Sao chép Cửu đỉnh bằng phương pháp dập bản để phòng ngừa bất trắc

Tường Minh |

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã sao chép Cửu đỉnh bằng phương pháp dập bản để lưu trữ bản gốc, phòng tránh những tình huống bất ngờ. Tư liệu này cũng là “khuôn” để đúc Cửu đỉnh trong trường hợp cần làm một phiên bản mới.

Sao chép nguyên bản tỉ lệ 1-1

Bà Lê Thị An Hòa - Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - cho biết: Để phòng tránh những tình huống đáng tiếc bất ngờ xảy đến với di tích, cũng như hạn chế việc phải sử dụng tư liệu gốc, toàn bộ chín đỉnh đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quay phim, chụp ảnh, số hóa để lưu trữ.

Sao chép Cửu đỉnh bằng phương pháp dập bản. Ảnh: Trung tâm BTDTCĐ Huế
Sao chép Cửu đỉnh bằng phương pháp dập bản. Ảnh: Trung tâm BTDTCĐ Huế

Cùng với việc hoàn thiện tư liệu lưu trữ, trung tâm thực hiện bảo tồn hệ thống hoa văn trang trí trên Cửu đỉnh bằng phương pháp “dập” thác bản.

Dập bản là cách sao y bản chính để lưu trữ lâu dài chi tiết Cửu đỉnh. Kích thước, hình ảnh, đường nét của Cửu đỉnh được dập nguyên bản theo tỉ lệ 1-1 nên đây sẽ là “khuôn” nếu cần đúc phiên bản của Cửu đỉnh.

Ngoài việc số hóa bản dập thành tư liệu số, những hình ảnh trên Cửu đỉnh được dập bản cũng sẽ được thiết kế in thành những bộ sách ảnh về các sinh vật, dược liệu, tinh tú… để giới thiệu đến du khách. Bộ Cửu đỉnh được dập bản cũng đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế gửi kèm theo hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Cửu đỉnh là di sản tư liệu thế giới.

Bằng giấy dó, mực, con lăn… việc dập bản được tiến hành hoàn toàn bằng thủ công, rất công phu, tỉ mỉ và đòi hỏi kỹ thuật chuyên nghiệp.

Giấy dó được chọn là loại giấy đẹp, mịn, dai, không quá mỏng cũng không quá dày. Việc pha trộn giữa nước và keo cũng đạt độ vừa phải để tạo sự kết dính giữa giấy dó và bề mặt các đỉnh. Sau đó dùng mực và con lăn lăn đều để sao chép tất cả góc cạnh. Khi giấy khô, bóc ra thì nguyên hình ảnh trên Cửu đỉnh được in trên giấy dó.

Theo TS. Võ Vinh Quang (Phòng Nghiên cứu Khoa học, kỹ thuật), dập Cửu đỉnh khác với kỹ thuật dập các loại văn bia. Cửu đỉnh bằng đồng nên rút nước rất nhanh.

“Việc dập bản Cửu đỉnh khá phức tạp và qua nhiều công đoạn. Những chi tiết trên Cửu đỉnh như hoa lá, cây cỏ, trong đó có những chi tiết rất nhỏ nên kỹ thuật dập, bồi phải tỉ mỉ. Điều này đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm được tích lũy qua thực tế trong nhiều năm. Các góc cạnh phải có kỹ thuật tốt thì bản dập mới đẹp, sắc sảo và chính xác” - ông Quang nói.

Báu vật quốc gia độc bản

Cửu đỉnh được coi là vật báu chốn thâm nghiêm trước Thế Miếu, nơi thờ các vua nhà Nguyễn, là một tượng đài tượng trưng cho sự trường tồn của vương triều, thể hiện quyền uy và sự vững mạnh của một triều đại thống nhất.

Hoạ tiết chim hạc trên An đỉnh của Cửu đỉnh. Ảnh: Tường Minh
Hoạ tiết chim hạc trên An đỉnh của Cửu đỉnh. Ảnh: Tường Minh

Đây là báu vật quốc gia thuộc dạng “độc bản”, một cụm tượng đài hoành tráng về đất nước Việt Nam đầu thế kỷ XIX được biểu trưng bằng hình ảnh, thể hiện trí tuệ và tầm cao nghệ thuật của tiền nhân. Với những giá trị và ý nghĩa của Cửu đỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã gửi hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Cửu đỉnh là di sản tư liệu thế giới.

Bà Lê Thị An Hòa cho biết, kể từ khi bộ Cửu đỉnh này được đúc thành công vào năm 1837, gần 200 năm qua, với biết bao biến động thế cuộc, thế nhưng chưa một lần chính sử triều Nguyễn hay một nguồn tư liệu bất kỳ đề cập đến việc trùng tu, chỉnh sửa.

Đến nay, Cửu đỉnh vẫn nguyên vẹn như ban đầu. Đây chính là giá trị đặc trưng và độc đáo của Cửu đỉnh để người Việt có thể tự hào về di sản này. Được chế tác từ đồng, trải qua gần hai thế kỷ “dầm mưa dãi nắng”, thời tiết tác động rất lớn đến Cửu đỉnh. Toàn bộ bề mặt của Cửu đỉnh đang đối diện với hiện tượng ăn mòn điện hóa. Các vết khuyết hỏng trên bề mặt đỉnh đồng như vết đạn làm giảm bề dày của đỉnh...

Đứng trước nguy cơ đến từ yếu tố tự nhiên và những rủi ro có thể xảy ra do tác động của con người, Cửu đỉnh rất cần những biện pháp bảo vệ đúng mức.

Bà Lê Thị An Hòa cho hay: Tới đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tiến hành các giải pháp bảo quản phòng ngừa, như: Dùng phương pháp chống ăn mòn điện hóa để bảo vệ lâu dài cho hiện vật; thiết lập giới hạn tham quan để bảo vệ hiện vật tránh các tác động do tính hiếu kỳ của khách tham quan; bảo vệ hiện vật tránh bị ôxy hóa và bào mòn dần do khí hậu khắc nghiệt...

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Đến Huế chèo SUP, vẽ tranh bên sông Hương dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5

Quảng An |

Chương trình “Tri ân dòng Hương” trong khuôn khổ  Festival nghề truyền thống Huế 2023 có nhiều hoạt động thú vị dành cho du khách như đạp xe, chèo SUP, vẽ tranh, trưng bày tranh...

Đề án Áo dài Huế: Gần 500 tỉ đồng chờ xã hội hoá

Tường Minh |

Huế - Ngân sách địa phương sẽ chi 2% (11/ hơn 500 tỉ đồng) để thực hiện đề án "Huế kinh đô Áo dài Việt Nam".

Huế sẽ có trung tâm trưng bày, may đo áo dài phục vụ du khách

Quảng An |

Đến năm 2030, Huế sẽ hình thành bảo tàng, trung tâm trưng bày, trình diễn, may đo áo dài phục vụ khách du lịch.

Giải nhất 30 triệu dành cho ý tưởng thiết kế cầu vượt Hộ Thành hào ở Huế

Tường Minh |

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế treo thưởng giải nhất trị giá 30 triệu đồng cho cuộc thi “Ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ Thành hào nối Thượng thành”.

Nhường đất làm nhà máy lọc dầu rồi “bạc đầu” chờ sổ đỏ

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Nhường đất để Nhà nước xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, đến ở khu tái định cư, nhưng đã 25 năm trôi qua, hàng chục hộ dân ở xã Bình Thanh, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) vẫn chưa được cấp sổ đỏ.

Báo động tình trạng hoán cải container để chở hàng quá tải

Minh Hạnh |

Theo phản ánh của bạn đọc, thời gian gần đây, để qua mặt lực lượng chức năng, nhiều xe tải chế thành thùng chở hàng quá tải gây mất trật tự an toàn giao thông và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạ tầng giao thông.

Mang xe đến gara rửa, bất ngờ thấy xe hỏng đậu ngoài bãi rác

HẢI ĐĂNG |

Nghệ An – Người dân mang xe đến một gara ở TP Vinh để rửa nhưng sau đến lấy thì xe không còn rồi bất ngờ phát hiện xe ở một bãi rác trong tình trạng hư hỏng nhiều bộ phận do va quyệt.

Nga cảnh báo tiền lệ nguy hiểm từ vụ điều tra Nord Stream

Thanh Hà |

Nga cho rằng, việc Đan Mạch từ chối hợp tác với nước này trong cuộc điều tra vụ phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream là tiền lệ nguy hiểm.

Đến Huế chèo SUP, vẽ tranh bên sông Hương dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5

Quảng An |

Chương trình “Tri ân dòng Hương” trong khuôn khổ  Festival nghề truyền thống Huế 2023 có nhiều hoạt động thú vị dành cho du khách như đạp xe, chèo SUP, vẽ tranh, trưng bày tranh...

Đề án Áo dài Huế: Gần 500 tỉ đồng chờ xã hội hoá

Tường Minh |

Huế - Ngân sách địa phương sẽ chi 2% (11/ hơn 500 tỉ đồng) để thực hiện đề án "Huế kinh đô Áo dài Việt Nam".

Huế sẽ có trung tâm trưng bày, may đo áo dài phục vụ du khách

Quảng An |

Đến năm 2030, Huế sẽ hình thành bảo tàng, trung tâm trưng bày, trình diễn, may đo áo dài phục vụ khách du lịch.

Giải nhất 30 triệu dành cho ý tưởng thiết kế cầu vượt Hộ Thành hào ở Huế

Tường Minh |

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế treo thưởng giải nhất trị giá 30 triệu đồng cho cuộc thi “Ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ Thành hào nối Thượng thành”.