Hội chọi trâu nhuốm màu bạo lực: Từ cái chết của con vật đến nhiều “cái chết” của con người!

Bích Hà |

Vì lợi nhuận, có thời gian các địa phương đua nhau tổ chức lễ hội chọi trâu. Nơi đâu cũng nhân danh tôn vinh truyền thống, nhưng thực chất là bán vé, thu tiền, trục lợi trên di sản. Nhiều người cho rằng, hội chọi trâu bây giờ đã mất đi giá trị nhân văn mà giống như một trò chơi bạo lực.

Đủ cách “lách” để tổ chức chọi trâu

Năm 2016 trở về trước, không chỉ Hải Phòng có chọi trâu, mà cả Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Bình Phước… đều thi nhau tổ chức. Thậm chí, Yên Bái có 7 huyện thì 6 huyện mở hội, nơi nào cũng “gắn mác” lễ hội truyền thống.

Năm 2017, nhận rõ những biểu hiện biến tướng trong các lễ hội chọi trâu, Bộ VHTTDL đã không cấp phép tổ chức những lễ hội mới. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, các địa phương đã nghĩ ra đủ cách để “lách” cơ quan quản lý.

Thứ trưởng VHTTDL Trịnh Thị Thủy, khi còn phụ trách Cục Văn hóa cơ sở, đã chia sẻ với phóng viên về những biểu hiện biến tướng của lễ hội chọi trâu hiện nay, mà “động lực” để các địa phương làm điều này là vì “món lợi” rất lớn thu về từ việc tổ chức lễ hội.

Các địa phương đều muốn tổ chức lễ hội để quảng bá, giới thiệu về các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn của mình. Đấy cũng là định hướng trong việc gắn phát triển văn hóa với phát triển kinh tế, biến di sản thành tài sản cho các cộng đồng để họ phát triển kinh tế địa phương. Có điều, họ đã quá chú trọng đến việc kinh doanh mà quên việc tuyên truyền các giá trị tốt đẹp của di sản.

“Khi Bộ không cho tổ chức lễ hội chọi trâu thì họ mở hội thi trâu khỏe, đua trâu. Cấm chọi trâu thì họ quay sang tổ chức chọi chó. Qua khảo sát và tìm hiểu ở một số địa phương, thanh tra Bộ đã đi xuống nhiều địa bàn kiểm tra và thấy một sự thật là: Việc nuôi trâu chọi không phải do người dân nuôi, mà do hẳn một doanh nghiệp đứng ra tổ chức, lấy danh nghĩa là mong muốn của cộng đồng, nhưng thực chất là để bán vé, thu tiền. Trâu thắng hay thua đều làm thịt hết, bán với giá cao. Cũng chẳng ai kiểm chứng được đó có đúng là thịt trâu chọi hay không? Có đảm bảo an toàn vệ sinh hay không?” – bà Trịnh Thị Thủy chia sẻ.

Cá biệt, từ đầu năm đến nay, dù không được cấp phép, một số nơi vẫn tổ chức lễ hội “chui”, rồi mang vào thư viện huyện để tổ chức giết thịt như ở Lục Yên (Yên Bái). Tội nhất vẫn là những “ông trâu”, lăn xả để giành chiến thắng, phần thưởng lớn nhất là… bị giết thịt sau trận đấu. Điều này do con người nghĩ ra và đã trở thành “truyền thống” ở nhiều nơi, chứ không phải chỉ ở Đồ Sơn (Hải Phòng).

Lần đầu tiên xảy ra sự việc trâu chọi húc chết người ở Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng). Ảnh: CTV

“Núp bóng” lễ hội truyền thống

Trước sự việc một người chủ bị trâu chọi húc chết vào ngày 1.7, Bộ VHTTDL đã nhanh chóng chỉ đạo tạm dừng lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017, vì khâu tổ chức không đảm bảo an toàn, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Trước động thái của cơ quan quản lý, phía Ban tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn bày tỏ mong muốn tiếp tục được tổ chức lễ hội, vì đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đã tồn tại cả trăm năm nay.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, việc chọi trâu ở Đồ Sơn hiện nay không thể gọi là lễ hội truyền thống được. “Đó chỉ còn là một thứ trò chơi núp bóng lễ hội cũ, mượn danh thượng võ để nhằm đạt được ý đồ khác. Trước đây, việc tổ chức chọi trâu không phải với mục đích xẻ thịt "ông trâu" để bán như bây giờ” – GS Trần Lâm Biền khẳng định.

Đồng tình với quan điểm này, nhiều bạn đọc cũng cho rằng, lễ hội chọi trâu bây giờ ngày càng mang màu sắc kinh doanh, trục lợi. “Năm 2015 và 2016, dư luận, truyền thông đã đặt câu hỏi "có nên duy trì lễ hội bạo lực hay không? Tôi nghĩ chọi trâu quả đúng trò chơi bạo lực trong một xã hội văn minh như ngày nay, từ những cái chết của động vật dẫn đến những cái chết thương tâm của con người (chết do cá độ, thua tiền, rồi chém giết nhau). Vậy nên Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung cần loại bỏ ngay các trò chơi mang tính bạo lực này” - bạn đọc Cao Minh nêu quan điểm.

Tuy nhiên một số ý kiến khác thì cho rằng, nên giữ di sản, không nên bỏ lễ hội chọi trâu, nhưng cần chú trọng đến khâu đảm bảo an toàn cho tính mạng con người. “Ở Tây Ban Nha có lễ hội đấu bò tót, Campuchia có đấu bò rất nổi tiếng, thu hút khách du lịch. Chọi trâu là lễ hội ngàn đời của Đồ Sơn và dân tộc, nếu chỉ vì một tai nạn mà "dẹp bỏ" thì có nên không? Tôi nghĩ hãy cứ duy trì lễ hội này, nhưng cần bảo đảm an toàn hơn!” – bạn đọc Tùng Lâm chia sẻ.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.