Văn hóa dân tộc thiểu số “thoi thóp sống”

ĐẶNG CHUNG |

Trong năm 2016, hàng chục hội thảo về bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số VN được tổ chức, từ cấp quốc gia đến địa phương. Mới đây nhất, ngày 21.12, vấn đề này tiếp tục được tranh luận sôi nổi trong một hội thảo khoa học do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật VN, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số VN phối hợp tổ chức. Một thông điệp không mới lại được nhấn mạnh, về việc cần thiết phải bảo tồn bản sắc văn hoá tộc người, nhưng chưa bao giờ thực trạng về sức sống của văn hóa dân tộc thiểu số được nêu ra ở mức báo động và cấp thiết đến thế.

Chợ tình bị thương mại, nhà rông “pha” bê tông

Hàng trăm nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ và những người con của các dân tộc thiểu số tham gia hội thảo “Thực trạng, giải pháp giữ gìn, phát huy văn hóa cổ truyền các dân tộc thiểu số VN” lần này đã bày tỏ nỗi đau xót khi phải chứng kiến bản sắc, truyền thống dân tộc mình cứ mai một dần mỗi ngày.

Nhạc sĩ, nhà thơ, nhà sưu tầm và nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên Krajan Plin là người dân tộc Cơ Ho nhóm Lạch, vừa là một già làng uy tín, vừa là Chủ nhiệm CLB Văn hóa Cồng Chiêng Lang Bian, lo lắng khi nhìn những cánh rừng gắn với bản làng mình cứ mất dần, nhà rông cũng thưa thớt. “Mất rừng nghĩa là văn hóa không còn. Vấn đề mất dần bản sắc không còn là vấn đề xã hội đơn thuần nữa mà có thể đánh giá trên bình diện nhân chủng học. Sự đánh mất bản sắc dân tộc tại miền Trung Tây Nguyên cũng như nhiều dân tộc vùng cao khác ở Việt Nam cho thấy nguy cơ bị tuyệt chủng sau khi mất gốc của họ là rất cao. Ở Tây Nguyên, kiếm được những nghệ nhân diễn tấu cồng chiêng đã khó mà nghệ nhân chỉnh chiêng cũng thưa thớt dần. Và rất có thể, khi lớp người già ở các bản làng mất, họ cũng sẽ mang theo những nét đẹp văn hóa của dân tộc họ đi, bởi con cháu không theo nữa. Các em bị ảnh hưởng bởi trào lưu hội nhập, bị Kinh hóa, Tây hóa hết rồi” - nhạc sĩ Krajan Plin băn khoăn.

Nhà nghiên cứu Linh Nga Niekdăm cũng đầy trăn trở về thực trạng văn hóa cổ truyền của nhiều dân tộc thiểu số hiện nay: “Ở Gia Lai, Kon Tum, để nâng cao hiệu quả khai thác du lịch, các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn tỉnh xây sẵn nhà rông bằng bêtông cho các buôn làng. Những nơi này hầu hết chỉ “vui vẻ, náo nhiệt” trong ngày khánh thành, hoặc khi có quan khách tới, còn sau đó lâm vào cảnh “đắp chiếu”. Bởi bà con cho rằng nhà rông ximăng không phải là nhà cộng đồng. Họ không quen, nên nhất quyết không đến sinh hoạt văn hóa”.

Bà cũng cho rằng bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số đang bị mai một rất nhiều, thậm chí đang “thoi thóp sống”. “Nếu quá trình phố thị hóa, thành thị hóa cứ phát triển với tốc độ mạnh mẽ thế, bản làng biến thành đại công trường xây dựng ầm ầm, thì chẳng bao lâu nữa những nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số có lẽ chỉ còn thấy trong sách vở, hay ở viện bảo tàng” - bà Linh Nga Niekdăm chua xót.

Chủ tịch Hội Nhà văn VN - nhà thơ Hữu Thỉnh cũng cho rằng, việc bảo tồn văn hóa các tộc người là cấp thiết và cơ hội gìn giữ những nét đẹp văn hóa đang vô cùng mong manh: “Đúng là đang diễn ra quá trình phố thị hóa, thành thị hóa làng bản. Điều này đem lại đời sống tốt hơn cho bà con, khi có điều kiện phát triển du lịch, nhưng cũng đồng nghĩa với nguy cơ bị mất bản sắc văn hóa. Rồi vấn đề di dân để xây dựng các công trình thủy điện ồ ạt hiện nay cũng rất đáng bàn. Đó là sự hy sinh rất lớn của bà con các dân tộc, khi họ phải bỏ làng, bỏ bản mà đi. Rồi nạn phá rừng cũng là khuyên nhân khiến các tập tục của bản làng bị mai một dần. Quá trình giao lưu hội nhập, Kinh hóa, Tây hóa khiến các em nhỏ người dân tộc thiểu số không biết nói tiếng của dân tộc mình. Các em nhỏ cũng không thích mặc quần áo dân tộc, mà thích chạy theo mốt nọ, mốt kia. Rồi chợ tình bây giờ cũng thành thương hiệu để bán, để đóng, để diễn chứ không phải cuộc sống tự nhiên như ngày xưa nữa”.

Bảo tồn không ở đâu xa

Vào tháng 8.2016, Bộ VHTTDL đã phê duyệt dự án “Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số” đến năm 2020 với kinh phí hơn 54 tỉ đồng. Cũng có nhiều chính sách bảo tồn, xây dựng nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Nhưng từ chia sẻ của những nhà nghiên cứu, để bảo tồn được bản sắc văn hóa các dân tộc, thì kinh phí có lẽ không phải yếu tố quan trọng nhất.

“Vẫn còn nhiều người tâm huyết với bảo tồn văn hóa. Đến các bản làng đều có thể bắt gặp những người như vậy. Hãy bắt đầu từ họ, trân quý và động viên họ. Điều quan trọng nữa là cần mở thêm các lớp đào tạo các thế hệ nghiên cứu, sưu tầm các nét độc đáo của văn hóa dân tộc. Việc sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng cũng là nhu cầu của mỗi người dân. Vì thế bảo tồn không ở đâu xa, mà ở ngay thái độ tôn trọng văn hóa và nếp nghĩ của người dân ở mỗi cộng đồng. Thời gian qua tôi thấy nhiều người phê phán lễ hội đâm trâu là dã man, nhưng họ không hiểu rằng với đồng bào ở Tây Nguyên chúng tôi thì “con trâu không phải là đầu cơ nghiệp”, mà là một vật để hiến tế thần linh. Họ phê phán như thế là rất khập khiễng, chẳng khác nào lấy nền văn minh lúa nước để áp đặt lên văn minh nương rẫy” - nhạc sĩ Krajan Dick nêu quan điểm.

Ông cũng kiến nghị rằng, “việc bảo tồn cần bắt đầu từ mỗi người dân ở các dân tộc. Họ chính là chủ thể văn hóa. Việc ấy không ai làm thay chúng tôi được, bởi mỗi thành viên trong cộng đồng buôn làng hiểu rõ nhất. Có những lễ, tập tục mà đến nay người bên ngoài cho là hủ tục, lạc hậu, nhưng chúng tôi lại không nghĩ như thế. Cách tốt nhất là nên hạn chế cách tổ chức lễ hội và bảo tồn theo kiểu “ấn từ trên xuống”, vì như vậy là không thực chất”.

ĐẶNG CHUNG
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.