Hình tượng rồng trong một số di tích, bảo vật quốc gia ở Hà Nam

MAI KHÁNH |

Hình tượng rồng xuất hiện sớm nhất trong di sản văn hóa Hà Nam là vào thời Lý, trên bia Sùng thiện Diên Linh - Bảo vật quốc gia đặt trước chùa Đọi trên núi Đọi (xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên). Bia do nhà vua Lý Nhân Tông chỉ đạo tạo tác vào năm Thiên phù Duệ Vũ thứ hai (1121).

Thông tin trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam ngày 10.2 cho hay, hình tượng rồng trên bia, điển hình, đặc trưng cho con rồng thời Lý, mềm mại, hiền từ, uyển chuyển, có thể chiêm ngưỡng bốn phía (trước, sau, phải, trái). Con rồng đan xen hoa văn mây bay, sóng nước và vô số chấm tròn chiếm vị trí chủ đạo được chạm khắc ở trán bia, diềm bia, thành bia và đài bia.

Nổi bật ở đây là hình tượng rồng ổ, rồng lớn, rồng nhỏ, rồng ấp giao hóa. Đôi rồng chầu trên trán bia không chầu vào mặt trời như các bia thời sau mà chầu vào hàng chữ Hán do nhà vua ngự đề theo thể chữ “phi bạch" là “Đại Việt quốc Lý gia đệ tứ Đế Sùng Thiện Diên Linh bảo tháp bi".

Mặt trước bia đá chùa Giầu. Ảnh: Cục Di sản văn hóa
Mặt trước bia đá chùa Giầu. Ảnh: Cục Di sản văn hóa

Chùa Giầu (thôn 2, xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý) có tấm bia đá “Ngô gia thị bi" (Bia nhà họ Ngô) đã được Nhà nước công nhận Bảo vật quốc gia năm 2023. Lạc khoản của bia cho biết niên đại bia: Năm Đại Trị thứ 8 (1366) triều vua Trần Dụ Tông. Dù có đôi nét thời Lý, nhưng con rồng ở đây đã rất đậm phong cách thời Trần.

Trán bia ở mặt trước chạm khắc hai con rồng chầu vào bốn chữ Hán: “Đại Phúc thông minh", đầu rồng ngẩng cao, có bờm mào dài, mũi cao, sừng chạc, há miệng ngậm ngọc; răng nanh sắc nhọn; thân rồng tròn lẳn, mập mạp, uốn 11 khúc, thu nhỏ dần về phía đuôi; chân rồng có 5 móng sắc nhọn, chân trước đỡ lấy cằm rồng nâng viên ngọc báu.

Chi tiết chạm khắc trang trí trên trán bia chùa Giầu. Ảnh: Tư liệu bản dập của Bảo tàng tỉnh Hà Nam
Chi tiết chạm khắc trang trí trên trán bia chùa Giầu. Ảnh: Tư liệu bản dập của Bảo tàng tỉnh Hà Nam

Cho đến nay ở tỉnh Hà Nam mới ghi nhận được đình làng Văn Xá (xã Đức Lý, huyện Lý Nhân) được xây dựng vào thế kỷ XVI, thời Mạc. Ngôi đình được xếp hạng di tích quốc gia này có nhiều cấu kiện chạm khắc hình tượng con rồng. Đó là hai đầu bẩy góc chạm hai đầu rồng đỡ đao góc.

Hàng kẻ chạm hình rồng mang đặc điểm thời Mạc, với những nét nhấn tỉa sắc bén hình đao nhọn trên thân, đầu rồng vuốt về sau như đang chuyển động. Hai chiếc kèo cổ ngỗng (kèo moi) một chạm rồng, một tạo dáng con rồng, thân hình thu nhỏ về phía đuôi.

Ở vì gian giữa có đôi sư tử chầu vào mặt rồng. Hai vì nách bên trái có cảnh mẫu Long giáo tử tức rồng mẹ dạy rồng con, mặt kia là hình cá chép hóa rồng. Vì nách bên phải chạm cảnh rồng chầu, hai chân rồng nắm hai con vật quay đầu vào nhau.

Đầu thế kỷ VXII, thời Hậu Lê (Lê Trung Hưng), đình làng Vị Hạ (xã Trung Lương, huyện Bình Lục) được xây dựng mang đậm phong cách kiến trúc, nghệ thuật Hậu Lê. Đình đã được Nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Đáng chú ý trong các phù điêu trên các cấu kiện kiến trúc của đình. Con rồng được chạm khắc đậm chất dân gian, thể hiện các đề tài: Rồng, ly, mớm nhau ở đầu dư dưới xà nách gian giữa tòa tiền đường; rồng, ly nô đùa, vuốt râu ngộ nghĩnh. Trên xà nách và con rường chạm cảnh rồng mẹ tay cầm quả trứng, một chú rồng con đang từ quả trứng chui ra và đầu rồng con ngước lên rồng mẹ.

Đền Vũ Điện - Di tích quốc gia (xã Chân Lý, Lý Nhân), hiện còn lưu giữ quả chuông đồng đúc thời Tây Sơn, cụ thể là vào năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801), triều vua Nguyễn Quang Toản. Chuông cao 0,80m, đường kính đáy 0,42m được chế tác khá đẹp, thân dày và đều.

Đặc biệt quai chuông tạo hình đôi rồng đấu lưng vào nhau. Đầu rồng nhỏ, mũi sư tử, miệng ngậm hòn ngọc. Mào lửa trên đầu rồng có hình đao mác nhọn uốn lượn về phía sau, bám vào thân rồng.

Rồng có ba chòm râu, chòm ở giữa bện xoắn từ dưới cằm xuống đỉnh chuông, hai chòm kia uốn lượn sang hai bên dính vào chân trên. Cổ và thân rồng uốn cong ra phía ngoài. Toàn thân con rồng phủ một lớp vảy đơn. Bốn chân rồng ở tư thế quì, khuỳnh ra, móng bám vào thân chuông.

Trên đầu rồng có sừng, gồm hai nhánh nhỏ. Con rồng này tuy còn phảng phất con rồng thời Hậu Lê, nhưng đã mang dáng dấp và đặc trưng của con rồng thời Tây Sơn.

MAI KHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Hình tượng rồng của Việt Nam qua các triều đại

Tường Minh |

Dưới thời quân chủ ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, rồng được suy tôn là biểu tượng của vương quyền, gắn liền với hình ảnh vua, là đỉnh cao của khái niệm quyền uy. Tuy nhiên biểu tượng rồng mỗi thời lại khác nhau.

Linh vật rồng trên đồ gốm Việt

Trần Đức Anh Sơn |

Linh vật rồng xuất hiện trên nhiều dòng gốm sứ Việt cổ, trải nhiều thời kỳ: Đồ gốm thời Lý - Trần, thời Lê sơ, thời Mạc, thời Lê trung hưng, thời Nguyễn.

Hình tượng rồng trên di sản 325 năm tuổi của mảnh đất Biên Hoà - Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hình tượng con rồng trên các đình, chùa, đền thờ nằm dọc sông Đồng Nai được thực hiện trên chất liệu gốm Biên Hòa với màu sắc chủ yếu là màu xanh cô-ban, xanh đồng... đã trở thành những giá trị văn hóa tồn tại xuyên suốt cùng với lịch sử hơn 325 năm tuổi của mảnh đất Biên Hòa cho đến nay.

Thư chúc mừng Xuân Giáp Thìn 2024 của đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Nguyễn Đình Khang - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam |

Thư chúc mừng Xuân Giáp Thìn 2024 của đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Hà Nội mùng 2 Tết, bún riêu, bún ốc giá tăng vẫn đông khách

Minh Hạnh |

Hà Nội - Những món như bún ốc, bún riêu chua thanh bỗng nhiên trở thành niềm mong ước của nhiều người trong ngày Tết, kể cả những quán không nổi tiếng cũng trở nên đông khách lạ thường.

Dự báo bất ngờ về chiến thắng của ông Trump trong bầu cử tổng thống Mỹ

Ngọc Vân |

Một cuộc thăm dò của NBC News công bố ngày 11.2 cho thấy, ông Donald Trump chiếm 47% phiếu bầu, so với chỉ 42% dành cho Tổng thống Joe Biden, phần còn lại ủng hộ ứng cử viên khác hoặc không chắc chắn.

B Trần "Chúng ta của 8 năm sau": Thích cùng mẹ đi thăm họ hàng ngày Tết

Nhóm PV |

B Trần chia sẻ về những điều anh thích làm nhất ngày Tết và kế hoạch trong năm mới 2024.

Hoa hậu Đỗ Thị Hà tiết lộ về số tiền lì xì lớn nhất từng nhận được

Anh Trang |

Chia sẻ với phóng viên Lao Động, hoa hậu Đỗ Thị Hà nhắc về cái Tết khiến cô nhớ nhất.

Hình tượng rồng của Việt Nam qua các triều đại

Tường Minh |

Dưới thời quân chủ ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, rồng được suy tôn là biểu tượng của vương quyền, gắn liền với hình ảnh vua, là đỉnh cao của khái niệm quyền uy. Tuy nhiên biểu tượng rồng mỗi thời lại khác nhau.

Linh vật rồng trên đồ gốm Việt

Trần Đức Anh Sơn |

Linh vật rồng xuất hiện trên nhiều dòng gốm sứ Việt cổ, trải nhiều thời kỳ: Đồ gốm thời Lý - Trần, thời Lê sơ, thời Mạc, thời Lê trung hưng, thời Nguyễn.

Hình tượng rồng trên di sản 325 năm tuổi của mảnh đất Biên Hoà - Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hình tượng con rồng trên các đình, chùa, đền thờ nằm dọc sông Đồng Nai được thực hiện trên chất liệu gốm Biên Hòa với màu sắc chủ yếu là màu xanh cô-ban, xanh đồng... đã trở thành những giá trị văn hóa tồn tại xuyên suốt cùng với lịch sử hơn 325 năm tuổi của mảnh đất Biên Hòa cho đến nay.