BÀI DỰ THI BÚT KÝ, PHÓNG SỰ 990 NĂM ĐẤT VÀ NGƯỜI NGHỆ AN

Học giả xứ Nghệ đưa “Truyện Kiều” đến trời Âu

NGUYỄN XUÂN BÁCH |

Hạnh ngộ Trương Đăng Dung, tôi cảm nhận ở anh cốt cách nghiêm cẩn của nhà nho xứ Nghệ cùng với chất nghệ sĩ tài hoa, hai yếu tố đã đem đến thành công khi chuyển thể “Truyện Kiều” sang tiếng Hunggary.

Thông điệp văn hóa

Trong vài lần gặp gỡ Trương Đăng Dung tại Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, tôi tranh thủ hỏi vì sao anh chọn “Truyện Kiều” để dịch sang tiếng Hunggary, một công việc hết sức nhọc nhằn, khổ ải.

Dịch giả Trương Đăng Dung ký tặng sách “Truyện Kiều” bằng tiếng Hung cho Bảo tàng Nguyễn Du. Ảnh: Xuân Bách
Dịch giả Trương Đăng Dung-trí thức xứ Nghệ, ký tặng sách “Truyện Kiều” bằng tiếng Hungary cho Bảo tàng Nguyễn Du. Ảnh: Xuân Bách

Sau thoáng trầm tư trên gương mặt cương nghị, Trương Đăng Dung chia sẻ: Nguyên nhân chọn “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du để dịch sang tiếng Hungary là vì những năm du học ở nước ngoài anh nhận ra rằng thế giới biết đến Việt Nam chủ yếu qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chưa biết nhiều về văn hoá Việt, hoặc thiếu thông tin đầy đủ về nền văn hóa Việt Nam.

Đã từ khá lâu có những người ở Châu Âu chỉ nghĩ đến Việt Nam là nghĩ đến chiến tranh, đến xứ sở của núi rừng và một nền nông nghiệp hoang sơ. Ở Hungary những năm 1970 người ta có dịch một vài cuốn tiểu thuyết và một số truyện ngắn Việt Nam viết về cuộc chiến đấu chống Mỹ anh hùng của dân tộc ta, bạn đọc Hungary hầu như không hiểu nhiều về văn học Việt Nam.

Nhìn những tác phẩm văn học cổ điển lớn viết bằng tiếng phổ cập của các nước Châu Âu được nhiều người biết đến, từ thời sinh viên anh đã yêu thích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và mơ ước dịch tác phẩm này sang tiếng Hungary.

“Tôi quyết định dịch “Truyện Kiều” với mong muốn giúp cho bạn đọc Hungary biết đến nền văn học của chúng ta, góp một tiếng nói với nhân dân thế giới, đất nước ta không chỉ có khói lửa chiến tranh mà còn có một nền văn hoá rực rỡ, lâu đời bằng thơ, ca, nhạc, hoạ, cùng với các tác phẩm văn học sống mãi trong lòng nhân loại. Để nhân dân thế giới hiểu hơn khát khao hoà bình và nhân cách xử thế của con người Việt, cũng như tư tưởng lớn của các thi nhân Việt Nam”- Trương Đăng Dung chia sẻ.

Quyết chí vượt khó

Dịch giả Trương Dung và tác giả bài viết. Ảnh: Đức Trọng
Dịch giả Trương Dung và tác giả bài viết. Ảnh: Đức Trọng

Đã quyết là làm. Trở lại thủ đô Budapest (Hungary) làm luận án tiến sỹ văn học, anh bắt tay ngay vào dịch “Truyện Kiều”. Anh chia sẻ: “Ý tưởng thì hay, quyết tâm lớn nhưng khi bắt tay vào dịch mới thấy khó vô cùng. “Truyện Kiều” là một tuyệt tác văn học của dân tộc, tuy vậy đây là một tác phẩm được Nguyễn Du viết bằng chữ Nôm, giàu về hình ảnh và đa sắc màu, có nhiều điển tích Trung Hoa, việc phiên dịch sang tiếng Hungary gặp rất nhiều khó khăn”.

Thời gian làm nghiên cứu của anh ở trên đất bạn cũng không nhiều, hơn nữa trong thời gian này đất nước ta đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế, sự hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu sinh ở nước ngoài rất ít, một số các bạn cùng sang nghiên cứu với anh chỉ tập trung vào làm luận văn, vừa làm thêm về kinh tế.

Riêng với anh, để thực hiện được ước vọng của mình, sau những giờ nghe giảng anh đã đóng chặt cửa phòng ký túc- nơi mình trú ngụ để tập trung vào làm luận văn và dịch “Truyện Kiều”.

Có những ngày đông ở trời Âu lạnh giá, băng tuyết phủ đầy đường phố, không ra khỏi nhà, anh chỉ ăn bánh mì khô chấm muối để tập trung dịch xong “Truyện Kiều”. Khi cuốn Kiều tiếng Hungary đã bắt đầu lên khuôn đem lên bàn in, để có những hình ảnh minh họa, không lấy những bức tranh đã có sẵn trong những cuốn Kiều trước, anh phải điện về trong nước nhờ bạn bè, người thân sang tận Bắc Ninh quê hương của làng tranh Đông Hồ chọn tranh Kiều trên giấy gió để sang chế bản minh hoạ, qua đó nhằm giới thiệu thêm một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của nghệ nhân Việt Nam.

Hạnh phúc của sáng tạo

Cuốn “Truyện Kiều” tiếng Hungary do Trương Đăng Dung dịch xong đã được nhà xuất bản Eropa, Hungary xuất bản năm 1984, dày 120 trang, bìa cứng, in trên giấy tốt, trong đó có nhiều tranh minh hoạ được thếp vàng rất đẹp. Sau khi 2.000 bản sách phát hành, chỉ trong một thời gian ngắn, trên thị trường sách nước Hungary không còn một cuốn, chính tác giả cũng chỉ được nhà xuất bản tặng cho 3 cuốn đem về nước.

Bạn đọc ở xứ sở Đông Âu sau khi tiếp nhận bản dịch “Truyện Kiều” đã hiểu thêm về con người Việt Nam và một nền văn học đa dạng, phong phú của dân tộc Việt. Giáo sư- Viện sỹ Klaniczay Tibor nguyên Viện trưởng Viện văn học Hungary khi có cuốn Kiều bằng tiếng Hungary trong tay đã viết thư chúc mừng và hỏi anh rằng: “Tại sao một tác phẩm văn học Việt Nam lớn như thế mà đến bây giờ chúng tôi mới được đọc?”.

Hôlôan Đrasơ, công dân Hungary khi đọc xong “Truyện Kiều” qua bản dịch của Trương Đăng Dung, đã viết bài thơ về triết lý nhân sinh “Từ những điều Nguyễn Du dạy”, dài 32 câu trong đó có đoạn:

“Anh đừng nói: Bình minh / Xin hãy nói: Nhiệt tình bừng sáng

Anh đừng nói: Hoàng hôn / Xin hãy nói: Niềm nuối tiếc muộn màng

Anh đừng nói: Suối vàng / Xin hãy nói: Tơ đời không thể dứt...”.

“Dịch xong, dù chưa hoàn toàn hài lòng, tôi cảm giác nhẹ nhõm và hạnh phúc, vì đã góp phần nhỏ đưa tinh hoa văn hóa dân tộc đến với độc giả Châu Âu” – Trương Đăng Dung trải lòng.

Do những đóng góp của Phó giáo sư- Tiến sỹ Trương Đăng Dung trong lĩnh vực truyền bá văn học giữa Việt Nam và Hungary, năm 1991 hội Hung học Quốc tế tặng anh giải thưởng Lotz Janos cùng với 6 Giáo sư khác trên thế giới.

Chia sẻ về gia cảnh, Trương Đăng Dung cho biết anh sinh năm 1955 tại xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Anh được đi tu nghiệp tại Hunggary, năm 1978 tốt nghiệp khoa Văn Trường đại học Tổng hợp Budapest.

Năm 1984 anh trở lại bảo vệ luận án tiến sỹ tại Budapest. Hơn 40 năm qua anh đã dịch trên 300 bài thơ của các nhà thơ Hungary sang tiếng Việt Nam. Ngoài ra anh đã dịch hai cuốn tiểu thuyết lớn “Đứa trẻ mồ côi” của Mogie Giemon và cuốn “Lâu đài” của Franz Kafka từ tiếng Hungary sang tiếng Việt.

Công việc chính của anh là nghiên cứu văn học, anh đã viết nhiều bài nghiên cứu đăng Tạp chí Văn học, chủ biên và đồng tác giả một số công trình khoa học khác. Anh là người Việt Nam đầu tiên dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Hung. Hiện nay anh là Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Văn học Việt Nam.

Năm 2008 trong tay dịch giả chỉ còn lại một cuốn “Truyện Kiều” duy nhất bằng tiếng Hungary, nhiều cơ quan, nhiều bảo tàng, nhiều viện nghiên cứu và trường học tại Việt Nam đến đặt vấn đề muốn anh nhượng lại, nhưng, đúng ngày 11.12.2008 tức gần với ngày sinh của Nguyễn Du (23.11 âm lịch), anh đã về dâng hương trước bàn thờ Đại thi hào và xin được đặt cuốn dịch Kiều đặc biệt này vào nhà Bảo tàng Nguyễn Du – nơi đang lưu giữ những di sản quý giá của Đại thi hào.

“Truyện Kiều” bằng tiếng Hung của dịch giả Trương Đăng Dung đã góp phần đem nền văn học Việt Nam hòa chung vào dòng chảy văn học của nhân loại; mang khát vọng hòa bình và chủ nghĩa nhân văn của người Việt đến với nhân dân thế giới. Thời gian này cả dân tộc ta đang long trong tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du và 200 năm ra đời tuyệt tác “Truyện Kiều”, mọi người càng tự hào trên quê hương xứ Nghệ có một người con như thế.

NGUYỄN XUÂN BÁCH
TIN LIÊN QUAN

Xã nông thôn mới “chẳng nơi nào có được” ở xứ Nghệ

NGUYỄN KHIÊM - HƯNG THƠ |

Xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu), không chỉ tiếp nối quá khứ “vàng son” của truyền thống hiếu học, mà còn là xã đi đầu xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An, với những thành tựu đáng nể.

Chàng trai chiến khu D và mối lương duyên với xứ Nghệ

BÙI THUẬN |

Năm 1964, trong chiến tranh chống Mỹ, chàng trai Huỳnh Văn Bình quê Biên Hòa tập kết ra Bắc, bén duyên với đất và người Nghệ An.

Nhút Thanh Chương, hương vị đặc sản xứ Nghệ

NGUYỄN VĂN TÀI |

"Nhút Thanh Chương-tương Nam Đàn" hai thức ăn quê dân dã của xứ Nghệ đã gắn bó bao đời với cư dân vùng gió Lào cát trắng, trở thành "huyền thoại" về đặc sản xứ Nghệ. Mỗi người con của Thanh Chương, tự hào và thân thương giới thiệu đến từ "đất Nhút"...

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Xã nông thôn mới “chẳng nơi nào có được” ở xứ Nghệ

NGUYỄN KHIÊM - HƯNG THƠ |

Xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu), không chỉ tiếp nối quá khứ “vàng son” của truyền thống hiếu học, mà còn là xã đi đầu xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An, với những thành tựu đáng nể.

Chàng trai chiến khu D và mối lương duyên với xứ Nghệ

BÙI THUẬN |

Năm 1964, trong chiến tranh chống Mỹ, chàng trai Huỳnh Văn Bình quê Biên Hòa tập kết ra Bắc, bén duyên với đất và người Nghệ An.

Nhút Thanh Chương, hương vị đặc sản xứ Nghệ

NGUYỄN VĂN TÀI |

"Nhút Thanh Chương-tương Nam Đàn" hai thức ăn quê dân dã của xứ Nghệ đã gắn bó bao đời với cư dân vùng gió Lào cát trắng, trở thành "huyền thoại" về đặc sản xứ Nghệ. Mỗi người con của Thanh Chương, tự hào và thân thương giới thiệu đến từ "đất Nhút"...