Hanbok Hàn Quốc, áo dài Huế và câu chuyện vinh danh nghệ nhân

Hoàng Văn Minh |

Hai nghệ nhân của Cố đô Huế vinh dự được Liên hiệp Nghệ nhân Văn hóa (Gugak Master) của Hàn Quốc vinh danh “Nghệ nhân âm nhạc cung đình”. Cùng lúc, Hanbok của Hàn Quốc có cái “bắt tay” thắm thiết với Áo dài Việt để hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Vinh danh nghệ nhân âm nhạc cung đình Huế

Một tin vui đến vào những ngày cuối năm 2023, trước hết cho Huế, khi có đến 2 nghệ nhân của Cố đô là bà Phan Thị Bạch Hạc, ông Huỳnh Đức Tiễn được Liên hiệp Nghệ nhân Văn hóa (Gugak Master) của Hàn Quốc vinh danh “Nghệ nhân Âm nhạc Cung đình”. Nghệ nhân Phan Thị Bạch Hạc hiện là Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế, Nghệ nhân Huỳnh Đức Tiễn là nhạc công tại Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế.

Cùng với 2 nghệ nhân của Huế - Việt Nam, đợt này còn có 4 nghệ nhân khác của các nước trong khu vực châu Á được vinh danh gồm: Bà Sruti Respati đến từ Indonesia; ông Abdulhamit Raimbergenov đến từ Kazakhstan; bà Mohichehra Shamurotova và ông Bakhshiqul Togaev đến từ Uzbekistan.

2 nghệ nhân của Cố đô là bà Phan Thị Bạch Hạc (phải) và ông Huỳnh Đức Tiến (trái) được Liên hiệp Nghệ nhân Văn hóa (Gugak Masters Inc) của Hàn Quốc vinh danh “Nghệ nhân âm nhạc cung đình - Gugak Master”. Ảnh: NVCC
2 nghệ nhân của Cố đô là bà Phan Thị Bạch Hạc (phải) và ông Huỳnh Đức Tiến (trái) được Liên hiệp Nghệ nhân Văn hóa (Gugak Masters Inc) của Hàn Quốc vinh danh “Nghệ nhân âm nhạc cung đình - Gugak Master”. Ảnh: NVCC

Liên hiệp Nghệ nhân Văn hóa là một tổ chức phi chính phủ nổi tiếng ở Hàn Quốc, cam kết hỗ trợ thúc đẩy các giải pháp văn hóa đổi mới, phát triển văn hóa bền vững và đào tạo thế hệ lãnh đạo văn hóa tiếp theo. Liên hiệp này có một Ban cố vấn quốc tế bao gồm các chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực di sản văn hóa đến từ Australia, Bulgaria, Canada, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Hàn Quốc, Kyrgyzstan, Na Uy, Uzbekistan và Việt Nam.

Việc hai nghệ nhân Phan Thị Bạch Hạc, Huỳnh Đức Tiễn, cũng là hai nghệ nhân Việt Nam đầu tiên được Gugak Master vinh danh là một niềm tự hào của Huế, của cả nước. Bởi ngoài những danh hiệu như nghệ nhân dân gian, nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, báu vật nhân văn sống… ở tất cả các lĩnh vực, bây giờ chúng ta còn có thêm những nghệ nhân được vinh danh là “Nghệ nhân Âm nhạc Cung đình” cao quý từ một tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Việc NSND Bạch Hạc, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế được Gugak Master vinh danh lần này là một tin vui nhưng không mang đến nhiều lắm sự bất ngờ. Bởi trong suốt hơn 40 năm hoạt động nghệ thuật ở hai lĩnh vực tuồng và ca múa cung đình, NSND Bạch Hạc gần như đã đạt, chạm đến tất cả những giải thưởng và vinh quang mỗi một nghệ sĩ luôn mơ ước. “Chỉ còn vài tháng nữa mình nghỉ hưu, không còn làm giám đốc nhà hát nữa, nên đây sẽ là một giải thưởng, sự vinh danh có ý nghĩa tiếp thêm lửa nghề để mình tiếp tục lao động, cống hiến”, NSND Bạch Hạc nói.

Nhưng với nghệ nhân Huỳnh Đức Tiễn, đây lại là “một sự ghi nhận có tính khởi đầu” - như tâm sự của ông. Đây là một sự vinh danh mang đến nhiều bất ngờ cho nhiều người. Bởi khác với NSND Bạch Hạc, nghệ nhân Huỳnh Đức Tiễn hiện là Trưởng đoàn hòa thanh của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế với chuyên môn sâu là trống, thậm chí ở trong nước còn chưa chạm được đến danh hiệu NSƯT.

Tuy nhiên, theo như tiêu chí của Dự án Vinh danh Nghệ nhân Âm nhạc Cung đình (Gugak Masters Designation), việc vinh danh không đơn thuần căn cứ vào thành tích mà với mong muốn nâng cao vị thế của các nghệ sĩ, nghệ nhân, cộng đồng văn hóa, những người có những đóng góp đáng kể cho âm nhạc truyền thống và nghề thủ công ở cấp quốc gia và quốc tế. Cho nên các tiêu chí lựa chọn nhấn mạnh sự xuất sắc về kỹ năng và khả năng làm chủ, sự sáng tạo và đổi mới cũng như sự cống hiến cho giáo dục và cố vấn… của từng nghệ nhân, nghệ sĩ.

Việc hai nghệ nhân của Cố đô Huế, đặc biệt là nghệ nhân Huỳnh Đức Tiễn được Gugak Master vinh danh lần này, còn đánh dấu những nỗ lực vươn tầm khu vực châu Á và thế giới của nghệ thuật truyền thống Huế nói chung. Cũng như ghi dấu sự hòa nhập, hợp tác bảo tồn, trao truyền và phát triển âm nhạc và múa cung đình châu Á của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - đơn vị chủ quản của Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế và Trung tâm Gugak Âm nhạc Quốc gia Hàn Quốc trong nhiều năm nay. Đặc biệt là chương trình phối hợp thực hiện “Festival Nghệ thuật Cung đình châu Á” sẽ diễn ra tại Hàn Quốc vào năm 2026.

Từ Hanbok nghĩ về Áo dài Việt

Hanbok là quốc phục của người Hàn Quốc. Áo dài ngũ thân Huế từng là quốc phục của người Việt. Hanbok và áo dài Huế vừa có một cái bắt tay hợp tác đầy hứa hẹn.

Những ngày cuối năm 2023, TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế nhận lời mời từ phía Hiệp hội xúc tiến di sản văn hóa Hàn Quốc sang thủ đô Seoul để tham dự Lễ khai mạc triển lãm và trao giải thưởng Hanbok 2023 (Hanbok Expo & 2023’s Hanbok Awards). Đây là sự kiện về Hanbok lớn nhất trong năm của nước bạn.

Theo TS Phan Thanh Hải, đến thời điểm này, Hàn Quốc đã xây dựng một niềm tự hào đặc biệt đối với Hanbok, loại hình trang phục họ luôn xem là quốc phục của người Hàn. Để xây dựng niềm tự hào này, họ đã làm một cách rất bài bản, bằng rất nhiều phương pháp khác nhau, từ việc tổ chức các cuộc thi thiết kế Hanbok, triển lãm quy mô lớn (Hanbok Expo), sử dụng điện ảnh, âm nhạc (K-Pop), đưa vào giáo dục truyền thống, quảng bá du lịch… Nên dù ít sử dụng Hanbok trong cuộc sống thường nhật hơn người Việt sử dụng áo dài, nhưng Hanbok lại tạo dựng được một thương hiệu rất nổi tiếng, đã trở thành hình ảnh/thương hiệu đại diện của Hàn Quốc trên trường quốc tế.

Chính quyền Hàn Quốc hiểu rất rõ giá trị thương hiệu Hanbok, họ luôn có sự hỗ trợ tích cực cho công cuộc phục hồi loại hình trang phục này, đồng thời chủ động xây dựng thương hiệu và quảng bá Hanbok.

Chính phủ Hàn Quốc rất khuyến khích, luôn đồng hành cùng các nhà thiết kế, đội ngũ nghệ nhân trong công cuộc phát triển Hanbok, luôn xem Hanbok là một sản phẩm công nghiệp văn hóa đặc thù, là thương hiệu quốc gia, góp phần khẳng định, nâng cao vị thế của đất nước Hàn Quốc. Và họ áp dụng công nghệ để hỗ trợ một cách toàn diện cho công cuộc phục hồi và lan tỏa Hanbok. Hầu như mọi công đoạn của quá trình tạo tác nên Hanbok đã được số hóa, quảng bá bằng công nghệ số. Đây là thế mạnh của Hàn Quốc, họ đã tận dụng lợi thế về công nghệ của mình để thực hiện điều này một cách hoàn hảo.

Ở chiều ngược lại, Áo dài cũng là một sản phẩm đặc trưng của Việt Nam, từng là quốc phục; là một trong những yếu tố quan trọng cùng với sen, nón lá làm nên hồn cốt dân tộc - như phát biểu của Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính tại lễ bế mạc Đại hội thể thao các nước Đông Nam Á (SEAGAMES) lần thứ 31 tại Hà Nội, ngày 23.5.2022.

Nhưng để Áo dài thực sự trở thành thương hiệu quốc gia nổi tiếng, trở thành một sản phẩm của công nghiệp sáng tạo - công nghiệp văn hóa, có lẽ chúng ta còn phải học hỏi, nỗ lực rất nhiều.

Những gì người Hàn Quốc đã làm cho Hanbok chính là một trong những bài học quý giá chúng ta cần tham khảo cho công cuộc phục hưng, phát triển Áo dài.

Và chúng ta hoàn toàn có cơ hội để làm được điều này khi đầu tháng 8.2023, Hiệp hội xúc tiến di sản văn hóa Hàn Quốc chủ động đề xuất với Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Hiệp hội mong muốn trao đổi và thiết lập quan hệ hợp tác về văn hóa giữa Hiệp hội với Thừa Thiên Huế để cùng thúc đấy việc quảng bá loại hình trang phục đặc trưng của hai nước là Hanbok (Hàn phục) và Áo dài để cả hai cùng đồng hành, phát triển. Một cơ hội vàng đang đến.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Đề án Áo dài Huế: Gần 500 tỉ đồng chờ xã hội hoá

Tường Minh |

Huế - Ngân sách địa phương sẽ chi 2% (11/ hơn 500 tỉ đồng) để thực hiện đề án "Huế kinh đô Áo dài Việt Nam".

Áo dài Huế - Từ sản phẩm văn hoá đến công nghiệp văn hoá

Hoàng Văn Minh |

Áo dài Huế là một sản phẩm văn hoá. Và áo dài Huế đang được định hình, hướng đến là một sản phẩm công nghiệp văn hoá để phục vụ du lịch.

Đưa áo dài Huế trở lại “thuở vàng son”

PHÚC ĐẠT |

Trải qua nhiều năm thăng trầm, từ chiếc nôi ở xứ Huế, áo dài Việt Nam đã trở thành một biểu tượng, bản sắc văn hóa về trang phục Việt. Riêng với xứ Huế, áo dài còn mang một quá khứ vàng son, một kiểu cách rất riêng của vùng đất kinh kỳ.

Chiều nay, giá xăng dầu dự báo tăng mạnh

Anh Tuấn |

Giá xăng dầu ngày 15.2 được dự báo tăng theo xu hướng thế giới. Nếu cơ quan quản lý không chi quỹ bình ổn, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 có thể tăng 600-700 đồng/lít.

Sân bay Tân Sơn Nhất đông kín khách lúc nửa đêm trở lại TPHCM

Chân Phúc |

TPHCM - Lượng khách đến sân bay Tân Sơn Nhất tăng cao trong ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024 khiến ga đến trở nên đông đúc, hành khách phải mất nhiều thời gian để chờ lấy hành lý.

Hơn 10,5 triệu lượt khách vui chơi trên cả nước dịp Tết

Chí Long |

Nhiều địa phương trọng điểm du lịch trên cả nước ghi nhận đón lượng khách tăng cao, doanh thu du lịch tăng trưởng khả quan dịp Tết Giáp Thìn 2024.

Hạnh phúc trên những chuyến xe Công đoàn

Phương Ngân |

Những chuyến xe 0 đồng do Công đoàn tổ chức đã giúp cho nhiều công nhân khó khăn trở lại làm việc sau những ngày nghỉ Tết cùng gia đình, đồng thời cũng chở theo ước vọng của họ trong năm mới.

Người dân đi lễ hội, chiêm bái văn minh dịp Tết

Ngọc Trang |

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, năm nay, lượng người dân, du khách tham gia lễ hội đầu xuân, chiêm bái tại các chùa chiền, di tích, khu du lịch tâm linh vẫn rất đông. Tuy nhiên, đa số người dân đều du xuân, lễ bái văn minh, tiết kiệm, giảm bớt tình trạng biến tướng, lệch chuẩn so với các năm trước.

Đề án Áo dài Huế: Gần 500 tỉ đồng chờ xã hội hoá

Tường Minh |

Huế - Ngân sách địa phương sẽ chi 2% (11/ hơn 500 tỉ đồng) để thực hiện đề án "Huế kinh đô Áo dài Việt Nam".

Áo dài Huế - Từ sản phẩm văn hoá đến công nghiệp văn hoá

Hoàng Văn Minh |

Áo dài Huế là một sản phẩm văn hoá. Và áo dài Huế đang được định hình, hướng đến là một sản phẩm công nghiệp văn hoá để phục vụ du lịch.

Đưa áo dài Huế trở lại “thuở vàng son”

PHÚC ĐẠT |

Trải qua nhiều năm thăng trầm, từ chiếc nôi ở xứ Huế, áo dài Việt Nam đã trở thành một biểu tượng, bản sắc văn hóa về trang phục Việt. Riêng với xứ Huế, áo dài còn mang một quá khứ vàng son, một kiểu cách rất riêng của vùng đất kinh kỳ.