Vì sao phải phục chế siêu phẩm hội họa bên trong lồng kính trong suốt

Theo Dân trí |

Siêu phẩm hội họa của danh họa người Hà Lan Rembrandt van Rijn (1606-1669) sẽ được phục chế bên trong một lồng kính trong suốt, để những người yêu hội họa có thể quan sát quá trình phục chế.

Tác phẩm được phục chế là bức “Night Watch” (Tuần đêm), hoạt động phục chế bắt đầu được thực hiện tại bảo tàng Rijksmuseum, nằm ở thành phố Amsterdam, Hà Lan từ thứ 2 tuần này. Dự kiến hoạt động phục chế sẽ diễn ra trong một tháng. Các chuyên gia sẽ làm việc bên trong một phòng kính được thiết kế đặc biệt. Hiện tại, họ đang tiến hành giám định tình trạng bức tranh.

Tác phẩm được thực hiện hồi năm 1642 đã trải qua lần phục chế cuối cùng cách đây 40 năm, sau khi bị rạch bởi một người đàn ông có mang dao. Hiện tại, bức tranh đang có dấu hiệu bị bạc màu ở một số chỗ nên hoạt động phục chế cần được tiến hành.

Phòng kính đã chính thức được dựng lên để các chuyên gia vào làm việc bên trong kể từ ngày thứ 2 tuần này, những công nghệ hiện đại sẽ được đưa vào sử dụng. Những người yêu hội họa trên khắp thế giới có thể theo dõi dự án này thông qua cập nhật trên mạng Internet.

Hoạt động phục chế tranh sẽ diễn ra trong một tháng và bắt đầu từ thứ 2 tuần này. Ảnh: Daily Mail.
Hoạt động phục chế tranh sẽ diễn ra trong một tháng và bắt đầu từ thứ 2 tuần này. Ảnh: Daily Mail.
Làm việc bên trong phòng kính, các chuyên gia đang tiến hành giám định tình trạng bức tranh được thực hiện từ thế kỷ 17 khắc họa hoạt động dân phòng. Ảnh: Daily Mail.
Làm việc bên trong phòng kính, các chuyên gia đang tiến hành giám định tình trạng bức tranh được thực hiện từ thế kỷ 17 khắc họa hoạt động dân phòng. Ảnh: Daily Mail.

Bức tranh đã từng trải qua một đợt phục chế lớn cách đây 40 năm, khi tác phẩm bị rạch bởi một người đàn ông dùng dao tấn công tác phẩm. Giờ đây, bức tranh lại bắt đầu để lộ những mảng phai màu. Ảnh: Daily Mail.
Bức tranh đã từng trải qua một đợt phục chế lớn cách đây 40 năm, khi tác phẩm bị rạch bởi một người đàn ông dùng dao tấn công tác phẩm. Giờ đây, bức tranh lại bắt đầu để lộ những mảng phai màu. Ảnh: Daily Mail.

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi thực sự tiến hành phục chế toàn diện tác phẩm và sẽ có thể hiểu thêm về tác phẩm không chỉ nhờ một vài mẫu vật lấy ra để tiến hành xét nghiệm mà còn có thể tiến hành nghiên cứu toàn bộ tác phẩm dựa trên những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.

“Chúng tôi vẫn chưa hiểu biết nhiều về cách danh họa Rembrandt thực hiện tác phẩm này. Giờ đây, chúng tôi hy vọng sẽ có thể thấu hiểu nhiều hơn về quá trình thực hiện tác phẩm của ông”, giám đốc bảo tàng Rijksmuseum - ông Taco Dibbits cho hay.

Bức vẽ đã trải qua nhiều lần phục chế lớn nhỏ trong suốt những thế kỷ qua. Giờ đây, du khách đến thăm bảo tàng có thể theo dõi quá trình phục chế trực tiếp, những người yêu hội họa có thể theo dõi trên mạng. Ảnh: Daily Mail.
Bức vẽ đã trải qua nhiều lần phục chế lớn nhỏ trong suốt những thế kỷ qua. Giờ đây, du khách đến thăm bảo tàng có thể theo dõi quá trình phục chế trực tiếp, những người yêu hội họa có thể theo dõi trên mạng. Ảnh: Daily Mail.
Những du khách đầu tiên đến bảo tàng và được chứng kiến trực tiếp hoạt động phục chế.
Những du khách đầu tiên đến bảo tàng và được chứng kiến trực tiếp hoạt động phục chế.
Giám đốc bảo tàng Rijksmuseum - ông Taco Dibbits (phải). Ảnh: Daily Mail.
Giám đốc bảo tàng Rijksmuseum - ông Taco Dibbits (phải). Ảnh: Daily Mail.
Giám đốc bảo tàng Rijksmuseum - ông Taco Dibbits (phải). Ảnh: Daily Mail.
Tác phẩm đã trải qua nhiều lần phục chế, cho tới giờ, một số mảng tranh bắt đầu phai màu. Ảnh: Daily Mail.
Tác phẩm đã trải qua nhiều lần phục chế, cho tới giờ, một số mảng tranh bắt đầu phai màu. Ảnh: Daily Mail.
Du khách vẫn có thể chiêm ngưỡng tác phẩm và theo dõi cả quá trình phục chế.
Du khách vẫn có thể chiêm ngưỡng tác phẩm và theo dõi cả quá trình phục chế.

Hoạt động phục chế bắt đầu diễn ra bên trong phòng kính hồi đầu tuần này.
Hoạt động phục chế bắt đầu diễn ra bên trong phòng kính hồi đầu tuần này.

Mỗi năm có hơn 2 triệu du khách tới thăm bảo tàng Rijksmuseum, nơi đây có bộ sưu tập tác phẩm của danh họa Rembrandt lớn nhất thế giới. Danh họa Rembrandt vốn được biết tới với cách sử dụng ánh sáng sáng tạo và cách tạo bố cục mới mẻ, cách tân.

Danh họa Rembrandt là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất của hội họa thế giới và là một nhân vật quan trọng trong lịch sử hội họa Hà Lan. Khởi đầu sự nghiệp, ông thực hiện những bức tranh nhỏ nhưng chứa rất nhiều chi tiết. Về sau, ông dùng ánh sáng đặc tả trong tác phẩm của mình, để dành những khoảng tranh lớn để khắc họa bóng đổ và chuyển sang thực hiện những tác phẩm cỡ lớn.

Bắt đầu từ năm 1628, Rembrandt nhận học trò và từng hướng dẫn khoảng 50 học trò. Người ta cho rằng sự suy sụp của Rembrandt trong giai đoạn sau của sự nghiệp là do cái chết của người vợ và sự chê bai dành cho bức “Tuần đêm” đến từ chính những người đã đặt hàng ông thực hiện tác phẩm.

Theo Dân trí
TIN LIÊN QUAN

Nhan sắc diễn viên thủ vai "Nàng tiên cá" gây tranh cãi

Thịnh Phạm |

Nhan sắc của ngôi sao trẻ Halle Bailey được cho là không đủ tiêu chuẩn để đảm nhận vai "Nàng tiên cá" ở phiên bản live-action lần này của hãng Disney.

Tranh dân gian làng Sình - dấu ấn văn hóa Cố đô

Xuân Nương |

Từ hơn 400 năm trước, tranh làng Sình (nay thuộc thôn Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã xuất hiện và được sử dụng phổ biến. Là một nhân chứng cho nét văn hóa đặc sắc có bề dày lịch sử lâu đời trên mảnh đất Cố đô, tranh làng Sình nay vẫn tồn tại và đang được giữ gìn dù đi qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian.

Vấn nạn chép tranh lên áo dài: Cần xử lý nghiêm như làm hàng giả!

Minh Thi |

Vì sao phí bản quyền tranh in áo dài không cao nhưng các đơn vị vi phạm vẫn cố tình né tránh liên hệ và trách nhiệm với họa sĩ? Và phải khi có luật sư vào cuộc mới chịu thừa nhận mình đã vi phạm bản quyền? Phải chăng vì thói quen “xài chùa” đã ăn sâu trong nhận thức, hay bởi những vụ việc nghiêm trọng như “phục chế tranh thật thành… tranh giả” còn chưa bị xử lý nên coi thường, không sợ viễn cảnh phải kéo nhau ra hầu tòa?

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Nhan sắc diễn viên thủ vai "Nàng tiên cá" gây tranh cãi

Thịnh Phạm |

Nhan sắc của ngôi sao trẻ Halle Bailey được cho là không đủ tiêu chuẩn để đảm nhận vai "Nàng tiên cá" ở phiên bản live-action lần này của hãng Disney.

Tranh dân gian làng Sình - dấu ấn văn hóa Cố đô

Xuân Nương |

Từ hơn 400 năm trước, tranh làng Sình (nay thuộc thôn Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã xuất hiện và được sử dụng phổ biến. Là một nhân chứng cho nét văn hóa đặc sắc có bề dày lịch sử lâu đời trên mảnh đất Cố đô, tranh làng Sình nay vẫn tồn tại và đang được giữ gìn dù đi qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian.

Vấn nạn chép tranh lên áo dài: Cần xử lý nghiêm như làm hàng giả!

Minh Thi |

Vì sao phí bản quyền tranh in áo dài không cao nhưng các đơn vị vi phạm vẫn cố tình né tránh liên hệ và trách nhiệm với họa sĩ? Và phải khi có luật sư vào cuộc mới chịu thừa nhận mình đã vi phạm bản quyền? Phải chăng vì thói quen “xài chùa” đã ăn sâu trong nhận thức, hay bởi những vụ việc nghiêm trọng như “phục chế tranh thật thành… tranh giả” còn chưa bị xử lý nên coi thường, không sợ viễn cảnh phải kéo nhau ra hầu tòa?