Ai bảo kê cho Cty CP XKLĐ &TMDL Thanh Hoá đào tạo chui cho người đi XKLĐ?

Xuân Hùng |

Văn phòng Đại diện Cty CP xuất khẩu lao động và thương mại du lịch Thanh Hoá do bà Lê Thị Tố Như đứng đầu đã tuyển dụng, mở lớp đào đạo tiếng, chuyên môn cho người lao động đi xuất khẩu lao động bất chấp quy định của Bộ LĐTBXH. 

Theo “hồ sơ pháp lý” do bà Lê Thị Tố Như - Trưởng Văn phòng đại diện Cty CP Xuất khẩu lao động và thương mại du lịch Thanh Hoá cung cấp, văn phòng của bà có địa chỉ số 155, lô 10 Trần Bình Trọng, phường Quảng Hưng, TP. Thanh Hoá.

Thực tế, văn phòng đại diện của bà Như là ngôi nhà 4 tầng ở số 237, phường Đông Hương, TP. Thanh Hoá. Đến ngày 11.12.2017, tại địa chỉ này vẫn treo biển hoạt động bình thường. Thị trường văn phòng bà Như tuyển dụng chủ yếu là Trung Đông…

Văn phòng của bà Như ở số 237 đường Đông Hương, P. Đông Hương, TP. Thanh Hoá, không như trong đăng ký. Ảnh: X.H
Văn phòng của bà Như ở số 237 đường Đông Hương, P. Đông Hương, TP. Thanh Hoá, không như trong đăng ký. Ảnh: X.H

Cũng theo hồ sơ pháp lý trên, văn phòng đại diện của bà Như trực thuộc Cty CP XKLĐ và thương mại du lịch có địa chỉ tại 103 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội. Tuy nhiên, trong giấy chứng nhận đăng ký DN cấp lại lần thứ 8 của Cty này năm 2015 thì Cty không có chi nhánh nào ở Thanh Hoá.

 
 
 
 Lớp đào tạo tiếng Ả rập chui trong cơ sở của bà Lê Thị Tố Như. Ảnh: X.H

Theo quy định của Bộ LĐTB-XH, DN chỉ đủ điều kiện đưa người lao động đi XKLĐ khi “có cơ sở đào tạo lao động giúp việc gia đình bao gồm phòng học lý thuyết, phòng thực hành với đủ trang thiết bị dạy ngoại ngữ và kỹ năng nghề; chỗ ăn ở và sinh hoạt nội trú cho tối thiểu 20 lao động trở lên; có tối thiểu 1 giáo viên chuyên trách dạy tiếng Ả rập  và 1 giáo viên đào tạo kỹ năng nghề giúp việc gia đình”. Và DN chỉ được phép đào tạo NLĐ khi có báo cáo và được Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho phép. 

Vậy nhưng, chi nhánh của bà Như không đáp ứng bất cứ điều kiện nào nêu trên. Căn phòng làm nơi ở cho NLĐ chật như nêm, NLĐ chen chúc như sống “chui”. Bà Lê Thị Tố Như không xuất trình được bất cứ giấy phép nào theo quy định về việc tổ chức lớp học và cho NLĐ cư trú. 

Trả lời Báo Lao Động, ông Lê Đình Tùng - Phó Giám đốc Sở LĐTB-XH Thanh Hoá - người trực tiếp phụ trách mảng XKLĐ cho hay, ông chưa biết gì về văn phòng này. Ông Tùng than thở cho rằng do lực lượng thanh - kiểm tra của sở mỏng nên cũng không nắm hết hoạt động của các VP XKLĐ.

Văn phòng của bà Như nằm ngay trên trục đường chính ở TP. Thanh Hoá và trưng biển lớn. Ông Tùng cũng không biết bà Lê Thị Tố Như - Trưởng VP đại diện Cty CP Xuất khẩu lao động và thương mại du lịch Thanh Hoá. 

VP Cty CP Xuất khẩu lao động và thương mại du lịch Thanh Hoá do bà Như đứng đầu cũng mới bị các cơ quan chức năng tỉnh Kontum phơi bày hoạt động bỏ rơi NLĐ ở địa phương này. 

Xuân Hùng
TIN LIÊN QUAN

Lao động đi làm giúp việc gia đình tại Ả-rập Xê-út: Đào tạo tối thiểu 45 ngày

Quỳnh Chi |

Bộ LĐTBXH đang hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, với các thị trường “nóng”, điều kiện với DN và người lao động đều được làm kỹ và chặt chẽ hơn.

Đi xuất khẩu lao động, có được bảo lưu bảo hiểm xã hội?

NAM DƯƠNG |

Bạn đọc T.H, email: nguyenthinhux@xxx, hỏi: Em nghỉ việc ở Cty từ tháng 8.2017. Năm sau, em đi xuất khẩu lao động nên không lãnh được BHXH một lần. Em có thể bảo lưu thời gian tham gia BHXH không và thủ tục thế nào?

Tiếp tục “siết” công tác xuất khẩu lao động

QUỲNH CHI |

Bộ LĐTBXH đã hoàn thiện dự thảo nghị định quy định hướng dẫn chi tiết thực thi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hiện đang lấy ý kiến các bộ ngành có liên quan để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ. Đây là nỗ lực nhằm cụ thể hóa luật và tiếp tục “siết” công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) vốn nhiều tồn tại thời gian qua.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Lao động đi làm giúp việc gia đình tại Ả-rập Xê-út: Đào tạo tối thiểu 45 ngày

Quỳnh Chi |

Bộ LĐTBXH đang hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, với các thị trường “nóng”, điều kiện với DN và người lao động đều được làm kỹ và chặt chẽ hơn.

Đi xuất khẩu lao động, có được bảo lưu bảo hiểm xã hội?

NAM DƯƠNG |

Bạn đọc T.H, email: nguyenthinhux@xxx, hỏi: Em nghỉ việc ở Cty từ tháng 8.2017. Năm sau, em đi xuất khẩu lao động nên không lãnh được BHXH một lần. Em có thể bảo lưu thời gian tham gia BHXH không và thủ tục thế nào?

Tiếp tục “siết” công tác xuất khẩu lao động

QUỲNH CHI |

Bộ LĐTBXH đã hoàn thiện dự thảo nghị định quy định hướng dẫn chi tiết thực thi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hiện đang lấy ý kiến các bộ ngành có liên quan để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ. Đây là nỗ lực nhằm cụ thể hóa luật và tiếp tục “siết” công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) vốn nhiều tồn tại thời gian qua.