Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng: Điều chỉnh quy hoạch là cấp thiết

THANH HẢI |

Như số trước đã đưa, bán đảo Sơn Trà hiện đã có hàng chục dự án du lịch khai thác, hàng trăm nền móng biệt thự chờ bán, nhưng câu chuyện cấp phép đầu tư, xây dựng các du lịch sinh thái, để phát triển kinh tế hay để Sơn Trà nguyên trạng vẫn đang là tranh cãi với nhiều mâu thuẫn… Tất cả đang chờ quyết định cuối cùng của Thủ tướng Chính phủ.

Sơn Trà là độc nhất, nên để nguyên

Đó là ý kiến của GS-TS-KTS Hoàng Đạo Kính. Theo KTS Hoàng Đạo Kính, với hơn 1.200km2 diện tích, TP.Đà Nẵng đã sở hữu tất cả các yếu tố đặc sắc về tài nguyên thiên nhiên mà không địa phương nào trên cả nước có được. Cái độc đáo riêng có của tài nguyên thiên nhiên ở Đà Nẵng là có đủ các yếu tố cấu thành như biển, vịnh, bán đảo, cù lao, sông ngòi, đồi núi, có cả đồng bằng, làng quê và đô thị hiện đại. Chính tài nguyên đặc sắc đó là xuất phát điểm, là động lực để phát triển Đà Nẵng nói chung, trong đó có du lịch. Tài nguyên về phát triển du lịch sinh thái của Đà Nẵng vẫn là tiềm năng có thể nói là hơn hẳn nhiều địa phương khác. Chính vì vậy, Đà Nẵng không nên chỉ nhìn chằm chằm vào khu vực bờ biển mà còn rất nhiều nơi, vị trí đặc sắc để làm du lịch sinh thái.

Cho tới thời điểm này, có thể nói là Đà Nẵng đã quá vội vàng trong quy hoạch, phát triển vùng biển dọc Mỹ Khê lẫn vịnh Đà Nẵng. Quy hoạch kiến trúc xây dựng khu vực biển đã tản mạn, lố nhố, phá nát cảnh quan bờ đông.

Đà Nẵng hiện chỉ còn mỗi Sơn Trà. Với giá trị tài nguyên thiên nhiên đặc sắc, độc nhất vô nhị, Sơn Trà không chỉ là lá phổi, mà còn là thương hiệu nhận diện, là logo của TP.Đà Nẵng. Vì vậy nên tìm hiểu thật kỹ, thật thận trọng khi đụng vào hòn ngọc quý này. Quan điểm của tôi là Sơn Trà như một bức tranh, chỉ để ngắm nhìn mà không được trèo lên, bước vào. Đó là điểm nhấn trong bức tranh tổng thể kiến tạo nên Đà Nẵng, vì vậy, ngoài những dự án nào lỡ triển khai, còn lại nên rút khỏi Sơn Trà.

Khai thác, nhưng hài hoà với thiên nhiên

KTS Nguyễn Tấn Vạn - Chủ tịch Hội KTS Việt Nam - thì có quan điểm “thoáng” hơn. Báu vật Sơn Trà trở thành cơ hội phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng. Tuy nhiên, phải có giải pháp thông minh để vừa khai thác tốt tiềm năng du lịch, đồng thời phải đảm bảo tuyệt đối không xâm hại đến môi trường. Giải pháp không thiếu.

KTS Nguyễn Tấn Vạn cho rằng, cấp phép đầu tư cho các dự án làm du lịch để phát triển kinh tế xã hội là cần thiết. Việc này không ai và không ở đâu cấm cả. Nhất là đối với các dự án du lịch sinh thái thì cần được khuyến khích và ưu đãi. Tuy nhiên, không thể chấp nhận các dự án xâm hại thô bạo đến thiên nhiên, môi trường như cách làm của Cty CP biển Tiên Sa tại bán đảo Sơn Trà đang được dư luận quan tâm.

Nhiều nơi trên thế giới, và ngay cả ở Ninh Thuận, Nha Trang của Việt Nam, hiện đang có rất nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp 5 đến 6 sao, giá ở đắt đỏ cả ngàn đô la một đêm, nhưng khi xây dựng, người ta có chặt bỏ cây xanh nào đâu? Ngay tại Sơn Trà, KS Intercontinental có đẳng cấp số 1 thế giới, là một trong những nơi đảm bảo lưu trú cho các nhà tài phiệt, các nguyên thủ quốc gia, góp phần hoàn chỉnh hạ tầng để Đà Nẵng đảm bảo điều kiện đăng cai Tuần lễ cấp cao APEC, cũng ẩn mình trong rừng nguyên sinh. Vì vậy, không thể chấp nhận dự án ủi trắng, xây dựng với mật độ dày đặc như Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa đang triển khai được. Kể cả việc dự án này được cấp phép đầy đủ các thủ tục pháp lý theo đúng quy định của pháp luật thì cũng cần phải đình chỉ, xem xét lại và buộc phải có giải pháp thi công thông minh hơn.

KTS Nguyễn Tấn Vạn cũng nêu rõ quan điểm, tài nguyên thiên nhiên là tài sản của quốc gia, mọi người dân đều phải được thụ hưởng, phải tạo điều kiện cho nhiều người được thụ hưởng, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. Nhưng khai thác kinh tế thì cũng nhằm mục đích phát triển, tôn vinh và góp phần bảo tồn tốt hơn tài nguyên thiên nhiên đó. Mặt khác, kinh nghiệm xây dựng các khu du lịch sinh thái nhưng hài hoà với cảnh quan, đảm bảo môi trường bền vững… ở Việt Nam không thiếu. Chỉ có làm ẩu, chụp giật thì mới xâm hại thô bạo đến rừng, huỷ hoại môi trường. Hiện có rất nhiều giải pháp thi công thông minh, kiến trúc thông minh, tạo ra những công trình xây dựng hài hoà với thiên nhiên và không ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh.

Đồng quan điểm này, nguyên Bí thư TP.Hội An - ông Nguyễn Sự - không phản đối việc cấp phép đầu tư các dự án du lịch trên Sơn Trà để phát triển kinh tế, nhưng không phải làm đại trà theo kiểu phân lô, bán nền. Nếu cách làm du lịch sinh thái như Bảo tàng Đùng Đình trên Sơn Trà thì không ai chống cả. Riêng đối với dự án Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa thì không thể chấp nhận với giải pháp thi công lẫn mật độ xây dựng đồ sộ, dày đặc trên rừng như vậy được.

Việc chính quyền cấp sổ đỏ cho dự án với mục đích làm đất ở lâu dài là vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai. Bởi nếu từ đất ở, thì chính quyền có thể cấp sổ, chuyển đổi sang mục đích đất sản xuất kinh doanh. Nhưng, mục đích giao đất ban đầu cho Cty CP biển Tiên Sa là cho thuê đất hoạt động sản xuất kinh doanh - đặc biệt là đất vừa chuyển đổi từ Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, nhưng giờ lại cấp sổ đỏ đất ở, mục đích sử dụng lâu dài là hoàn toàn sai. Cần phải rà soát những sai phạm tương tự ở các dự án đã cấp phép trên Sơn Trà để chấn chỉnh, đồng thời điều chỉnh ngay quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà mà Chính phủ đã phê duyệt là cần thiết.

THANH HẢI
TIN LIÊN QUAN

Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội quan tâm đến quy hoạch Sơn Trà

THÙY TRANG |

Thông tin từ Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, ngày 15.5, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có công văn gửi Hiệp hội đề nghị cung cấp thông tin về những kiến nghị để có căn cứ trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quy hoạch Sơn Trà.

Bán đảo Sơn Trà: Hàng loạt bất thường từ các dự án du lịch

Thanh Hải |

Chỉ đến khi dự án Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa triển khai san ủi theo kiểu san đồi, xẻ núi, xâm hại thô bạo đến Sơn Trà (Đà Nẵng) thì người dân địa phương mới biết có thêm một dự án trên bán đảo - vốn là đất quốc phòng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội quan tâm đến quy hoạch Sơn Trà

THÙY TRANG |

Thông tin từ Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, ngày 15.5, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có công văn gửi Hiệp hội đề nghị cung cấp thông tin về những kiến nghị để có căn cứ trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quy hoạch Sơn Trà.

Bán đảo Sơn Trà: Hàng loạt bất thường từ các dự án du lịch

Thanh Hải |

Chỉ đến khi dự án Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa triển khai san ủi theo kiểu san đồi, xẻ núi, xâm hại thô bạo đến Sơn Trà (Đà Nẵng) thì người dân địa phương mới biết có thêm một dự án trên bán đảo - vốn là đất quốc phòng.