Loạt hiện vật Hoàng Thành Thăng Long vừa được công nhận bảo vật quốc gia

THU THUỶ |

Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội có 4 hiện vật, nhóm hiện vật vừa được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia (đợt 12, tháng 1.2024).

Cụ thể, các hiện vật này gồm: lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý; đao cẩn tam khí thời Trần; mô hình đất nung kiến trúc thời Lê sơ và thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ.

Theo Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý có niên đại thế kỷ XI. Trong đó, phần thân có cuống lá đã bị mất, phần lá chỉ còn một nửa hình lá cây Bồ đề theo chiều bổ dọc từ đỉnh đến cuống lá.

Cả hai mặt lá đề gần như tương đồng nhau với hoạ tiết hoa văn trang trí có hiệu ứng chiều sâu.

Dáng đầu ngẩng cao, hai mỏ chụm lại, một chân co, một chân làm trụ tạo cho người xem cảm giác chim phượng đang trong tư thế nhảy múa trên hoa lá.

Mặc dù hiện vật đã bị mất một số phần nhưng so với những lá đề cùng loại đã được phát hiện thì lá đề trang trí chim Phượng đất nung thời Lý là phiên bản còn đầy đủ và đẹp nhất.

Trong khi đó, đao cẩn tam khí có niên đại thời Trần, thế kỷ XIV. Thân đao dài 64cm, riêng vị trí tiếp giáp với cán rộng 1,4cm, sống dày 1,0cm và rộng dần về mũi, phần rộng nhất của mũi rộng 5,1cm, dày 0,1cm.

Đao cẩn tam khí thời Trần. Ảnh: Thu Thuỷ.
Đao cẩn tam khí thời Trần. Ảnh: Thu Thuỷ

Dáng đao có mũi vếch cao, lượn cong hình bán nguyệt, sống mũi hình uốn lượn, kết hợp với các hoạ tiết trên thân mũi tạo thành đồ án mặt nguyệt.

Hoa văn trang trí trên đao đặc biệt tinh xảo với nhiều đồ án khác nhau được trang trí nhắc lại ở hai mặt, tạo cảm giác 2 mặt như một.

Một hiện vật khác là mô hình đất nung kiến trúc thời Lê sơ có niên đại thế kỷ XV. Đây thực chất là phần còn lại một công trình hoàn thiện.

Phần còn lại này bao gồm một phần của bộ mái và một phần của bộ khung kết cấu. Cấu trúc của hiện vật cho thấy, bộ mái đầy đủ vốn có của mô hình kiến trúc thời Lê sơ.

Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê sơ thế kỷ XV. Ảnh: Thu Thuỷ.
Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê sơ thế kỷ XV. Ảnh: Thu Thuỷ

Còn hiện vật thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ có niên đại năm Quang Thuận thứ 7, đời vua Lê Thánh Tông (1466).

Thẻ là tấm hợp kim đồng, phẳng, mỏng, hình thang cân, hai góc của cạnh trên của hình thang được tỉa cong. Thẻ cao 12,7cm. Trên trục chính tâm từ trên xuống dưới của thẻ, cách đỉnh 1,3cm có một lỗ nhỏ, đường kính lỗ 0,3cm. Lỗ này để luồn dây đeo thẻ.

Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ. Ảnh: Thu Thuỷ.
Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ. Ảnh: Thu Thuỷ

Mặt chính của thẻ khắc 5 chữ có nghĩa Cung nữ xuất mãi bài. Chữ được xếp thành một hàng dọc, ở giữa thẻ, kích thước lớn.

THU THUỶ
TIN LIÊN QUAN

Bảo vật quốc gia Tượng Phật A Di Đà bằng đá cát nguyên khối ở Nam Định

Lương Hà |

Nam Định - Bảo vật quốc gia Tượng Phật A Di Đà được thờ tự tại chùa Ngô Xá (xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) là 1 trong 2 pho tượng Phật thời Lý bằng đá còn nguyên vẹn của Việt Nam tính đến nay.

Hình tượng rồng trong một số di tích, bảo vật quốc gia ở Hà Nam

MAI KHÁNH |

Hình tượng rồng xuất hiện sớm nhất trong di sản văn hóa Hà Nam là vào thời Lý, trên bia Sùng thiện Diên Linh - Bảo vật quốc gia đặt trước chùa Đọi trên núi Đọi (xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên). Bia do nhà vua Lý Nhân Tông chỉ đạo tạo tác vào năm Thiên phù Duệ Vũ thứ hai (1121).

Ngắm cổ vật nghìn năm tuổi ở Hải Phòng mới được công nhận bảo vật Quốc gia

Mai Dung |

3 hiện vật thuộc bộ sưu tập An Biên của ông Trần Đình Thăng (Hải Phòng) vừa được công nhận là bảo vật quốc gia, nâng tổng số bảo vật quốc gia trong bộ sưu tập này là 18 bảo vật.

Nụ cười đoàn viên khi nhận được lì xì ngày đầu năm mới

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Nhiều đoàn viên, người lao động ở Thừa Thiên Huế phấn khởi khi nhận được lì xì của công ty trong ngày đầu đi làm năm mới Giáp Thìn 2024.

Nữ diễn viên Việt từng đóng phim Hollywood tỏa sáng ở “Mai” của Trấn Thành

Mi Lan |

Không phải Tuấn Trần, 2 nữ diễn viên Phương Anh Đào và Hồng Đào mới là những điểm sáng lớn nhất về diễn xuất trong phim “Mai”.

2 vợ chồng bị đuối nước khi bơi thuyền ra sông để chụp ảnh ở Thanh Hoá

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nhóm 8 người chèo thuyền ra khu vực lòng hồ thủy điện để chụp ảnh thì không may bị lật thuyền, hậu quả khiến 2 vợ chồng bị đuối nước thương tâm.

Đầu năm mới cùng ngư dân Thái Bình vươn khơi săn lộc biển

TRUNG DU |

Thái Bình - Những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, giá cá khoai lưới tăng cao ở mức 250.000 đồng - 300.000 đồng/kg. Phóng viên Lao Động đã có chuyến ra khơi đầu năm cùng ngư dân ở huyện ven biển Tiền Hải, tỉnh Thái Bình để đi săn loài cá được gọi là lộc biển này.

Độc đáo phiên chợ "ném nhau loạn xạ" để cầu may đầu năm mới

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cứ vào ngày Mùng 6 Tết hàng năm, người dân ở khắp các huyện như Đông Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, TP. Thanh Hóa… lại đổ về chợ Chuộng (ở xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn) dự phiên chợ “choảng nhau” bằng cà chua, để cầu may cho một năm mới.

Bảo vật quốc gia Tượng Phật A Di Đà bằng đá cát nguyên khối ở Nam Định

Lương Hà |

Nam Định - Bảo vật quốc gia Tượng Phật A Di Đà được thờ tự tại chùa Ngô Xá (xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) là 1 trong 2 pho tượng Phật thời Lý bằng đá còn nguyên vẹn của Việt Nam tính đến nay.

Hình tượng rồng trong một số di tích, bảo vật quốc gia ở Hà Nam

MAI KHÁNH |

Hình tượng rồng xuất hiện sớm nhất trong di sản văn hóa Hà Nam là vào thời Lý, trên bia Sùng thiện Diên Linh - Bảo vật quốc gia đặt trước chùa Đọi trên núi Đọi (xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên). Bia do nhà vua Lý Nhân Tông chỉ đạo tạo tác vào năm Thiên phù Duệ Vũ thứ hai (1121).

Ngắm cổ vật nghìn năm tuổi ở Hải Phòng mới được công nhận bảo vật Quốc gia

Mai Dung |

3 hiện vật thuộc bộ sưu tập An Biên của ông Trần Đình Thăng (Hải Phòng) vừa được công nhận là bảo vật quốc gia, nâng tổng số bảo vật quốc gia trong bộ sưu tập này là 18 bảo vật.