Hiểu biết mới về “Truyện Kiều”

Hoàng Khôi |

Cuốn sách “Nghiên cứu Truyện Kiều - Ghi chú và Ấn tượng” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2021) của Tiến sĩ, Nhà văn Nguyên An từ bìa sách đến tên sách đều mang vẻ giản dị và rất khiêm nhường. Thế nhưng khi đọc vào tôi lại có một tiếp nhận rất trân trọng.

1. Cứ như lời tác giả khi đặt vấn đề là “ghi chú thì cần vắn gọn, để bổ sung, để lưu ý thêm...”, “ấn tượng thì màu sắc chủ quan rất rõ... nhưng sách này không có mục đích luận giải, tranh biện...” (trang 06), cuốn sách đúng là chỉ trình bày những ghi chú và ấn tượng của tác giả một cách cô đọng, gọn gàng khi ông tiếp nhận những công trình nghiên cứu “Truyện Kiều”.

Tác giả giới thuyết “chỉ ghi chú và nói ra một ít ấn tượng của mình về một số cuốn sách có mặt trong diễn đàn học thuật về Truyện Kiều” chủ yếu là từ 1965 đến gần đây. Nhưng thực sự từ đó đến nay có đến hàng trăm tác giả, tác phẩm khảo, chú, bình... về “Truyện Kiều”, và Nguyên An chỉ chọn ra có 09 tác phẩm.

Điều đáng nói là việc tập hợp có chủ đích 09 tác phẩm khảo cứu “Truyện Kiều” để ghi chú và truyền tải ấn tượng, cảm nhận của tác giả đều hướng tới những đối tượng tiếp nhận phổ thông chứ không hoàn toàn mang tính chuyên ngành nên chúng tôi nghĩ đó là những bài “khai tâm” của thời 4.0 (nói vậy là bởi “Truyện Kiều” đã ra đời cả từ trăm năm lẻ và suốt từ bấy đến nay đã được mọi tầng lớp từ bình dân đến bậc thức giả đánh giá, phẩm bình. Thời 4.0 đã tạo ra tầng lớp tiếp nhận mới hơn, cao hơn nên sự hiểu “Truyện Kiều” cũng phong phú hơn).

Bởi biết rõ không phải ai cũng từng đọc những cuốn sách đang được giới thiệu nên với mỗi công trình, Nguyên An đã tái hiện cấu trúc nội dung của tác phẩm và đưa ra những nhận xét ban đầu. Nguyên An cũng sẵn sàng trích dẫn những đoạn dài trong các tác phẩm ấy với một mong muốn bạn đọc “mục sở thị” cách diễn đạt, nội dung thông báo. Cách làm này rất hay, bởi ghi chú và ấn tượng ban đầu là của Nguyên An nhưng người đọc căn cứ vào văn bản được giới thiệu lại có cái cảm nhận và ấn tượng của riêng mình. Nguyên An không bắt bạn đọc phải nghe theo cảm xúc của ông - Đây cũng nên được xem là một gợi ý để thầy cô dạy văn trong nhà trường tham khảo.

2. Trong 09 tác phẩm nghiên cứu về “Truyện Kiều” mà Nguyên An giới thiệu, mỗi tác phẩm ông chỉ đưa ra một vài ghi nhận và đó là những ghi nhận đáng chú ý. Chẳng hạn ở cuốn “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” của Phan Ngọc (1985). Nguyên An chỉ đưa ra hai câu: “... là một công trình không thật dày dặn về số trang in, nhưng thật sự đa dạng bởi những vấn đề đã được gỡ ra, phân tích và kiến giải” và “quyển sách có cả ngàn tâm trạng và phương pháp phân tích tàn nhẫn với câu chuyện bói Kiều” (trang 25). Tiếp theo là ông dẫn đến hơn 18 trang văn bản cuốn sách đó.

Ở bài giới thiệu cuốn “Thi pháp Truyện Kiều” của Trần Đình Sử xuất bản 2002, tái bản nhiều lần, Nguyên An chỉ ra những đổi mới mạnh mẽ về phương pháp nghiên cứu “Truyện Kiều” với 07 thành tựu lớn, đồng thời gợi ý bổ sung thêm một thành quả nữa là từ nghiên cứu “Truyện Kiều” và có thêm nhiều sáng tác gần gũi với đề tài này như kịch, phim, tiểu thuyết, trò diễn...

Trung thành với phương pháp của mình, tất cả các bài đánh giá trong sách này Nguyên An đều trình bày cấu trúc nội dung của công trình để người đọc dễ hình dung tác phẩm rồi sau đó mới đề cập ấn tượng chính của mình. Nguyên An chỉ ra cuốn “Tìm hiểu từ ngữ Truyện Kiều” của Lê Xuân Lít “không chỉ là một tập tài liệu quý dày dặn”... nó “đã có ích rất nhiều không chỉ cho những người đang dạy văn và học văn” (trang 78), hoặc ghi nhận cuốn “Nghệ thuật trữ tình của Nguyễn Du trong Truyện Kiều”, tác giả Đỗ Minh Tuấn - 1995, ông chỉ ra thành quả nghiên cứu nghệ thuật trữ tình đó chính là “dùng cấu trúc có vẻ hàn lâm với ngôn phong đậm chất thơ và kịch”.

Giới thiệu những công trình có yếu tố “hàn lâm”, Nguyên An còn nhắc đến hai cuốn nữa là “Nghiên cứu văn bản Truyện Kiều theo phương pháp Hoàng Xuân Hãn” và “Từ điển âm từ cổ Truyện Kiều thời Nguyễn Du” (Bùi Thiết). Đây là những công trình đề cập tới vấn đề phương pháp nghiên cứu “Truyện Kiều”, đề cập tới lối thưởng thức “Truyện Kiều” từ góc độ ngôn từ, hình ảnh... Tất cả đều là những vấn đề cần thiết đối với người tìm hiểu, nghiên cứu và thưởng thức “Truyện Kiều”.

3. Tôi rất chú ý tới ba bài giới thiệu sách về tác giả Phạm Đan Quế, Vương Trọng và Thích Nhất Hạnh của Nguyên An. Có thể nói ba cuốn sách của ba tác giả này là những công trình thưởng thức “Truyện Kiều” một cách bình dân nhất. Nó chứng minh rõ nhất cái sức sống, sức lan tỏa của “Truyện Kiều” trong mọi tầng lớp nhân dân. Phạm Đan Quế là một nhà Kiều học. Từ 1991 đến 2013 ông đã có 17 công trình nghiên cứu về “Truyện Kiều”. Ông cũng là người hai lần (2013 và 2015) được tổ chức kỷ lục Việt Nam trao danh hiệu Tác giả nghiên cứu có sách viết về văn hóa Kiều nhiều nhất Việt Nam. Nhìn vào danh mục một số tác phẩm nghiên cứu “Truyện Kiều” của Phạm Đan Quế, Nguyên An đã chỉ ra một số đóng góp của ông là “đi từ việc tìm hiểu văn bản “Truyện Kiều” với các thú “chơi Kiều” của dân ta, rồi bước vào khu vực phân tích cái hay, cái đẹp trong nội dung cùng nghệ thuật sáng tạo của tác giả để dần tiến tới khẳng định “Truyện Kiều” là cả một thế giới nghệ thuật” (trang 169). Với cuốn “Đố Kiều, bói Kiều và khảo luận, trao đổi” (2015) của Vương Trọng, Nguyên An đã khẳng định một số đóng góp của nhà thơ này trong việc quảng bá “Truyện Kiều”. Vương Trọng đã soạn ra rất nhiều câu đố, những lời giải bằng thơ vận dụng từ ngữ, hình ảnh, chi tiết liên quan đến “Truyện Kiều” và là người dẫn dắt, là chủ khảo trong cuộc thi Đố Kiều do Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức. Theo Nguyên An, cuốn sách của Vương Trọng đáng quý “không hẳn vì nó dễ đọc, dễ làm theo mà nguyên do sâu xa hơn, chắc là do tác giả đã kỳ công nghiền ngẫm để lựa chọn được một cách đến với công chúng thưởng thức rất đông đảo và cả lớp người nghiên cứu khó tính” (trang 251).

Ở cuốn sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, “Thả một bè lau” (2005) nghiên cứu “Truyện Kiều” theo quan điểm Phật giáo từng hấp dẫn rất nhiều người trước hết là bởi tên tuổi của tác giả vốn là vị chân tu uy tín trải rộng, ngay từ đầu Nguyên An đã lưu ý với người đọc rằng đây là “Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán”. Bởi vậy người đọc “cần phải tự trang bị một ít hiểu biết về giáo lý đạo Phật nói riêng và cả cái cách trình bày cùng các khái niệm vừa quen vừa lạ của Phật pháp của thiền sư nữa” (trang 229). Với “Thả một bè lau”, Nguyên An hiểu rằng “đó là một cách hướng dẫn mọi người tìm hiểu “Truyện Kiều” thật tự nhiên, có dẫn giải, có xác tín, xác quyết... Như thế không chỉ hấp dẫn trực tiếp mà khiến cho ai đã giác ngộ ra, thì hành động và ý nghĩa của họ trở nên tự do, tự chủ hơn” (trang 241).

Có thể nói những ghi chú, gợi ý của Nguyên An về 09 tác phẩm mà ông giới thiệu là những hướng dẫn vừa phải, chừng mực mang tính khả năng để bạn đọc tiếp cận với “Truyện Kiều”.

Đến bây giờ thì chúng ta đều biết, “Truyện Kiều” - “tác phẩm trác tuyệt này đang trở thành một thứ bảo bối chứng minh cho bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời buổi hội nhập mà không muốn hòa tan này” (trang 12), những dẫn dắt mà nhà văn Nguyên An đưa ra trong 375 trang sách mà tôi muốn giới thiệu với bạn đọc đã là những gợi ý ở nhiều cấp độ hiểu biết, giúp cho chúng ta có những khám phá, những nhận thức mới.

Hoàng Khôi
TIN LIÊN QUAN

Phim dựa theo Truyện Kiều có cảnh dùng chữ quốc ngữ: Nhà sản xuất nói gì?

ĐÌNH DY |

Ngay khi nhà sản xuất phim Kiều (tác phẩm điện ảnh dựa theo Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du) tung teaser đầu tiên đã gây nhiều tranh cãi.

Học giả xứ Nghệ đưa “Truyện Kiều” đến trời Âu

NGUYỄN XUÂN BÁCH |

Hạnh ngộ Trương Đăng Dung, tôi cảm nhận ở anh cốt cách nghiêm cẩn của nhà nho xứ Nghệ cùng với chất nghệ sĩ tài hoa, hai yếu tố đã đem đến thành công khi chuyển thể “Truyện Kiều” sang tiếng Hunggary.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Phim dựa theo Truyện Kiều có cảnh dùng chữ quốc ngữ: Nhà sản xuất nói gì?

ĐÌNH DY |

Ngay khi nhà sản xuất phim Kiều (tác phẩm điện ảnh dựa theo Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du) tung teaser đầu tiên đã gây nhiều tranh cãi.

Học giả xứ Nghệ đưa “Truyện Kiều” đến trời Âu

NGUYỄN XUÂN BÁCH |

Hạnh ngộ Trương Đăng Dung, tôi cảm nhận ở anh cốt cách nghiêm cẩn của nhà nho xứ Nghệ cùng với chất nghệ sĩ tài hoa, hai yếu tố đã đem đến thành công khi chuyển thể “Truyện Kiều” sang tiếng Hunggary.