Phim Việt “giẫm chân tại chỗ” vì thiếu biên kịch vàng

MINH THI |

Để “giải cứu” thị trường phim Việt, một công ty đứng ra tổ chức cuộc thi Nhà biên kịch tài năng. Bởi theo BTC, trừ một số phim ăn khách vì Việt hóa kịch bản ngoại, đa số phim Việt đạt chất lượng không như mong muốn.

Thỏa mãn “cơn khát” kịch bản

Ngày 6.6, Công ty CJ CGV Việt Nam khởi động cuộc thi Nhà biên kịch tài năng từ nay cho đến ngày 14.9 với tổng giải thưởng trị giá 600 triệu đồng. Ban đầu, những người dự thi sẽ đưa ra ý tưởng, sau đó được triển khai ý tưởng thành kịch bản ngắn dưới sự chỉ dẫn của các đạo diễn, nhà biên kịch, nhà sản xuất phim có tên tuổi như đạo diễn - biên kịch Charlie Nguyễn, Đức Thịnh, Lê Thanh Sơn, Phan Gia Nhật Linh, Đinh Tuấn Vũ và nhà sản xuất - diễn viên Trương Ngọc Ánh. Tuy giải vàng chỉ ở mức 60 triệu đồng, nhưng nếu kịch bản ngắn đó có thể dựng thành phim, người thi sẽ được phía CGV hỗ trợ một phần chi phí sản xuất phim và là nhà phát hành của bộ phim đó.

Theo ông Đỗ Duy Anh - Phó cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam, trung bình một năm có khoảng 35 phim Việt Nam ra rạp. Tuy nhiên, chất lượng nội dung phim vẫn chưa đạt như mong muốn vì thiếu kịch bản hay. Cho đến nay, phim Việt vẫn mới chỉ chiếm 25% thị phần.

Ông Dong Won Kwak - Tổng Giám đốc CGV, đưa ra cái nhìn toàn cảnh: “Cách đây hơn 6 năm, khi CJ CGV bước chân vào Việt Nam, phim điện ảnh Việt Nam ra rạp rất ít. Đến năm 2015, thị trường điện ảnh Việt Nam mới có sự tăng trưởng rõ ràng, cụ thể lượng phim Việt ra rạp tăng gấp 5 lần so năm 2011. Tuy nhiên, năm 2016, phim Việt có dấu hiệu dậm chân tại chỗ và không có sự mới mẻ về nội dung lẫn chất lượng phim. Theo đó, doanh thu phim Việt giảm đến 25%. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi biết đó là do khan hiếm kịch bản hay và nghĩ đến việc góp phần thay đổi thực trạng này bằng cuộc thi kịch bản”.

Diễn viên - nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh kêu gọi các cây bút trẻ hãy tạo cho mình cơ hội cọ xát, làm việc với các đạo diễn và biên kịch, cất lên tiếng nói của thế hệ mình - điều mà không phải biên kịch kinh nghiệm nào cũng nắm bắt được - để bù lấp “cơn khát” về kịch bản hiện nay.

Theo đạo diễn - biên kịch Đức Thịnh, rất nhiều bạn trẻ gửi kịch bản phim cho anh, một ngày đến vài kịch bản, thế nhưng nội dung đơn giản, hời hợt và không có chiều sâu, không đáp ứng được nhu cầu thị trường nên không thuyết phục được nhà sản xuất. Sai lầm của các nhà biên kịch hiện nay là nhiều bạn trẻ đang lầm tưởng chỉ có ý tưởng thì sẽ có kịch bản hay, thực tế nội dung thể hiện trong kịch bản mới là điều quan trọng.

Thiếu nhà biên kịch vàng

Hầu như phim Việt đang phải nhập khẩu kịch bản ngoại để mong tạo được tiếng vang, nếu không thì chuyển thể từ tác phẩm văn học ăn khách. Nhiều phim được sản xuất đều đều nhưng lại không đọng lại những cái tên biên kịch để nhớ. Dẫu biết rằng kịch bản tệ kéo theo nhiều hệ lụy khác, song các nhà sản xuất vẫn chưa biết đặt nhà biên kịch vào đúng vai trò quyết định, mà chỉ là nhân vật phụ đứng sau dàn đạo diễn, diễn viên...

Một đặc điểm nữa là gần đây, nhiều tác phẩm văn học được chuyển thể làm phim, như “Quyên”, “Dạ cổ hoài lang”, “Đảo của dân ngụ cư”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”… Tuy nhiên, phim hay hay không còn tùy vào tài năng của nhà biên kịch. Bởi kịch bản phim đòi hỏi phải có kịch tính và xung đột liên tục bằng hình ảnh, thậm chí xung đột ngay trong từng lời thoại, chứ không bị “pha loãng”, kéo dài như ở tác phẩm văn học.

Trước đây, người ta có thể kể tên những nhà biên kịch “tiền tỉ” với lối viết sung sức, bền bỉ như Châu Thổ, Nguyễn Nhật Tuấn, Nguyễn Thị Thu Huệ..., gần đây, sức viết của thế hệ mới dường như không theo kịp họ. Là bởi, công tác đào tạo biên kịch cũng không chuyên và thiếu hụt, cũng như vị trí của nhà biên kịch không được coi trọng.

Nếu như ở Hàn Quốc, những bộ phim “gây bão” từ truyền hình đến điện ảnh đòi hỏi các nhà biên kịch vàng, có quyền lực với bộ phim không thua kém đạo diễn, có quyền chọn diễn viên, với công thức “câu chuyện 50% + diễn viên 30% + còn lại 20%”, thì ở Việt Nam lại hoàn toàn khác. Câu chuyện quyết định 50% song không có người viết, không có cây bút “vàng”, mà toàn là... cây bút ẩn danh. Hoặc một ai đó nhận hàng kịch bản, rồi “phăng” ra ý tưởng, bố cục, tuyến nhân vật rồi thuê thư ký... viết lời thoại. Chưa kể đến chuyện xào ý tưởng, trộn mỗi nơi một thứ thành ra câu chuyện không đâu vào đâu, tuyến nhân vật không nhất quán, lời thoại khiên cưỡng...

Những năm gần đây, nghề biên kịch có thu nhập tốt. Với mức nhuận bút hiện hành khoảng 8-10 triệu đồng/tập, những biên kịch sung sức có thể viết 2-3 phim bộ/năm thì hoàn toàn có thể sống khỏe. Thế nên thay vì đầu tư cho chất lượng, các nhà biên kịch chạy theo số lượng, nên sản phẩm điện ảnh và truyền hình ở mức xem được đã là mừng.

Nên chăng có thêm nhiều cuộc thi biên kịch, với giải thưởng cao hơn, và tác phẩm của họ được bảo hộ về bản quyền, tránh trường hợp bị “ăn cắp” ý tưởng để “nhồi” thành những bộ phim mới nhiều vay mượn, chắp vá.

 

MINH THI
TIN LIÊN QUAN

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.