Nhìn thẳng vào hạn chế để “chặn” hành vi phản cảm ở lễ hội

Bích Hà |

Đó là khẳng định của Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện tại hội nghị sơ kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội xuân Đinh Dậu năm 2017, diễn ra ngày 24.2. Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương cần nhìn thẳng vào những tồn tại, hạn chế của mùa lễ hội năm nay để rút kinh nghiệm cho những mùa lễ hội sau, trên cơ sở “năm sau phải tốt hơn năm trước”.

Hành động cụ thể, không nói suông

Tại lễ sơ kết, những “điểm nóng” lễ hội đã được phân tích mổ xẻ, phản biện một cách thẳng thắn. Dù thừa nhận mùa lễ hội năm nay có nhiều chuyển biến, hạn chế tối đa tình trạng bạo lực, phản cảm, nhưng vẫn còn một số “hạt sạn”, như nạn tranh cướp lộc tại đền Sóc (Sóc Sơn), sư thầy đứng ném lộc để người dân tranh cướp ở lễ hội chùa Hương; tình trạng chen lấn, “vỡ trận” tại hội phết Hiền Quan (Phú Thọ); một số địa phương buông lỏng quản lý để diễn ra lễ hội chọi trâu dù Bộ VHTTDL không cấp phép.

Ông Nguyễn Đắc Thủy - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Phú Thọ phát biểu tại lễ sơ kết công tác tổ chức lễ hội 2017.

Theo ông Nguyễn Đắc Thủy - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Phú Thọ, trước lễ hội, địa phương đã tăng cường lực lượng an ninh, lúc đầu chỉ cho cho 100 thanh niên được tham gia tranh quả phết, nhưng cuối cùng người dân, khách thập phương đến tham gia lễ hội đã “xé rào” ùa vào khu vực cướp phết, khiến cảnh hỗn loạn xảy ra.

Ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở VHTT Hà Nội cũng thẳng thắn nhìn nhận về những hạn chế của mùa lễ hội năm nay và cho rằng, cần tăng cường công tác thanh-kiểm tra trước, trong khi tổ chức lễ hội. Ông Động cũng chỉ ra rằng, nhiều đoàn thanh tra đi thị sát các lễ hội nhưng không phải đi kiểm tra mà thực chất là xuống để đi lễ, rồi sau đó khen ban tổ chức là chủ yếu. Như vậy, rất khó cho việc xử lý vi phạm.

“Mất ăn mất ngủ vì lễ hội” là lời cảm thán của ông Nguyễn Vũ Phan - quyền Giám đốc Sở VHTTDL Tuyên Quang nói về công tác tổ chức, quản lý lễ hội trên địa phương năm nay.  “Trước tết chúng tôi đã phải tính, sau tết vẫn tính, trong khi Thanh tra Văn hóa của Tuyên Quang có 3 người phục vụ 30 lễ hội. Tôi yêu cầu dừng lễ hội chọi trâu, nhưng không thể dừng, vì ảnh hưởng tới tính mạng người làm công tác quản lý. Tâm lý đám đông rất nguy hiểm” - ông Nguyễn Vũ Phan giải thích cho việc diễn ra lễ hội chọi trâu không phép trên địa bàn. 

Theo PGS-TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, những hiện tượng mà báo chí nêu ở một số lễ hội trong thời gian vừa qua đã phản ánh một hiện tượng suy thoái đạo đức cá nhân trong khi tham gia lễ hội. Lộc mà phải cướp, xô đẩy, chà đạp lên người khác thì lộc ấy chả có ý nghĩa gì. Để những hiện tượng này không xảy ra thì phải xây dựng lối sống văn hóa mới. Bộ VHTTDL phải xây dựng chương trình giáo dục di sản văn hóa cho học sinh và người dân. Các cơ quan truyền thông phải đăng tải thường xuyên những bài viết về các di tích lịch sử văn hóa, chứ không chỉ phản ánh những vấn đề tiêu cực ở lễ hội.

Với những vấn đề còn tồn tại trong mùa lễ hội Xuân Đinh Dậu năm 2017, Bộ trưởng Bộ VHTTDL giao nhiệm vụ cho các địa phương cần phải có kế hoạch và hành động cụ thể để hạn chế những tồn tại, không để tái diễn trong mùa lễ hội sau. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý các địa phương tiếp tục có những giải pháp lâu dài như tiếp tục tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân về truyền thống lễ hội ở địa phương; công tác thanh, kiểm tra tiếp tục đẩy mạnh để xử lý nghiêm các vi phạm…

Cần phân cấp để quản lý lễ hội

Trong buổi sơ kết lễ hội, đại diện cơ quan quản lý các tỉnh Nam Định, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Tuyên Quang… đều đồng tình cho rằng nên phân cấp để quản lý, tổ chức lễ hội và cần sự vào cuộc đồng bộ của nhiều ngành. Về vấn đề này, GS.TS Lê Hồng Lý - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa - cho rằng, việc phân cấp quản lý là việc làm cần thiết, ngoài ngành văn hóa thì hoạt động lễ hội còn có cả những vấn đề khác như giao thông, an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm… Nếu các địa phương ngay từ đầu mùa lễ hội có những phân cấp rõ ràng và kêu gọi các ngành cùng vào cuộc, thì sẽ hạn chế tối đa được những hiện tượng phản cảm.

Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện: Không thể quản lý lễ hội bằng mệnh lệnh hành chính

Một vấn đề “nóng” khác được nhiều địa phương đề cập trong buổi sơ kết lễ hội là vấn đề thương mại hóa lễ hội. Thời gian vừa qua, báo chí thường xuyên lên án hiện tượng các lễ hội bị thương mại hóa, “chặt chém”, xin tiền du khách, buôn bán những mặt hàng không phù hợp. Về vấn đề này, rất nhiều địa phương cho rằng, với cuộc sống hiện đại, nhu cầu dự lễ hội của người dân ngày càng tăng và trở thành một phần thiết yếu trong đời sống tâm linh của họ nên việc thương mại lễ hội là khó tránh khỏi. Thực trạng này cần phải được nhìn nhận lại để không gây ra những hậu quả xấu nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân, du khách.

Về những vấn đề này, Bộ trưởng VHTTDL cho rằng việc phân cấp là cần thiết; công tác thanh tra, kiểm tra cần phân định rõ trách nhiệm của nhà nước, trung ương, địa phương đối với việc quản lý các lễ hội. Tuy nhiên, về lâu dài, Bộ trưởng cho rằng các cán bộ văn hóa cũng cần chủ động, tăng cường công tác tuyên truyền để nhân dân thay đổi trong nhận thức, chứ không thể quản lý lễ hội bằng mệnh lệnh hành chính, áp đặt được.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Chuyện dở khóc, dở cười của những người chăm sóc thú cưng ngày Tết

PHẠM ĐÔNG - THU HIỀN |

Khi Tết đến xuân về, mọi người được quây quần bên gia đình thì những người chăm sóc thú cưng vẫn phải làm luôn chân, quanh quẩn bên những chú chó, mèo. Cũng từ đây đã xuất hiện những câu chuyện thú vị, hài hước và cảm động.

VPF lên tiếng về tranh cãi quảng bá tài trợ của Hoàng Anh Gia Lai

AN NGUYÊN |

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có những chia sẻ xoay quanh tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 2023.

Ngư dân Quảng Nam đón giao thừa trên biển: Nhớ nhà, nhớ con lắm chứ

Nguyễn Linh |

Những ngày cận tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các ngư dân Quảng Nam hối hả chuyển lương thực, nước uống xuống tàu để chuẩn bị một chuyến vươn khơi xuyên Tết.

Kỳ vọng về những thay đổi trong chính sách bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo 2023 sẽ là năm tiếp tục khó khăn với thị trường xăng dầu nên chúng ta cần có giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, mấu chốt là cần phải thay đổi những chính sách bán lẻ xăng dầu.

Đề xuất sửa đổi một số thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước.

Dàn sao Việt trải lòng trước thềm năm mới Quý Mão 2023

DI PY |

Chỉ còn một ngày nữa là bước sang năm Quý Mão 2023. Trong không khí rộn ràng của những ngày Tết đến Xuân về, dàn sao Việt đã tạm gác lại những công việc bận rộn để về với tổ ấm gia đình và có những trải lòng về một năm qua.

Loạt cửa hàng ăn uống tại TPHCM phục vụ xuyên Tết

NGỌC LÊ |

TPHCM - Thời điểm này, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ tại TPHCM đã bắt đầu nghỉ bán. Tuy nhiên, một số quán cà phê, quán kinh doanh đồ ăn thức uống ở thành phố vẫn mở bán xuyên Tết để phục vụ khách du xuân.

Nghệ An: Nhất chi mai ế ẩm, chủ vườn lo âm vốn

Quỳnh Trang |

Nhất chi mai là một loài mai thuộc top “thập đại danh hoa” nổi tiếng đẹp bậc nhất. Tính đến thời điểm hiện tại (29 tết) thị trường hoa Tết ở Nghệ An loài hoa này chưa đủ cạnh tranh với các loài hoa khác nên rất ít người quan tâm.