi thông báo đưa hành khách đi hết lộ trình và huy động về bãi.

Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội - ông Thái Hồ Phương cho biết, trước tình hình mưa bão diễn biến phức tạp, chúng tôi đã yêu cầu các đơn vị vận hành dừng toàn bộ hoạt động của tàu điện và xe buýt để đảm bảo an toàn cho hành khách và phương tiện.

Cũng theo ông Thái Hồ Phương, kế hoạch hoạt động trở lại của xe buýt cũng như tàu điện sẽ phụ thuộc vào tình hình mưa bão. Đến 14 giờ, những chuyến xe buýt cuối cùng trên đường cũng đang được đưa về bãi tập kết.

“Việc dừng xe buýt, tàu điện đã được nằm trong kế hoạch phòng chống cơn bão số 3 được xây dựng trước đó”, ông Thái Hồ Phương cho hay.

15h20 -Thanh Hóa: Người dân nín thở, đóng cửa chờ ứng phó bão số 3

Thời tiết tại Thanh Hóa có mưa lớn, gió ở mức độ vừa phải. Tại khu vực biển Hải Tiến sóng biển ở mức độ bình thường, người dân đóng cửa, không ra đường nhằm tránh trú bão.

Theo cơ quan khí tượng thủy văn, trong 24h vừa qua, khu vực tỉnh Thanh Hóa đã có mưa vừa, mưa to và dông. Lượng mưa đo được tại các điểm trung bình 100mm

Mô hình độ ẩm đất (Seaffgs) cho thấy hiện trạng độ ẩm đất (lượng nước tích lũy trong đất) của một số khu vực thuộc các huyện như trên đã gần đạt bão hoà (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Trong 6 giờ tới, trên khu vực tỉnh Thanh Hóa khả năng có mưa, mưa vừa và dông với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 20 - 50mm, có nơi trên 50mm, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Nhà máy xi măng ở Hải Phòng ảnh hưởng nặng nề khi bão số 3 Yagi. Video: Bùi Phương Anh

Hơn 100 ngôi nhà ở Yên Bái bị thiệt hại do bão số 3

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, mưa lớn đã làm thiệt hại 108 ngôi nhà tại huyện Trấn Yên, Văn Chấn và Văn Yên. Trong đó, 20 ngôi nhà phải di dời người và tài sản để đảm bảo an toàn và 88 ngôi nhà bị tốc mái; gần 78ha diện tích nông nghiệp bị thiệt hại; 105 con gia cầm bị chết; gãy đổ nhiều cây xanh, cột điện và các pano, biển báo trên các tuyến đường huyện... Ngay sau khi nhận được tin báo, UBND các huyện đã chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã, thị trấn kiểm tra và huy động lực lượng tại chỗ tham gia giúp đỡ khắc phục hậu quả thiên tai cho các hộ gia đình bị thiệt hại, tổ chức thu dọn cây xanh bị đổ gẫy trên tuyến đường đảm bảo an toàn giao thông.

Lực lượng chức năng Yên Bái hỗ trợ người dân, ứng phó với bão số 3. Ảnh: Bảo Nguyên
Lực lượng chức năng Yên Bái hỗ trợ người dân, ứng phó với bão số 3. Ảnh: Bảo Nguyên

Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái đã cho học sinh, sinh viên nghỉ học ngày thứ Bảy (7.9.2024), đồng thời, không tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài trường trong 2 ngày 7 - 8.9.

15h - Thái Bình: Cột điện đổ

15h chiều 7.9, theo thông tin phản ánh từ người dân, bạn đọc, trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là 1 trong 2 huyện ven biển, đồng thời là địa phương gần sát tâm bão số 3 Yagi khi bão này đổ bộ từ trưa đến chiều nay đã có nhiều cây xanh bị bật gốc, 1 số mái tôn công trình, nhà dân bị tốc mái, 1 số cột điện bị ngã gục.

Ảnh: Bạn đọc cung cấp
Ảnh: Bạn đọc cung cấp

Ninh Bình: Điện lực huy động 100% nhân lực phòng, chống bão

Đến thời điểm 14h45 trên địa bàn Ninh Bình, gió nhẹ, mưa nhỏ. Tuy nhiên, đối với ngành điện, mọi công tác ứng trực, chuẩn bị nhân lực, thiết bị, vật tư ứng phó với bão số 3 đã được các đơn vị trong ngành điện lực Ninh Bình sẵn sàng với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Theo đó, Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình, để ứng phó bão số 3, đơn vị đã huy động mọi nguồn lực ở mức cao nhất, sẵn sàng xử lý các sự cố có thể xảy ra.

Với mục tiêu đảm bảo vận hành an toàn lưới điện, an toàn cho con người và tài sản, giảm thiểu thiệt hại do bão và hoàn lưu của bão gây ra, Ban chỉ huy PCTT&TKCN Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình yêu cầu các đơn vị Điện lực trong tỉnh tổ chức ứng trực 100% quân số, sẵn sàng ứng cứu với tình hình diễn biến cụ thể theo cấp độ của cơn bão.

Đồng thời, tổ chức kiểm tra, xử lý kịp thời các vị trí cột, đường dây xung yếu có nguy cơ đổ, nghiêng; các khu vực có công tơ, TBA bệt trong vùng có nguy cơ ngập lụt để có phương án di chuyển, phòng ngừa hư hỏng thiết bị và an toàn điện trong nhân dân.

Một thanh niên tử vong do đâm vào thân cây chắn ngang đường

Một nam thanh niên tử vong sau khi tông vào thân cây gãy nằm chắn ngang đường do ảnh hưởng bão số 3 ở phường Quảng Cát, TP.Thanh Hóa.

Ngày 7.9, Lãnh đạo UBND phường Quảng Cát (TP. Thanh Hoá) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ tai nạn khiến một nam thanh niên thiệt mạng. Sự việc xảy ra lúc 23h50 ngày 5.9, tại tổ dân phố 4, phường Quảng Cát, TP. Thanh Hóa có cành cây đường kính 20cm, bị gãy đổ do giông lốc, nằm chắn ngang đường Nguyễn Doãn Chấp.

Đến 1h ngày 6.9, anh N.C.C. (20 tuổi, trú tổ dân phố 4) điều khiển phương tiện đi về theo chiều từ xã Quảng Minh về phường Quảng Cát thì đâm vào cành cây và bị thương nặng.

Sau khi được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện K71 Trung ương, anh N.C.C. đã tử vong do vết thương quá nặng.

Hiện trường vụ tai nạn khiến nam thanh niên tử vong. Ảnh: NDCC
Hiện trường vụ tai nạn khiến nam thanh niên tử vong. Ảnh: NDCC

14h50 - Nam Định: Cột điện 110kV gãy đổ

Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện UBND huyện Giao Thủy cho biết, trên địa bàn huyện nhiều cây cổ thụ đổ chắn ngang đường giao thông, lực lượng chức năng đang khẩn trương dọn dẹp đảm bảo giao thông được thông suốt.

Còn tại xã Giao Yến (huyện Giao Thủy), một cột điện 110kV gần tuyến đường bộ ven biển bị gãy đổ và không có thiệt hại về người.

Ảnh: Ba Nguyễn
Ảnh: Ba Nguyễn

14h35 - Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h ngày 7.9

UBND TP Hải Phòng đã có công văn hỏa tốc gửi các sở, ban ngành, UBND các quận, huyện, các cơ quan báo chí về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Theo đó, căn cứ tình hình thực tế cơn bão số 3; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 88/CÐ-TTg ngày 6.9.2024 về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Hội nghị trưa 7.9.2024.

Chủ tịch UBND thành phố - Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố Hải Phòng yêu cầu nhân dân trên địa bàn thành phố không ra khỏi nhà trước 20h ngày 7.9; trừ các lực lượng phòng chống thiên tai, các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Trưởng ban Chỉ huy cùng cấp.

14h20 - Hà Nội: Cây đổ tràn đường phố

Gió to quật ngã cây và biển
Gió to quật ngã cây và biển tên đường tại phố Dương Đình Nghệ. Ảnh: Tuấn Anh
Tại khu vực Phố Thiên Hiền (Nam Từ Liêm, Hà Nội) hàng cây bên đường đã có nhiều cây bị bật gốc vì gió lớn. Ảnh: Hải Danh
Tại khu vực Phố Thiên Hiền (Nam Từ Liêm, Hà Nội) hàng cây bên đường đã có nhiều cây bị bật gốc vì gió lớn. Ảnh: Hải Danh
Những gốc cây yếu đã được chặt bỏ để đề phòng cây gãy, đổ vì mưa lớn. Ảnh: Hải Danh
Những gốc cây yếu đã được chặt bỏ để đề phòng cây gãy, đổ vì mưa lớn. Ảnh: Hải Danh
Cây đổ hàng loạt trên khu vực Mễ Trì (Nam Từ Liêm). Ảnh: Đinh Hiệp
Cây đổ hàng loạt trên khu vực Mễ Trì (Nam Từ Liêm). Ảnh: Đinh Hiệp

14h15 - Thái Bình: Mưa to kèm gió lớn ở xã ven biển

PV Lao Động tham gia đoàn kiểm tra phòng chống cơn bão số 3 Yagi của UBND huyện Tiền Hải do ông Phạm Ngọc Kế - Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện làm trưởng đoàn. Dự định lúc đầu đoàn sẽ đi kiểm tra, theo dõi diễn biến của bão tại Khu du lịch sinh thái Cồn Vành (xã Nam Phú, huyện Tiền Hải) sau đó là khu vực Cửa Lân, xã Nam Cường. Tuy nhiên, trên đường di chuyển, thông tin từ ông Tô Mạnh Biên - Trưởng Ban Quản lý khu du lịch sinh thái Cồn Vành - cho biết, hiện tại trên tuyến Đường tỉnh 221A dẫn ra khu vực biển Cồn Vành đã có rất nhiều cây thông (phi lao) đổ chắn ngang đường. Do vậy phương tiện từ bên ngoài tạm thời không thể tiếp cận được khu du lịch biển này.

Ông Phạm Ngọc Kế - Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện làm việc, trao đổi với lãnh đạo UBND xã Nam Hưng về công tác ứng phó trước, trong và sau khi bão số 3 Yagi đổ bộ. Ảnh: Trung Du
Ông Phạm Ngọc Kế - Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện làm việc, trao đổi với lãnh đạo UBND xã Nam Hưng về công tác ứng phó trước, trong và sau khi bão số 3 Yagi đổ bộ. Ảnh: Trung Du

14h20, đoàn quyết định chuyển hướng đến trụ sở UBND xã Nam Hưng, huyện Tiền Hải để kiểm tra, nắm bắt tình hình ứng phó với bão số 3 tại địa phương này. Lúc này, mưa to kèm gió lớn cấp 10, giật cấp 11-12, gió rít lớn từng hồi liên tục tại khu vực xã Nam Hưng là một trong những xã ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Gió rít lớn từng hồi liên tục tại UBND xã Nam Hưng. Video: Trung Du

14h15 - Hải Phòng: Mưa to, gió giật mạnh, nhiều nơi mất điện

Theo Công ty Điện Lực Hải Phòng, hiện tại mưa bão đang tràn vào Hải Phòng với cường độ rất lớn, gây nhiều sự cố về điện. Khoảng 60 - 70% khách hàng đang bị mất điện. Việc mất điện diễn ra tại nhiều nơi trên các địa phương toàn thành phố.

Cây xanh ở trung tâm Hải Phòng bị đổ. Ảnh: Tuấn Dương
Cây xanh ở trung tâm Hải Phòng bị đổ. Ảnh: Tuấn Dương

Khoảng 70% người dân Hải Phòng hiện cũng bị cắt nước. Theo Công ty CP Cấp nước Hải Phòng, sự cố mất điện dẫn đến các nhà máy nước bị ảnh hưởng theo. Riêng Nhà máy nước An Dương - đơn vị cấp hơn 50% lượng nước sạch cho toàn thành phố đã bị sự cố chưa khắc phục được.

Ngoài ra, nhiều cây xanh bị đổ, nhiều nhà mái tôn bị bay nóc.

13h45 - Ninh Bình: Mưa nặng hạt, gió cấp 7-8

Đầu giờ chiều 7.9, tại huyện ven biển Kim Sơn, Ninh Bình thời tiết đã chuyển hướng xấu đi, mưa nặng hạt và gió mạnh cấp 6, cấp 7. Chính quyền địa phương và lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng vẫn tiếp tục chốt trực, không để người dân đi ra ngoài đê biển nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.

Trước đó, sáng 7.9, ông Tống Quang Thìn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng Đoàn công tác đã đi kiểm tra, động viên công tác phòng, chống bão số 3 tại huyện Kim Sơn.

Ông Tống Quang Thìn - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Ninh Bình kiểm tra công tác phòng, chống bão tại huyện Kim Sơn. Ảnh: Diệu Anh
Ông Tống Quang Thìn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Bình kiểm tra công tác phòng, chống bão tại huyện Kim Sơn. Ảnh: Diệu Anh

Kiểm tra tại tuyến đê Bình Minh 2 và đê Bình Minh 4, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Bình đã động viên các cán bộ trực tại chốt trên các tuyến đê; chỉ đạo các cấp, ngành, chính quyền địa phương tiếp tục phát huy tinh thần "4 tại chỗ", tuyệt đối không được chủ quan, bị động, tiếp tục triển khai tốt mọi biện pháp phòng, chống bão; đặt tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết. Quản lý chặt chẽ không để người dân di chuyển ra khu vực nguy hiểm ngoài đê Bình Minh 2. Đặc biệt, sau cơn bão, các địa phương cần chủ động phương án ứng phó phù hợp với diễn biến thực tế.

Hiện nay, nhờ mực nước triều thấp đã giúp giảm bớt phần nào tác động của sóng biển dâng cao do bão.

Thanh Hóa: Thứ trưởng Bộ NNPTNT kiểm tra công tác phòng, chống bão

Trưa 7.9, ông Phùng Đức Tiến - Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đoàn công tác đã trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại TP Sầm Sơn và huyện Hoằng Hóa.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT kiểm tra đê tại Thanh Hóa: Ảnh: Đặng Trung
Thứ trưởng Bộ NNPTNT kiểm tra đê tại Thanh Hóa: Ảnh: Đặng Trung
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao công tác phòng, chống bão của Thanh Hóa. Ảnh: Đặng Trung
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao công tác phòng, chống bão của Thanh Hóa. Ảnh: Đặng Trung

Trực tiếp kiểm tra tại khu vực sạt lở bờ biển (ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa), Thứ trưởng đánh giá cao công tác chuẩn bị của địa phương về phương án ứng phó bão số 3. Cùng với đó, Thứ trưởng đề nghị tỉnh Thanh Hóa duy trì phương án "4 tại chỗ", sẵn sàng ứng phó với bão. Đối với khu vực sạt lở bờ biển, ông Tiến đề nghị địa phương sớm bố trí vốn, gia cố tuyến đê, đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong mùa mưa bão.

13h20 - Quảng Ninh: Xả nước hồ Yên Lập, lên phương án bố trí di dời các hộ dân khu vực hạ lưu

Công trình hồ thủy lợi Yên Lập là hồ nước ngọt lớn nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tính đến 12h ngày 7.9, để ứng phó với mưa bão, Công ty Thủy lợi Yên Lập đang xả tràn qua 3 cửa với lưu lượng 160m/s để giảm mực nước hồ từ 119 triệu m3 xuống 110 triệu m3, đảm bảo an toàn công trình hồ đập.

Đồng thời, bố trí 100% quân số ứng trực bão số 3 đảm bảo an toàn về người và tài sản. Ban chỉ huy PCTT-TKCN TX Quảng Yên yêu cầu khẩn trương lên phương án, bố trí địa điểm di dời các hộ dân khu vực hạ lưu hồ Yên Lập, ưu tiên người già và trẻ em.

Thái Nguyên phát đi cảnh báo lũ

Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, từ hôm nay (7.9) đến sáng 9.9 khu vực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ có mưa lớn với lưu lượng mưa từ 150-300mm có nơi trên 350mm, độ rủi ro thiên tại đạt cấp 1.

Tính đến 7h sáng nay, tại khu vực Trạm thủy văn Gia Bẩy, mực nước sông Cầu ở mức 2.197cm; Trạm thủy văn Chã, nước ở mức 230cm; Hồ Núi Cốc là 4.583cm.

Do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, dự báo trong những ngày tới, trên sông Cầu khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ từ 1-3 mét, khu vực hồ Núi Cốc mực nước cao nhất có khả năng báo động 2 (4.700cm).

Mực nước dâng cao có thể gây ra lũ quét, ngập úng hoa màu... đe dọa đến tính mạng, tài sản của người dân. Do vậy, người dân cần chủ động phương án đề phòng, di dời khỏi nơi có nguy cơ sạt lở để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.

Trước diễn biến phức tạp của siêu bão Yagi, tỉnh Thái Nguyên đã có văn bản thông báo yêu cầu các trường không tổ chức học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoặc huy động học sinh đến trường vào ngày 7.9.

Đồng thời, tiến hành ra soát các hệ thống phòng ở nội trú, bán trú và có phương án đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh ở tại trường.

13h15 - Hải Phòng: Cửa kính các tòa nhà cao tầng rung lắc liên tục

Tại Đồ Sơn có mưa rất lớn kèm gió mạnh hướng từ đất liền ra biển. Hầu hết người dân đã không còn ai ra ngoài vào thời điểm này. Cây cối ngã đổ la liệt trên đường. Cửa kính các tòa nhà cao tầng rung lắc liên tục bởi gió mạnh.

Tại Đồ Sơn đang có gió rất mạnh. Video: Tô Thế

13h - Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn: Cây đổ la liệt, tốc mái nhà, sạt lở

Tại tỉnh Hòa Bình, ảnh hưởng của cơn bão số 3 - bão Yagi, từ chiều tối 6.9 đến sáng 7.9, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa to đến rất to kèm theo giông lốc, đã gây thiệt hại tại một số địa phương trong tỉnh.

Tại Km5+800, đường 433, địa phận xã Hoà Bình, thành phố Hoà Bình bị sạt lở đất đá xuống mặt đường.

Mưa lớn đã gây tốc mái nhà dân và gãy đổ nhiều cây xanh tại thành phố Hoà Bình, huyện Tân Lạc, Mai Châu và ngập úng hơn 65ha hoa màu tại huyện Lạc Sơn.

Lúc 10h, UBND phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) đã tổ chức di dời được 7/60 hộ gia đình hiện đang sinh sống tại các tòa nhà A8, A9 Công ty Cổ phần May xuất khẩu Sông Đà do khu nhà ở đã xuống cấp nguy hiểm.

Các hộ dân được chuyển đến nhà văn hóa phường Tân Thịnh và nhà văn hóa các tổ dân cư. Một số hộ dân tự di rời đến ở tạm nhà người thân. Có nhiều người đang đi làm nên chưa liên hệ được, lực lượng chức năng tiếp tục liên hệ để vận động các hộ còn lại di rời an toàn khỏi tòa nhà.

Khoảng 12h trưa cùng ngày, theo ghi nhận, do ảnh hưởng của cơn bão, mưa to, gió lớn vẫn tiếp tục diễn ra.

Ở nhiều địa phương, tranh thủ lúc gió lặng, mưa ngớt, bà con vẫn tiếp tục cố gắng gia cố nhà cửa để chống bão.

Tại Sơn La, mưa cũng khiến hàng loạt cây lớn ở TP Sơn La bị gãy đổ.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại Trạm Khí tượng Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) có gió mạnh cấp 10, giật cấp 11; các nơi khác có gió mạnh cấp 3 đến cấp 6. Dự báo thời điểm gió mạnh nhất từ trưa đến tối 7.9.

Dự báo từ ngày 7 - 9.9, lượng mưa trên địa bàn tỉnh phổ biến từ 150-300 mm/đợt, có nơi trên 400 mm/đợt.

12h15 - Quảng Ninh: Nhiều bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại ở Vân Đồn

Từ 10-11h, trên địa bàn huyện Vân Đồn có gió giật mạnh, có lúc lên đến cấp 11, giật trên cấp 12 kèm mưa to. Đến 11h30, gió vẫn duy trì giật cấp 11-12 khiến nhiều cây xanh bị gãy đổ, nhiều nhà lợp mái tôn bị tốc mái.

Do gió to, mưa lớn nên các xã, thị trấn chưa thể tổng hợp được con số thiệt hại do bão số 3 gây ra. Nhưng trước mắt, theo phản ánh của người dân, nhiều bè nuôi trồng thủy sản; dây nuôi hàu của người dân tại các khu vực biển đã bị sóng đánh thiệt hại nặng nề.

Hà Nội: Di dời người dân sống tại chung cư cũ đến nơi an toàn

Trao đổi với Lao Động trưa 7.9, ông Ngô Ngọc Lâm - Chủ tịch UBND phường Thành Công (quận Ba Đình) cho biết, phường đã vận động di dời 3 hộ với 11 nhân khẩu ra khỏi nhà G6A Thành Công (chung cư nguy hiểm cấp độ D) để đảo bảo an toàn trong mùa mưa bão.

11 người này được lực lượng chức năng phường hỗ trợ di chuyển đến khách sạn (cách chung cư khoảng 200m) để tránh bão. Lực lượng chức năng phường cũng lập rào chắn bảo vệ, cảnh báo an toàn, đồng thời, tuần tra, kiểm soát bảo vệ tài sản của các hộ dân nhà G6A Thành Công.

Chủ tịch phường tuyên truyền, vận động người dân di dời đến nơi an toàn. Video: UBND phường Thành Công
Lực lượng chức năng phường lập rào chắn bảo vệ khu vực nguy hiểm. Ảnh: UBND phường Thành Công
Lực lượng chức năng phường lập rào chắn bảo vệ khu vực nguy hiểm. Ảnh: UBND phường Thành Công

12h - Quảng Ninh: Tường sập, cây đổ khắp nơi tại thành phố Cẩm Phả

Tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh mưa lớn, gió giật mạnh khiến cột điện, cây cối, tường nhà dân đổ sập. Theo thông tin chia sẻ từ bạn đọc của Báo Lao Động hiện tại mưa bão đang rất lớn, gió rít từng cơn, mái tôn, mái ngói nhiều nhà bị bay, "nhảy múa" trước gió.

Bão số 3 gây gió mạnh, mưa lớn tại Cẩm Phả, Quảng Ninh. Video: Nguyễn Khải

11h30 - Quảng Ninh: Huyện Cô Tô gió giật cấp 16, 6 tàu bị đắm

Đến 11h30, bão số 3 đã đổ bộ vào huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh), cường độ cấp 13, giật cấp 16, di chuyển theo hướng Đông Nam.

Hiện tại, gió liên tục tăng và chưa có dấu hiệu giảm. Các tổ công tác được phân công tại địa bàn huyện Cô Tô đã chủ động xử lý tình huống xảy ra, thường xuyên báo cáo tình hình về Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện với tần suất 30 phút/lần và báo cáo ngay khi có tình huống khẩn cấp.

Tại Cô Tô, khoảng 100 nhà dân, trụ sở, khách sạn, trường học bị tốc mái. Ảnh: Thu Báu
Tại Cô Tô, hơn 100 nhà dân, trụ sở, khách sạn, trường học bị tốc mái. Ảnh: Thu Báu

Theo thống kê đến thời điểm hiện tại, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, toàn huyện đảo Cô Tô bị mất điện, 30 điểm dây điện bị đứt; mất kết nối hệ thống cáp quang mạng viễn thông; 6 tàu tại khu vực âu tàu bị đắm; hơn 100 nhà dân, trụ sở, trường học, khách sạn bị tốc mái tôn, chưa có nhà bị sập; trên 80 cây xanh 2 bên đường bị gãy đổ. Hiện không có thiệt hại về người.

11h30 - Thanh Hóa: Hàng chục ngôi nhà bị tốc mái

Ảnh hưởng của bão số 3, trong đêm ngày 6 và rạng sáng 7.9, ở huyện biên giới Mường Lát có mưa kèm theo gió lốc mạnh. Theo thống kê chưa đầy đủ, giông gió, mưa lớn đã khiến 60 nhà dân bị tốc mái, tài sản bị hư hỏng nặng.

Nhà dân bị thiệt hại tập trung ở các bản Pù Quăn, Hua Pù, Cả Tớp, Na Tao, Pha Đén, Pù Ngùa (xã Pù Nhi)… Ngoài gây tốc mái, mưa lớn còn khiến 2 nhà dân tại bản Hạ Sơn và Na Tao (xã Pù Nhi) bị sạt lở móng nhà, gây hư hỏng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản.

Tại phố Chiên Pục (thị trấn Mường Lát), mưa lớn đã khiến cây đổ vào 2 nhà dân, rất may không gây thiệt hại về người. Nhiều diện tích hoa màu tại bản Poọng (xã Tam Chung) bị gãy đổ, hư hỏng.

Nhiều ngôi nhà ở huyện miền núi Mường Lát (Thanh Hóa) bị tốc mái. Ảnh: Quách Du
Nhiều ngôi nhà ở huyện miền núi Mường Lát (Thanh Hóa) bị tốc mái. Ảnh: Quách Du
Bão chưa ảnh hưởng trực tiếp nhưng tại huyện miền núi cao Mường Lát (Thanh Hóa) đã hứng chịu thiệt hại. Ảnh: Duy Cường
Bão chưa ảnh hưởng trực tiếp nhưng tại huyện miền núi cao Mường Lát (Thanh Hóa) đã hứng chịu thiệt hại. Ảnh: Duy Cường

Ngoài ra, nhiều cây xanh ở khu vực thị trấn Mường Lát cũng bị gãy gây hư hỏng nhà dân và ảnh hưởng đến giao thông.

Trước tình trạng trên, huyện Mường Lát đã huy động các lực lượng, bố trí sơ tán người dân khỏi các nhà bị tốc mái, đồng thời giúp người dân khắc phục nhà bị hư hỏng. Trong sáng và trưa 7.9, lực lượng chức năng huyện Mường Lát tiếp tục huy động người và phương tiện thu dọn cây xanh bị đổ gãy ở thị trấn Mường Lát.

Cần Thơ sẵn sàng đón các chuyến bay ảnh hưởng bởi bão số 3

Cảng vụ Hàng không miền Nam (Cục Hàng không Việt Nam) thông tin, trong ngày 7.9, do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, 4 sân bay quốc tế ở phía Bắc gồm Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi và Thọ Xuân phải tạm ngưng hoạt động với nhiều khung giờ khác nhau.

Nhân viên sân bay quốc tế Cần Thơ gia cố lại một số hạng mục. Ảnh:
Nhân viên sân bay quốc tế Cần Thơ gia cố lại một số hạng mục. Ảnh: Đơn vị hàng không cung cấp

Do đó, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cần phải triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, chuẩn bị cho tình huống có những chuyến bay bị ùn ứ.

Đại diện Cảng vụ Hàng không miền Nam tại Cần Thơ cho biết, Sân bay quốc tế Cần Thơ đã chuẩn bị để sẵn sàng đón những chuyến bay chuyển hướng từ Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trong điều kiện tàu bay không thể đáp xuống sân bay này.

Cảng vụ Hàng không miền Nam tại Cần Thơ cho hay, thực hiện chỉ đạo của Cảng vụ Hàng không miền Nam về việc ứng phó siêu bão Yagi, đơn vị đã triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để chủ động ứng phó với ảnh hưởng của bão; theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, bố trí nhân lực trực 24/24 để có biện pháp ứng phó kịp thời trong các tình huống bất lợi do bão gây ra.

Sân bay quốc tế Cần Thơ. Ảnh: Tạ Quang
Máy bay đỗ tại sân bay quốc tế Cần Thơ. Ảnh: Tạ Quang

Các đơn vị mặt đất ở Sân bay quốc tế Cần Thơ đã tiến hành kiểm tra, chằng néo lại nhà kho, nhà xưởng, văn phòng; di chuyển toàn bộ phương tiện, trang thiết bị mặt đất không phục vụ chuyến bay về vị trí đỗ quy định, tránh xa tàu bay; các container, dolly, chuồng hành lý hàng hóa không phục vụ tàu bay đã di chuyển về nơi tập kết, liên kết với nhau và được cài khóa chắc chắn…

Bên cạnh đó, các đơn vị đã phối hợp tổ chức cắt hạ độ cao của một cây xanh có chiều cao hơn 30m ở gần khu vực đầu đường cất/hạ cánh của Sân bay quốc tế Cần Thơ, nhằm đảm bảo an toàn tĩnh không cho tàu bay cất/hạ cánh và tránh trường hợp cây xanh đổ ngã trong mưa bão.

Trước đó, ngày 5.9, Cảng vụ Hàng không miền Nam (Cục Hàng không Việt Nam) đã có văn bản gửi các đơn vị hoạt động tại các cảng hàng không khu vực miền Nam về việc ứng phó siêu bão số 3 (Yagi); yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện, chủ động phòng chống, ứng phó cơn bão số 3.

Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, vùng biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm vùng biển TP Hồ Chí Minh) gió Tây Nam cấp 6, giật cấp 7-8. Độ cao sóng 2-3m. Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan gió Tây Nam cấp 5, giật cấp 6-7. Độ cao sóng 1,5-2,5m. Trên cả hai vùng biển, thời tiết có mưa rào và dông, trong cơn dông đề phòng gió giật mạnh, lốc xoáy.

Hưng Yên sẵn sàng huy động trên 4.000 cán bộ, chiến sĩ

Trước tình hình diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Yagi), Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Hưng Yên đã triển khai nhiều biện pháp sẵn sàng ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra.

Theo đó, Bộ CHQS tỉnh và các cơ quan, đơn vị đã quán triệt tới 100% số cán bộ, chiến sĩ các chỉ thị, kế hoạch của các cấp trong thực hiện các biện pháp phòng, chống bão; tổ chức các đoàn đi kiểm tra công tác chuẩn bị và các phương án sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Ban CHQS thành phố Hưng Yên báo động lực lượng sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 3. Ảnh: Báo Hưng Yên
Ban CHQS thành phố Hưng Yên báo động lực lượng sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 3. Ảnh: Báo Hưng Yên

Ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với cơ quan chức năng tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương có biện pháp phòng, chống bão cụ thể, sát với thực tế; tổ chức lực lượng gia cố hệ thống đê, kè, cống, khơi thông dòng chảy, hạn chế thiệt hại hoa, màu của Nhân dân. Lực lượng dân quân tự vệ được báo động kiểm tra sẵn sàng động viên khi có tình huống. Lực lượng tự vệ các nhà máy trong các khu công nghiệp tổ chức kiểm tra các khu vực dễ xảy ra tốc mái, ngập úng cục bộ để có biện pháp kịp thời xử lý.

Lực lượng thường trực bảo đảm canh trực 100% quân số, rà soát, hệ thống kho, trạm bảo đảm an toàn khi có mưa, bão. Bộ CHQS tỉnh và các đơn vị đã xây dựng phương án sẵn sàng huy động trên 4.000 cán bộ, chiến sĩ lực lượng thường trực, dân quân tự vệ, trên 100 phương tiện gồm ôtô, tàu, xuồng, pháo cứu sinh, bảo đảm thông suốt hệ thống thông tin liên lạc trong xử lý các tình huống.

Các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang tỉnh chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện, trang bị theo phương châm "4 tại chỗ"; sẵn sàng phối hợp với lực lượng chi viện của Bộ Quốc phòng và Quân khu 3 kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả của bão, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

11h27 - Thái Bình: Cây xanh bật gốc

Theo ghi nhận của PV Lao Động, tại huyện ven biển Tiền Hải, tỉnh Thái Bình gió đã mạnh dần lên cấp 9, giật cấp 10, gió rít mạnh từng cơn, cảnh báo người và phương tiện không ra đường nếu không có việc cấp bách, khẩn cấp. Tại TP Thái Bình, trên tuyến đường Lê Lợi ghi nhận nhiều cây xanh bị bật gốc, đổ ra đường. Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thái Bình đang khẩn trương thu dọn, giải phóng hiện trường. Nhiều nơi trong tỉnh Thái Bình đã bị mất điện.

Ảnh: Nam Hồng
Ảnh: Nam Hồng

Gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ Hải quân ứng phó siêu bão số 3

Sáng nay (7.9), Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân nắm tình hình thực tế công tác phòng, chống bão số 3 tại Lữ đoàn 170, Vùng 1 Hải quân, động viên bộ đội và tặng áo phao, cờ Tổ quốc và 10 suất quà cho ngư dân trên địa bàn.

Trung tướng Nguyễn Văn Bổng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân đến thăm, động viên và tặng quà cho nhân dân thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) ứng phó với bão số 3. Ảnh: Hoàng Sơn
Trung tướng Nguyễn Văn Bổng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân đến thăm, động viên và tặng quà cho nhân dân thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) ứng phó với bão số 3. Ảnh: Hoàng Sơn

Theo đó, chủ động đối phó với cơn bão số 3 - Yagi, Quân chủng Hải quân chỉ đạo các đơn vị đóng quân khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh chủ động theo dõi nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão; chủ động cấp bổ sung đủ cơ số, vật tư trang bị phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn cho các đơn vị; duy trì nghiêm chế độ trực các cấp và lực lượng tìm kiếm cứu nạn.

Những ngày qua, các lực lượng của Quân chủng Hải quân đã chằng chống, củng cố hàng nghìn ngôi nhà, thu gặt hoa màu cho nhân dân. Trên biển, các lực lượng tăng cường quan sát, cứu kéo tàu cá gặp nạn trở về đất liền neo đậu vào khu an toàn trước bão.

Chủ động ứng phó với siêu bão số 3, 100% cán bộ, chiến sĩ Hải quân duy trì quân số trực. Trong đó tổ chức hơn 40 tổ cơ động với gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn đóng quân.

Trong một diễn biến liên quan, Lữ đoàn 131 Hải quân huy động trên 60 cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng cơ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn đóng quân; chuẩn bị phương tiện 1 xe chỉ huy, 2 ô tô tải, 3 xuồng tìm kiếm cứu nạn, gần 200 phao cứu sinh; 2 máy xúc đào; chuẩn bị các nhu yếu phẩm cần thiết sẵn sàng tiếp tế nhân dân.

Lữ đoàn đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và công trường chằng buộc, cắt tỉa hơn 1.000 cây xanh, đóng 200 bao cát gia cố các mái tôn, tháo, dỡ 75 panô, khẩu hiệu, áp phích tuyên truyền, chuẩn bị 2 máy phát điện (1500kW) khi có sự cố mất điện; khơi thông cống rãnh thoát nước phòng ngập úng có thể xảy ra; gia cố hầm máy, công trình; phòng ăn, phòng nghỉ… bảo đảm tuyệt đối an toàn khi bão số 3 đổ bộ.

Ứng phó với siêu bão số 3, đơn vị đã cử lực lượng giúp nhân dân địa phương, nơi đơn vị đóng quân gia cố hơn 50 công trình, nhà cửa; cắt tỉa hàng trăm cây xanh có nguy cơ gãy đổ trong mưa bão. Tại công trường CRD (Quảng Ninh) để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện; cán bộ, chiến sĩ công trường đã di chuyển về Trạm 480 (Vùng 1) để tránh trú bão số 3 an toàn.

Trước đó, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam có công điện về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 (bão Yagi).

Công điện nêu rõ, Quân chủng Hải quân, Cảnh sát biển chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho phương tiện làm nhiệm vụ trên biển; sẵn sàng lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra trên biển, đảo.

11h10 - Hải Phòng: Cấm nhiều cầu

Để bảo đảm an toàn cho các phương tiện, Sở Giao thông Vận tải TP Hải Phòng đã có thông báo cấm toàn bộ phương tiện lưu thông qua cầu Bính, cầu Hoàng Văn Thụ, cầu Kiền, cầu Bến Rừng (huyện Thủy Nguyên). Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện cũng cấm xe từ 9h30 cùng ngày.

Công an thành phố điều tiết giao thông, không cho xe lưu thông qua cầu Tân Vũ - Lạch Huyện để bảo đảm an toàn trước bão số 3. Ảnh: CSGT Hải Phòng
Công an thành phố điều tiết giao thông, không cho xe lưu thông qua cầu Tân Vũ - Lạch Huyện để bảo đảm an toàn trước bão số 3. Ảnh: CSGT Hải Phòng

11h - Quảng Ninh: Huyện Cô Tô mất điện toàn bộ

Theo tin từ Công ty Điện lực Quảng Ninh, do ảnh hưởng của gió to, mưa lớn, tính đến 10h sáng nay, 40% khách hàng trên địa bàn toàn tỉnh đã bị mất điện. Trong đó có huyện Cô Tô đã bị mất điện toàn bộ.

Huyện Cô Tô đã mất điện toàn bộ từ sáng nay.

Huyện Cô Tô đã mất điện toàn bộ từ sáng nay.

10h30 - Thanh Hóa: Ghi nhận tại xã Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa), chính quyền địa phương đã liên tục dùng loa phát đi thông báo cảnh báo về cường độ, hướng dẫn người dân cách phòng tránh, nhằm đảm bảo an toàn trước cơn bão số 3.

Thanh Hóa liên tục phát loa di động cảnh báo bão số 3. Video: Quách Du

Theo cơ quan khí tượng thủy văn, dự báo trong 24h tới, vùng biển ven bờ Thanh Hóa (bao gồm các huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, TP Sầm Sơn, Quảng Xương, TX Nghi Sơn và đảo Hòn Nẹ, Hòn Mê, Hòn Miếu, Hòn Đót) gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7 - 8, giật cấp 9 - 10. Biển động rất mạnh. Sóng biển cao từ 2.0-3.0m. Vùng biển ngoài khơi sóng biển cao từ 3.0-5.0m, Biển động dữ dội.

Thanh Hóa đã phát cảnh báo từ ngày hôm nay (7.9) đến ngày 10.9, trên các sông ở Thanh Hóa có khả năng xuất hiện đợt lũ, với biên độ lũ lên trên các sông từ 2-6m. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ, Thanh Hóa.

10h30: Hà Nội hết cảnh khan hiếm thực phẩm

Trái ngược với hình ảnh chen chúc nhau mua hàng tại các chợ và siêu thị ở Hà Nội ngày hôm qua (6.9), theo ghi nhận vào hồi 10h30 sáng nay (7.9), tại các chợ dân sinh trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội), thực phẩm còn rất nhiều, người dân vẫn mua sắm dưới mưa.

Anh Hùng (tiểu thương tại chợ dân sinh trên phố Dịch Vọng) cho biết: “Chiều ngày hôm qua 6.9, toàn chợ rơi vào tình trạng khan hiếm rau, không có hàng để bán do tâm lý mua đồ dự phòng, tránh bão của người dân. Sáng nay, hàng hóa đầy ắp nhưng số lượng người mua giảm. Gia đình tôi dự kiến vẫn mở hàng bán đến tối như ngày thường”.

Tại chợ dân sinh trên phố Hoa Bằng (Cầu Giấy), các hàng thịt xếp đầy ắp hàng hóa trên kệ. Tiểu thương tại đây cho biết, hàng hóa còn nhiều, đủ phục vụ cho người dân. Ảnh: Thiều Trang
Tại chợ dân sinh trên phố Hoa Bằng (Cầu Giấy), các hàng thịt xếp đầy ắp hàng hóa trên kệ. Tiểu thương tại đây cho biết, hàng hóa còn nhiều, đủ phục vụ cho người dân. Ảnh: Thiều Trang
Tại chợ dân sinh trên phố Dịch Vọng (Cầu Giấy), rau củ quả cũng ngập tràn, không có tình trạng hết hàng. Ảnh: Thiều Trang
Tại chợ dân sinh trên phố Dịch Vọng (Cầu Giấy), rau củ quả cũng ngập tràn, không có tình trạng hết hàng. Ảnh: Thiều Trang

10h30 - Hải Phòng: Nhiều nơi ở mất điện cục bộ

Sáng 7.9, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Hữu Hưởng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng cho biết, một số nơi trên địa bàn thành phố đã có hiện tượng mất điện cục bộ. Nguyên nhân là do gió to, làm đứt dây điện, hoặc gây sự cố. “Nhiều nơi sau khi mất điện đã được khắc phục ngay, nhưng cũng có chỗ phải đợi sau bão mới khắc phục nhằm đảm bảo an toàn” – ông Hưởng cho biết.

Cây đổ ở trung tâm TP Hải Phòng. Ảnh: Đại An
Cây đổ ở trung tâm TP Hải Phòng. Ảnh: Đại An

Ghi nhận của PV Lao Động, nhiều điểm tại địa bàn quận Lê Chân và nhiều xã tại huyện Tiên Lãng hiện cũng đang mất điện.

10h30: Tại Cát Bà (Hải Phòng), gió đã giật cấp 9, cấp 10, có mưa lớn. Theo báo cáo của chính quyền địa phương, đã có một số thiệt hại nhỏ liên quan đến đường dây điện.

Video: Mai Dung

10h25: Ghi nhận ở Hạ Long (Quảng Ninh), cây xanh đổ hàng loạt

Ảnh: Đoàn Hưng
Ảnh: Đoàn Hưng

10h15: Hải Phòng ghi nhận thiệt hại ban đầu do bão số 3.

Tại Đồ Sơn, biển chỉ dẫn trên đường Phạm Văn Đồng vào khu Công nghiệp Đồ Sơn và cột điện chiếu sáng ở khu vực Ngã ba Đồng Nẻo gẫy đổ.

Biển báo, biển chỉ dẫn ở Đồ Sơn gẫy đổ trong sáng 7.9. Ảnh: Tuyên giáo Đồ Sơn
Biển báo, biển chỉ dẫn ở Đồ Sơn gẫy đổ trong sáng 7.9. Ảnh: Tuyên giáo Đồ Sơn

Tại huyện Tiên Lãng, nhiều cây xanh khu vực thị trấn Tiên Lãng cũng bật gốc, gẫy đổ do mưa, gió lớn. Khu vực cầu Khuể (huyện Tiên Lãng), người dân khó khăn khi di chuyển do sức gió ngày càng mạnh. Lực lượng chức năng của huyện đã bố trí phương tiện, cán bộ chiến sĩ hỗ trợ người dân di chuyển qua cầu bảo đảm an toàn.

Cây xanh bật gốc ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng do gió bão. Ảnh: UBND huyện Tiên Lãng
Cây xanh bật gốc ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng do gió bão. Ảnh: UBND huyện Tiên Lãng

10h10 - Thái Bình: Đoàn kiểm tra bão số 3 của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Tiền Hải kiểm tra, theo dõi tại Cống Lân 2 trên đê biển số 6 qua xã Nam Cường, huyện Tiền Hải.

Ảnh: Trung Du
Ảnh: Trung Du

Trao đổi với PV Lao Động lúc 9h30, ông Phạm Ngọc Kế - Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiểm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện - cho biết: UBND huyện, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện chỉ đạo các ngành, UBND các xã, các cụm PCTT&TKCN đã liên lạc, kêu gọi 100% lao động tại các lều đầm, lồng bè trên sông và các hộ dân sinh sống ngoài đê quốc gia, khu vực nhà yếu vào nơi tránh tránh trú. UBND huyện đã yêu cầu các lực lượng chức năng, UBND các xã kiên quyết, kể cả cưỡng chế đối với những trường hợp cố tình chống đối chưa di chuyển đến nơi tránh trú an toàn theo quy định.

Ảnh: Trung Du
Ảnh: Trung Du

Ban chỉ huy cũng hiệp đồng công tác PCTT&TKCN với Trung đoàn 8, Ban chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện sẵn sàng lực lượng, thiết bị phục vụ công tác di dân, ứng cứu sự cố đảm bảo an toàn trong bão.

Video: Trung Du

10h05 - Quảng Ninh: Sở Giao thông Vận tải bố trí xe đưa đón dân qua cầu Bãi Cháy

Video: Nguyễn Hùng
Hình ảnh quay từ Trường dân tộc nội trú tỉnh Quảng Ninh (Video do học sinh quay).

10h - Hà Nội: Người dân "đắp đập, be bờ" ngăn nước ngập vào nhà

Ghi nhận của Lao Động tại nhiều khu vực trước cửa tầng hầm của nhiều khu chung cư, cửa hàng, tòa nhà ở Hà Nội - nơi thường xuyên xảy ra ngập khi mưa lớn, sáng 7.9, người dân đã sử dụng các bao tải cát lớn che chắn các lối xuống khu hầm để tránh ngập lụt, hư hỏng phương tiện, đồ dùng.

Một cửa hàng trên phố Thái Hà (quận Đống Đa) dùng các bao tải cát đặt trước lối xuống hầm gửi xe để chặn nước ngập khi xảy ra mưa lớn. Ảnh: Việt Anh
Một cửa hàng trên phố Thái Hà (quận Đống Đa) dùng các bao tải cát đặt trước lối xuống hầm gửi xe để chặn nước ngập khi xảy ra mưa lớn. Ảnh: Việt Anh
BQL chung cư Ecohome 3 (quận Bắc Từ Liêm) chuẩn bị sẵn các bao tải cát để che chắn đề phòng khi xảy ra ngập lụt. Ảnh: Thùy Linh
BQL chung cư Ecohome 3 (quận Bắc Từ Liêm) chuẩn bị sẵn các bao tải cát để che chắn, đề phòng ngập lụt do bão số 3 gây ra. Ảnh: Thùy Linh

9h55: Thanh Hóa: Gió bắt đầu mạnh dần, sóng cao gần 1m

Trời bắt đầu nổi gió, sóng cao dần tại Thanh Hóa. Video: Quách Du

Để ứng phó bão số 3, Sở GTVT Thanh Hóa đã công bố danh sách lãnh đạo trực phòng chống bão. Theo đó, ngoài ông Trịnh Huy Triều - Giám đốc chỉ đạo chung (ĐT: 0913.529.930) còn có các phó giám đốc thường trực, tham gia chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu; gồm: Ông Phạm Văn Tuấn, điện thoại: 0912.001.123; ông Nguyễn Đức Trung; số điện thoại: 0913.293.630; Ông Đào Vũ Việt; số điện thoại: 0974.749.888; ông Lại Thế Khái; số điện thoại: 0916.599.929. Ngoài ra còn có các lãnh đạo phòng, ban khác.

Nghệ An: Cảnh báo gió to, sóng lớn

Theo bản tin được phát vào 8h ngày 7.9, Đài Khí tượng thủy văn Bắc Trung bộ cảnh báo vùng biển ngoài khơi tỉnh Nghệ An (bao gồm đảo Hòn Mắt) có gió mạnh dần lên cấp 8-9, giật cấp 10-11; biển động dữ dội.

Trên đất liền, vùng ven biển tỉnh Nghệ An (bao gồm đảo Hòn Ngư) có gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8.

Vùng biển ngoài khơi tỉnh Nghệ An (bao gồm đảo Hòn Mắt ) sóng cao 2,0-4,0m. Vùng biển ven bờ tỉnh Nghệ An (bao gồm đảo Hòn Ngư) sóng cao 1,0-2,0m.

Ven biển tỉnh Nghệ An cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5-1,0m. Các khu vực neo đậu tầu thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nó i trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, só ng lớn và nước dâng do bão. Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông đề phòng nguy cơ ngập do nước dâng và sóng lớn.

9h50 - Quảng Ninh: Cô Tô Gió giật mạnh cấp 15 gây gẫy đổ nhiều cây xanh, chìm 4 tàu xi măng

9 giờ sáng nay, cơn bão số 3 đang tiến gần đến huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh gây mưa và gió rất to. Gió cao nhất đạt từ 46,2m/s đến 50,9m/s, tương đương 167-183km/giờ, là cấp 15. Hiện nay gió tiếp tục đang mạnh lên rất nhanh.

Theo thông tin ghi nhận ban đầu, toàn huyện có rất nhiều cây xanh ven đường và nhiều cây ăn quả bị nghiêng, gãy đổ; có nhiều mái tôn bị tốc bay khỏi vị trí ban đầu; có 4 tàu xi măng trong khu âu cảng đang bị đắm.

Trước đó, trong đêm ngày 6.9 rạng sáng 7.9, huyện Cô Tô đã di chuyển gần 800 người dân vào khu vực tránh trú an toàn.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, hiện các địa phương đang có mưa to, gió mạnh lên nhanh.

9h47 - Thái Bình: Trao đổi với PV Lao Động, ông Tô Mạnh Biên - Trưởng Ban quản lý Khu du lịch sinh thái Cồn Vành cho biết, hiện nay trên khu vực bãi biển Cồn Vành (xã Nam Phú, huyện Tiền Hải) đã có sóng to, gió cấp 9, trời mưa vừa, có nhiều cây thông (phi lao) bị đổ gục.

Video: Tô Mạnh Biên

9h40 - Quảng Ninh: Không cho xe máy qua cầu Vân Đồn

Đến khoảng 9h ngày 7.9, tại huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) có gió cấp 9-10 giật trên cấp 11-12. Bão đã gây đổ một số cây xanh, tốc mái 1 nhà dân, nhưng người dân trong nhà đã được di dời đến nơi an toàn trước đó.

Toàn huyện, hơn 850 hộ dân ở trong nhà mái ngói, mái tôn đã được đưa đến nhà kiên cố, an toàn. Để bảo đảm an toàn, Công an huyện Vân Đồn phối hợp Công an thị xã Cẩm Phả đã tổ chức chốt không để xe máy qua cầu Vân Đồn.

Không cho xe máy qua cầu Vân Đồn (Quảng Ninh) Đến khoảng 9h ngày 7.9  tại huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) có gió cấp 9-10 giật trên cấp 11-12. Bão đã gây đổ 1 số cây xanh, tốc mái 1 nhà dân, nhưng người dân trong nhà đã được di dời đến nơi an toàn trước đó.  Toàn huyện, hơn 850 hộ dân ở trong nhà mái ngói, mái tôn đã được đưa đến nhà kiên cố, an toàn. Để bảo đảm an toàn, Công an huyện Vân Đồn phối hợp Công an TX Cẩm Phả đã tổ chức chốt không để xe máy qua cầu Vân Đồn
Lực lượng chức năng lập chốt, thông báo và yêu cầu người tham gia giao thông không đi xe máy qua cầu Vân Đồn. Ảnh: Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh

9h35 - Bắc Giang: 100% cán bộ, công nhân viên 2 công ty thủy lợi trực phòng chống bão số 3

Sáng 7.9, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Quang Thiện - Chủ tịch Công đoàn ngành Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang cho biết, để phòng chống bão số 3 Yagi, 100% cán bộ, công nhân viên công ty thủy lợi của ngành trực bão ngay từ ngày 6.9 cho đến khi bão số 3 Yagi tan.

Hai công ty gồm: Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Sông Thương và Côgn ty TNHH Một thành viên Khai thác Nam Sông Thương. Tổng số cán bộ, công nhân viên tại 2 công ty này là hơn 800.

Cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Sông Thương ứng trực tại công ty. Ảnh: NVCC
Cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Sông Thương ứng trực tại công ty. Ảnh: NVCC

“Cán bộ, công nhân viên của 2 công ty trực tại các trạm bơm, đảm bảo tiêu úng, bảo vệ các công trình đê, kè cống” – ông Thiện cho biết.

9h30: Thái Bình có gió lớn kèm mưa

Tại tỉnh Thái Bình, từ đêm qua 6.9 đến sáng nay 7.9, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn tỉnh đã có gió lớn kèm mưa nhỏ ở nhiều nơi. Theo bản tin phát lúc 4h sáng 7.9 từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Bình, tại Trạm Khí tượng Thái Bình đã có gió giật cấp 6, Trạm Thủy văn Ba Lạt ghi nhận gió giật cấp 7.

Trong ngày hôm nay 7.9, vùng biển ngoài khơi các huyện Thái Thụy - Tiền Hải có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, giật cấp 12-13, sóng biển cao từ 3,0-5,0 mét; biển động rất mạnh. Vùng ven biển cần đề phòng có nước biển dâng, với sóng lớn kết hợp với thuỷ triều, mực nước dâng tổng cộng cao từ 3,5 - 4,0 mét.

Trên đất liền, từ sáng nay tiếp tục có gió bão mạnh cấp 6, cấp 7, trưa chiều tăng lên cấp 8, cấp 9, giật cấp 10-12. Từ nay đến ngày 9.9, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có mưa vừa, mưa to đến rất to với lượng phổ biến từ 200 -300mm, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Một cây lớn mới bị đổ ngang đường trên phố Lê Lợi, TP Thái Bình. Ảnh: Người dân cung cấp
Một cây lớn mới bị đổ ngang đường trên phố Lê Lợi, TP Thái Bình. Ảnh: Người dân cung cấp
Một hàng bán thịt lợn ở đường Doãn Khê, phường Phúc Khánh, TP Thái Bình  vẫn bán hàng cho người dân vào lúc hơn 6h sáng nay 7.9. Ảnh: Trung Du
Một hàng bán thịt lợn ở đường Doãn Khê, phường Phúc Khánh, TP Thái Bình vẫn bán hàng cho người dân vào lúc hơn 6h sáng nay 7.9. Ảnh: Trung Du

Ghi nhận của PV Lao Động lúc hơn 6h sáng nay 7.9 tại TP Thái Bình, trời có mưa nhỏ kèm gió cấp 6, cấp 7; đường phố vắng vẻ hơn nhiều so với trước đó tuy nhiên vẫn có một số ít hàng quán mở bán hàng như hàng ngày.

Cơ quan chức năng huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình xử lý sự cố cây đổ vắt ngang đường trên Quốc lộ 39B đoạn qua xã An Ninh. Ảnh: Trung Du
Cơ quan chức năng huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình xử lý sự cố cây đổ vắt ngang đường trên Quốc lộ 39B đoạn qua xã An Ninh. Ảnh: Trung Du

Tại huyện Tiền Hải, từ khoảng 8h30 sáng nay có gió giật mạnh, tương đương khoảng cấp 7, cấp 8. Trên Quốc lộ 39B đoạn qua xã An Ninh, huyện Tiền Hải lúc 9h có một cây bị bật gốc, đổ ngang đường, lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt để thu dọn, di dời cây bị gãy đổ, đảm bảo lưu thông cho người, phương tiện.

9h20: Ảnh hưởng bởi bão số 3, sẽ gia hạn vé tham quan Tràng An thêm 1 tuần

Sáng 7.9, và một ngày trước đó, nhiều du khách đến Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) đành phải quay về do ảnh hưởng bất lợi của cơn bão số 3.

Đại diện Ban Quản lý Khu du lịch sinh thái Tràng An cho biết: Khu du lịch sinh thái Tràng An vừa ra Thông báo số 09/2024/TB-TA về việc dừng bán vé tham quan Tràng An. Thời gian tạm dừng từ 7 giờ 30 phút, ngày 6.9.

Tuy nhiên, trong ngày 6.9 và sáng 7.9, một số du khách đã tới Tràng An để tham quan song phải quay về do điều kiện thời tiết bất lợi.

Thuyền chở khách ở khu du lịch Tràng An tập trung tại bến trước bão số 3. Ảnh: Diệu Anh
Thuyền chở khách ở khu du lịch Tràng An tập trung tại bến trước bão số 3. Ảnh: Diệu Anh

Theo Ban Quản lý Khu du lịch sinh thái Tràng An, để đảm bảo quyền lợi, đối với những du khách đặt vé thuyền online trong khoảng thời gian từ 6.9-15.9 sẽ được kéo dài hạn sử dụng trong vòng 1 tuần.

Khu du lịch sẽ mở cửa đón khách trở lại khi điều kiện thời tiết thuận lợi. Mọi thông tin du khách có thể liên hệ theo số hotline của Khu du lịch sinh thái Tràng An: 0888.713.535 hoặc 0984.117.711.

9h15: Sáng ngày 7.9, đoàn công tác Bộ NNPTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm Trưởng đoàn cùng Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy thị sát tình hình bão tại Cảng tàu du lịch Quốc tế Tuần Châu và hồ Yên Lập (TP Hạ Long).

Hiện các tàu du lịch đã ở khu neo đậu tránh trú bão an toàn. Lượng nước trữ tại hồ Yên Lập ở mức 87%. Ngày 5.9, hồ Yên Lập đã mở cửa xả lũ công suất 100 m3/s. Đến sáng ngày 7.9, hồ Yên Lập đã tăng công suất xả lũ lên 160 m3/s. Hồ thủy lợi Yên Lập có dung tích 127 triệu m3, là hồ chứa lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh, cung cấp phần lớn nước sinh hoạt cho thành phố Hạ Long, thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên.

9h05: Sẽ cấm phương tiện trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng khi đường ngập sâu trên 0,5m

Theo ông Lê Xuân Tú – Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý và Khai thác đường ôtô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, để đảm bảo an toàn giao thông, chống ùn tắc trên tuyến trước, trong và sau cơn bão, đơn vị đã phối hợp cùng Cục CSGT bố trí cán bộ chiến sĩ ứng trực tại trạm thu phí đầu tuyến (Km10) và trạm thu phí tỉnh lộ 353 (Km96) để xử lý các tình huống về sự cố, ùn tắc giao thông. Đảm bảo an toàn và giao thông thông suốt, điều động phương tiện phục vụ cứu hộ, cứu nạn trước, trong và sau khi bão đi qua.

Thiết lập chế độ thông tin tình thế trong thời gian có bão, dự kiến trước những tình huống xảy ra như mất điện, gián đoạn thông tin để chủ động phòng ngừa, khắc phục nhanh và hiệu quả khi có tình huống xảy ra.

Trường hợp đường bị ngập nước từ 0,5m trở lên, phối hợp với các lực lượng chức năng cấm toàn bộ các loại xe hoạt động qua các đoạn bị ngập sâu, chờ nước rút mới được qua lại. Bố trí lực lượng cơ động, tuần đường, nhân công đảm bảo an toàn giao thông, khi nước rút dưới 0,4m xe có thể qua được phải cắm vè hai bên và có người hướng dẫn luồng cho xe đi mới phát lệnh thông đường.

Điều động các phương tiện máy xúc, máy ủi, ôtô vận chuyển vật liệu bù phụ nền, mặt đường để đảm bảo giao thông, đảm bảo thông xe trong thời gian nhanh nhất để phục vụ cho động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn ngay sau khi tan mưa, bão…

9h - Quảng Ninh: Cầu Bãi Cháy (TP Hạ Long) cấm xe máy lưu thông.

Ảnh: Đoàn Hưng
Ảnh: Đoàn Hưng

8h50: Hải Phòng: Đường ra khu 2 Đồ Sơn ghi nhận nhiều cây xanh gẫy đổ do gió lớn từ hoàn lưu bão số 3.

Ảnh: Anh Tuấn
Ảnh: Anh Tuấn

8h40 - Nam Định: Hơn 1.000 người dân các khu tập thể, chung cư cũ đã đến nơi tránh trú an toàn

Sáng 7.9, trao đổi với PV Báo Lao Động, lãnh đạo UBND TP. Nam Định cho biết, trên địa bàn thành phố có 6 phường có khu tập thể, chung cư cũ bị xuống cấp. Hiện có hơn 1.000 nhân khẩu đã di dời đến điểm tránh trú bão số 3 an toàn.

Lực lượng chức năng căng dây khu tập thể 5 tầng xuống cấp. Ảnh: Lương Hà
Lực lượng chức năng căng dây phong tỏa tại khu tập thể 5 tầng xuống cấp. Ảnh: Lương Hà

Ghi nhận của PV Báo Lao Động tại khu tập thể 5 tầng tại phường Trần Đăng Ninh cũ nay là phường Cửa Bắc (TP Nam Định) hiện đã phong tỏa và có lực lượng chức năng túc trực phía bên ngoài.

 Công an hỗ trợ người dân di dời. Ảnh: Thu Phương
Công an hỗ trợ người dân di dời. Ảnh: Thu Phương

Ông Mai Văn Tư - Tổ trưởng tổ dân phố số 5 cũ cho biết: "Từ 16h hôm qua (6.9), người dân ở khu tập thể này đã di dời ra khỏi khu vực. Hiện tại, ở khu tập thể này có khoảng 105 hộ đang sinh sống, đến 18h cùng ngày (6.9) đã di chuyển về nhà người thân quanh khu vực và trường Mầm non Sao Vàng để tránh trú".

8h30 - Hải Phòng: Huyện đảo Cát Hải có mưa to, gió cấp 6

Tại huyện đảo Cát Hải, TP Hải Phòng ghi nhận mưa to, gió cấp 6. Đến thời điểm hiện tại, tất cả các tàu thuyền đã được neo đậu về các vị trí tránh trú an toàn; 100% nhân dân trên các bè nuôi trồng thuỷ sản về nơi tránh trú an toàn.

Video: Mai Dung

8h30 - Thanh Hóa: Biển lặng bất thường trước khi bão đổ bộ

Ghi nhận tại biển Hải Tiến (huyện Hoàng Hóa, Thanh Hóa), thời tiết có mưa nhẹ, gió nhỏ. Để phòng tránh bão số 3, tất cả các nhà hàng, khách sạn đều đóng cửa, trên đường không một bóng người.

Tại biển Hải Tiến (Thanh Hóa) biển lặng bất thường, đường phố vắng tanh, hàng quán đóng cửa chặt chuẩn bị ứng phó bão số 3. Ảnh: Quách Du
Tại biển Hải Tiến (Thanh Hóa) biển lặng bất thường, đường phố vắng tanh, hàng quán đóng cửa chặt chuẩn bị ứng phó bão số 3. Ảnh: Quách Du

Nghệ An: Do lốc xoáy trước khi bão số 3 đổ bộ, một số bè nuôi hàu, vẽm trên địa bàn phường Nghi Tân, TX Cửa Lò do rê neo, đã đâm vào các bè nuôi cá, dẫn đến rách lưới, hư hỏng bè. Bước đầu xác định có 8 hộ nuôi cá lồng bị ảnh hưởng. Cá sổ lồng khoảng hơn 3 tấn, thiệt hại khoảng 250 triệu. Lồng bè hư hỏng, ước thiệt hại hơn 200 triệu.

Ninh Bình: Sáng 7.9, dù bão số 3 chưa trực tiếp ảnh hưởng đến Ninh Bình, trời mưa nhỏ, gió nhẹ nhưng cả hệ thống chính trị và nhân dân sẵn sàng ứng phó bão.

Từ sáng sớm 7.9 và suốt những ngày qua, cán bộ Đồn Biên phòng Kim Sơn luôn có mặt ở những điểm có nguy cơ thiệt hại do bão, nhất là vùng ven biển để tuyên truyền ngư dân khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống bão.

Bộ đội biên phòng Ninh Bình tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu thuyền. Ảnh: Trần Lâm
Bộ đội biên phòng Ninh Bình tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu thuyền. Ảnh: Trần Lâm

Dọc tuyến đê Hữu Đáy, xã Hùng Tiến (huyện Kim Sơn), chính quyền và nhân dân đã nỗ lực gia cố bằng các bao cát và các vật liêu khác trước khi cơn bão đổ bộ.

Thuyền bè đã được kêu gọi về tránh, trú, neo đậu an toàn tại xã Kim Đông (huyện Kim Sơn) và các cảng, âu tài khác. Việc chằng néo được chú trọng hơn rất nhiều vì ai cũng lo bão số 3 rất mạnh.

8h - Hải Phòng: Biển Đồ Sơn có gió mạnh và sóng lớn

Ghi nhận gần 8h sáng nay (7.9), khu vực biển Đồ Sơn (TP Hải Phòng) bắt đầu có mưa, gió mạnh và sóng lớn hơn. Người dân được yêu cầu hạn chế hoặc không ra ngoài nếu không có việc thật sự cần thiết.

Ảnh: Tô Thế
Ảnh: Tô Thế

Hiện trên một số tuyến đường quận Đồ Sơn cũng đã có hiện tượng cây gãy cành, rơi xuống đường. Người dân khi di chuyển trên đường gặp gió to, mưa lớn nên tìm nơi trú. Không dừng phương tiện trú mưa dưới gốc cây cổ thụ, cột đèn…

7h - Quảng Trị: Bộ đội biên phòng bắn pháo hiệu cảnh báo có bão

7h sáng ngày 7.9, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị cho biết, tổng số tàu thuyền trên địa bàn tỉnh là 2.280 chiếc/5.582 thuyền viên.

Hiện, có 2.279 chiếc/5.572 thuyền viên vào neo đậu an toàn tại các bến. Trong đó, có 2.270 chiếc neo đậu tại bến của tỉnh Quảng Trị. Hiện, vẫn còn 1 chiếc/10 thuyền viên đang hoạt động trên vùng biển tỉnh Phú Yên.

Ngoài ra, có 110 chiếc/880 thuyền viên là tàu ngoại tỉnh neo đậu tại địa bàn tỉnh.

Biên phòng tỉnh Quảng Trị kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú bão. Ảnh: H.Nguyên.
Biên phòng tỉnh Quảng Trị kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú bão. Ảnh: H.Nguyên.

Được biết, trong đêm 6.9, Đồn Biên phòng Đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) đã bắn nhiều pháo hiệu cảnh báo bão.

Biên phòng Đảo Cồn Cỏ bắn pháo hiệu cảnh báo bão. Ảnh: H.Nguyên
Biên phòng Đảo Cồn Cỏ bắn pháo hiệu cảnh báo bão. Ảnh: H.Nguyên

Theo dự báo, trong ngày 7.9 này, vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Trị (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ) có gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao 2.0-3.5m.

6h: Nhiều cửa hàng ở Nam Định đóng cửa chống bão số 3

Trước giờ bão số 3 đổ bộ, Nam Định có mưa, nhiều cửa hàng trên địa bàn đóng cửa để ứng phó với bão.

Ngay từ 6h sáng 7.9, ghi nhận trực tiếp của PV Báo Lao Động tại khu vực trung tâm thành phố Nam Định có mưa, gió mạnh. Nhiều tuyến phố khu vực trung tâm vắng người qua lại.

Nhiều cửa hàng trên địa bàn đóng cửa từ sáng 7.9 và dùng luồng chống, buộc cửa kính để ứng phó với bão số 3.

Cửa hàng trên đường Song Hào (TP. Nam Định) dùng luồng chống, buộc cửa kính. Ảnh: Lương Hà
Cửa hàng trên đường Song Hào (TP. Nam Định) dùng luồng chống, buộc cửa kính. Ảnh: Lương Hà
Dùng bao tải, luồng gia cố cây ATM khu chân cầu Đò Quan. Ảnh: Lương Hà
Dùng bao tải, luồng gia cố cây ATM khu chân cầu Đò Quan. Ảnh: Lương Hà
Người dân dùng bao tải đựng cát gia cố mái tôn. Ảnh: Lương Hà
Người dân dùng bao tải đựng cát gia cố mái tôn. Ảnh: Lương Hà

6h: Cô Tô mất điện toàn huyện do ảnh hưởng của bão

Hình ảnh ghi lại lúc 6h45 tại thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô. Thực hiện: Đoàn Hưng

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn huyện Cô Tô (Quảng Ninh) đã xuất hiện mưa to, kèm gió giật mạnh cấp 10, gây biển động, mất điện toàn huyện.

Mưa to, gió giật mạnh cấp 12 tại xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: UBND xã Thanh Lân
Mưa to, gió giật mạnh cấp 12 tại xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: UBND xã Thanh Lân

Đêm ngày 6.9, rạng sáng ngày 7.9, toàn huyện Cô Tô đã thực hiện di tản gần 800 người đến nơi tránh bão an toàn đảm bảo các điều kiện sinh hoạt.

Trao đổi với Lao Động lúc 6h ngày 7.9, bà Nguyễn Thị Thanh Thái - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thanh Lân cho biết: Hiện tại mưa đang rất to kèm gió giật mạnh. Trước 23h ngày 6.9, xã đã chủ động vận động sơ tán 69 hộ dân có nhà xuống cấp, mái tôn, mái ngói có nguy cơ tốc mái, sập đổ về các khách sạn nhà nghỉ và nhà người dân có mái bằng kiên cố.

Biển động ở Cô Tô. Thực hiện: Đoàn Hưng

Thường trực Huyện ủy, UBND các xã, thị trấn đã phân công cán bộ trực, kiểm soát tại các điểm sơ tán, tránh trú bão tập trung; phân công cán bộ, các đơn vị lực lượng vũ trang phụ trách từng thôn, xóm.

5h30: Thông tin từ huyện Bạch Long Vĩ, TP Hải Phòng, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, tại huyện đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 11, giật cấp 13.

Hình ảnh ghi lại tại trạm hải đăng Bạch Long Vĩ vào 5h30 sáng nay 7.9. Video: Huyện Bạch Long Vĩ

Hình ảnh được ghi tại trạm hải đăng Bạch Long Vĩ vào 5h30 sáng nay 7.9, mưa to, gió rất mạnh. Trước đó, vào khoảng 21h ngày 6.9, tại đây cũng ghi nhận gió tốc độ 22-24m/giây, tương đương với cấp 9 giật cấp 10, trời không mưa.

Đến 6h30, huyện đảo Bạch Long Vĩ ghi nhận gió mạnh tương đương cấp 14, giật cấp 15. Video: Huyện Bạch Long Vĩ.

Được biết, từ chiều và tối 6.9, các hộ gia đình có nguy cơ bị ảnh hưởng bão số 3 đã được chính quyền và các lực lượng trên đảo hỗ trợ đưa về nơi tránh trú an toàn. Các hộ dân hiện đang trong đất liền không có mặt tại đảo cũng được lực lượng chức năng hỗ trợ gia cố, chằng chống nhà cửa, bảo vệ vật nuôi...

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Dự báo diễn biến mưa to gió mạnh ở Hà Nội do bão số 3 Yagi

NHÓM PV |

Đại diện cơ quan khí tượng đã phân tích tác động của bão số 3 đến thời tiết Hà Nội.

Bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ, dự báo cường độ

NHÓM PV |

Trong 3 giờ vừa qua, bão số 3 tiếp tục giảm thêm 1 cấp và đi vào Vịnh Bắc Bộ.

Tránh bão số 3, người dân chung cư ở Hà Nội sơ tán trong đêm

HẠNH THƠM |

Để đảm bảo an toàn khi bão số 3 đổ bộ, 160 người dân sống tại chung cư xuống cấp A7 Tân Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã được chính quyền đưa đi sơ tán trong đêm 6.9.

Đêm trắng của những "người hùng áo cam" sau bão Yagi

Cường Ngô |

Với mục tiêu cấp điện trở lại sớm nhất sau bão Yagi, ngay trong đêm, những người thợ điện đã khoanh vùng sự cố, khẩn trương khôi phục lưới điện.

Su-25 Nga không kích cơ sở nhân lực, khí tài của Ukraina ở Kursk

Khánh Minh |

Máy bay cường kích Su-25 của Nga không kích nơi tập trung nhân lực và vũ khí của Ukraina ở khu vực biên giới tỉnh Kursk.

Chuyển hồ sơ vụ việc tại Bắc Ninh sang cơ quan điều tra

Lam Duy |

Đoàn thanh tra chuyển vụ việc có dấu hiệu tội vi phạm về quản lý đất đai sang cơ quan điều tra, Công an tỉnh Bắc Ninh để điều tra, làm rõ.

TPHCM đầu tư 2.771 xe buýt điện, khai tử buýt dầu năm 2030

MINH QUÂN |

TPHCM đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ hệ thống xe buýt của thành phố sẽ sử dụng điện, với kế hoạch triển khai 2.771 xe buýt điện.

Xuất hiện động đất ở Huế

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Một trận động đất 3,3 độ được cơ quan chức năng ghi nhận ở Huế.

Dự báo diễn biến mưa to gió mạnh ở Hà Nội do bão số 3 Yagi

NHÓM PV |

Đại diện cơ quan khí tượng đã phân tích tác động của bão số 3 đến thời tiết Hà Nội.

Bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ, dự báo cường độ

NHÓM PV |

Trong 3 giờ vừa qua, bão số 3 tiếp tục giảm thêm 1 cấp và đi vào Vịnh Bắc Bộ.

Tránh bão số 3, người dân chung cư ở Hà Nội sơ tán trong đêm

HẠNH THƠM |

Để đảm bảo an toàn khi bão số 3 đổ bộ, 160 người dân sống tại chung cư xuống cấp A7 Tân Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã được chính quyền đưa đi sơ tán trong đêm 6.9.