Bản làng mừng cưới...

Lý Viết Trường |

Khi trời chuyển lạnh, những cơn gió heo may thổi bay cái nóng nực của mùa hè là thời điểm mùa cưới chính thức bắt đầu.

Việc cưới xin ngoài câu chuyện của những lễ nghi quy củ, việc mời cưới của gia chủ thì khách mời cũng vô cùng bối rối với việc sắp xếp thời gian tham dự và cùng với đó là câu chuyện mừng cưới…

Đám cưới của người Nùng, Tày quê tôi được tổ chức rất trang trọng, với nhiều lễ nghi như nhà trai đi dạm hỏi xin số mệnh, sau đó gia đình nhà trai nhờ thầy cúng xem lá số nếu hợp nhau thì tổ chức lễ báo mệnh, tiếp đến là lễ ăn hỏi, quan trọng nhất là lễ cưới ở hai bên gia đình. Bạn bè là một trong những thành phần khách mời không thể thiếu trong đám cưới, những người bạn cùng làng bản tới nhà chú rể giúp đỡ công việc từ ngày dựng rạp, tham gia vào đoàn đón dâu…

Phong tục đám cưới ở quê tôi có một điểm rất thú vị, đó là những người bạn cùng làng bản không thực hiện mừng cưới chú rể. Trường hợp này chỉ diễn ra giữa những người bạn là nam giới sống cùng bản với nhau, những người bạn ở ngoài dù thân thiết đến mấy thì khi đến dự đám cưới vẫn phải mừng. Câu chuyện mừng cưới diễn ra theo tinh thần mà người dân gọi là “Bát mưng bát câu”  (lần anh lần tôi), nghĩa là có đi có lại.

Với chị em phụ nữ, việc mừng cưới vẫn diễn ra bình thường, người ta quan niệm vì con gái lấy chồng ra khỏi bản nên đám cưới phải mừng. Bà Hoàng Thị Môn (58 tuổi, Lạng Sơn) cho rằng, vì con gái thường lấy chồng ngoài bản, nên việc mừng cưới giữa những người bạn dù là nam hay nữ cũng phải được thực hiện vì sau này khi đi xa sợ họ không về ăn cưới được, đến lúc đó chẳng biết phải ứng xử như thế nào. Vậy nên, khi họ cưới, mình cứ mừng tiền, nếu đến lúc mình cưới họ không đến dự được, họ sẽ gửi tiền mừng lại, thế cho tiện.

Việc mừng cưới giữa những người bạn là biểu hiện của văn hóa có đi có lại, những người bạn là nam giới vẫn sống với nhau trên cùng một mảnh đất nên không cần mừng cưới, còn những người bạn là nữ giới, sau khi cưới họ có thể đi tới vùng đất khác nên thực hiện mừng cưới như bình thường.

Người Nùng, Tày ở Lạng Sơn có câu diễn ngôn “Bát mưng bát câu” (lần anh lần tôi), nghĩa là lần này tôi tặng bạn lần sau bạn tặng lại tôi.

Văn hóa biếu tặng có đi có lại không chỉ tồn tại ở người Nùng và Tày, mà trong tất cả các tộc người cả ở Việt Nam, thế giới đều có tục lệ này.

Ở người Việt, mối quan hệ có đi có lại tồn tại, là quy tắc chi phối những ứng xử văn hóa từ trong đời sống thường ngày đến những dịp lễ nghi hiếu hỷ. Thực tế cuộc sống chứng minh, ai thực hiện tốt quy tắc này, sẽ tạo dựng và làm giàu được mạng lưới xã hội của mình, ngược lại cá nhân nào vi phạm quy tắc này thì sẽ tự tháo mình ra khỏi mắt xích của mạng lưới xã hội.

Văn hóa là khác biệt, mỗi địa phương lại có những điểm riêng biệt trong thực hành văn hóa, những ứng xử trong đám cưới của người Nùng, Tày vừa kể ở trên cũng vậy. Câu chuyện mừng cưới giữa các mối quan hệ diễn ra như thế nào, mừng hay không mừng, mừng bao nhiêu tiền… là phụ thuộc vào đặc thù riêng của từng địa phương.

Người Nùng, Tày có câu diễn ngôn “Táng tì táng tẻm hương, táng mường táng tào lỵ”, nghĩa là mỗi nơi có một phong tục văn hóa riêng, chỉ những người trong cuộc mới thấu hiểu hơn cả, vậy nên, khi đứng trước những câu chuyện về văn hóa, những người ngoài cuộc hãy nhìn nhận vấn đề một cách khách quan trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt.

Lý Viết Trường
TIN LIÊN QUAN

Lễ cưới hỏi rước dâu của người Sán Chỉ

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Lễ cưới hỏi rước dâu của người dân tộc Sán Chỉ ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có nhiều nét độc đáo đã tồn tại từ lâu đời. Sau khi đôi lứa yêu nhau và được gia đình đồng thuận sẽ tiến hành các bước so mệnh, cưới hỏi, thách cưới và tổ chức đám cưới. Trong khuôn khổ lễ hội mùa vàng Bình Liêu 2022, Lễ cưới hỏi rước dâu của người Sán Chỉ được tái hiện tại thôn Ngàn Pạt, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu.

Vui buồn mùa cưới: Không thân thiết thì không mời

LƯƠNG HẠNH |

Khách nào nên mời, khách nào không nên mời luôn khiến các cặp đôi “đau đầu” trước ngày tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, nhiều người chia sẻ sẽ không mời những người không thân thiết đến tham dự ngày trọng đại của mình.

Vui buồn mùa cưới: Cô dâu, chú rể công khai số tài khoản

Phương Trang |

Sau khi nhận được những tấm thiệp mời cưới, nhiều sinh viên không khỏi băn khoăn nên đi tiền mừng bao nhiêu khi chưa có thu nhập.

Chỉ thị 07 của Thủ tướng: Quản lý chặt thông tin trên báo chí, mạng xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ thị số 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ làm công tác truyền thông chính sách; hướng dẫn vị trí việc làm, định mức biên chế công chức, viên chức làm công tác truyền thông.

Hà Giang làm rõ vụ bà Hoàng Hường gọi mèn mén là cám lợn

Phong Quang |

Công an tỉnh Hà Giang, Sở Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ thông tin vụ việc bà Hoàng Thị Hường gọi người kinh doanh dịch vụ ở Dốc Thẩm Mã là những người ăn xin và gọi mèn mén là cám lợn.

Kiểm định viên quân sự làm đăng kiểm: Nhanh, chuyên nghiệp, thoát ùn tắc

MINH HÀ - HÀ CHI |

Sau 1 ngày chính thức có sự tham gia hỗ trợ đăng kiểm xe của lực lượng kiểm định viên quân sự, các trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội đã tăng năng suất kiểm định, góp phần nhanh chóng giải tỏa ùn tắc.

Đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà xử lý các công trình sai phép

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Khu Kinh tế (KKT) Dung Quất ở tỉnh Quảng Ngãi đang là điểm nóng về tình trạng vi phạm xây dựng trái phép và sử dụng đất sai mục đích. Trước thực trạng này, nhà chức trách đang có biện pháp mạnh, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm.

Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12 ở Hà Nội

Bích Hà |

Trong hai ngày 7 và 8.4, toàn bộ học sinh lớp 12 ở Hà Nội sẽ làm bài thi khảo sát theo đề chung, được tổ chức tương tự như kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Lễ cưới hỏi rước dâu của người Sán Chỉ

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Lễ cưới hỏi rước dâu của người dân tộc Sán Chỉ ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có nhiều nét độc đáo đã tồn tại từ lâu đời. Sau khi đôi lứa yêu nhau và được gia đình đồng thuận sẽ tiến hành các bước so mệnh, cưới hỏi, thách cưới và tổ chức đám cưới. Trong khuôn khổ lễ hội mùa vàng Bình Liêu 2022, Lễ cưới hỏi rước dâu của người Sán Chỉ được tái hiện tại thôn Ngàn Pạt, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu.

Vui buồn mùa cưới: Không thân thiết thì không mời

LƯƠNG HẠNH |

Khách nào nên mời, khách nào không nên mời luôn khiến các cặp đôi “đau đầu” trước ngày tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, nhiều người chia sẻ sẽ không mời những người không thân thiết đến tham dự ngày trọng đại của mình.

Vui buồn mùa cưới: Cô dâu, chú rể công khai số tài khoản

Phương Trang |

Sau khi nhận được những tấm thiệp mời cưới, nhiều sinh viên không khỏi băn khoăn nên đi tiền mừng bao nhiêu khi chưa có thu nhập.