Hải Dương: Mùng 1 Tết, người dân tấp nập đi lễ đền chùa cầu may

Phạm Đông |

Sáng mùng 1 Tết Kỷ Hợi, trong khi đường xá thưa vắng, các cửa hàng chưa mở cửa thì ngay từ sáng sớm, ngôi đền có niên đại hàng trăm tuổi (toạ lạc trên địa bàn xã Long Xuyên, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) nhộn nhịp bởi rất đông người dân tới đây lễ bái cầu may mắn và phúc lộc trong năm mới.

Vào ngày mùng 1 Tết, đông đảo nhân dân thường đến các chùa, đền để cầu một năm an vui, hạnh phúc. Đối với nhiều người dân Việt Nam, dịp năm mới, một trong những phần việc quan trọng nhất định phải làm là đi lễ chùa cầu may, sức khỏe và bình an.

Sau thời khắc giao thừa và sáng nay, nhiều người dân đã nô nức đi lễ đền, chùa cầu mong những điều tốt đẹp trong năm mới.
Sau thời khắc giao thừa và sáng nay, nhiều người dân đã nô nức đi lễ đền, chùa cầu mong những điều tốt đẹp trong năm mới.

Không chỉ cầu nguyện cho bản thân, những người đi dâng hương còn thành tâm khẩn cầu cho cả gia đình, cầu mong 1 năm bình an, may mắn.

Đền Nguư Uyên xây dựng năm 1776, trùng tu năm 1994 nhưng vẫn giữ được nhiều nét kiến trúc Hậu Lê, bố cục kiểu chữ 丁Đinh, quy mô trung bình. Nhà Tiền tế 5 gian, đầu hồi bít đốc, có nhiều mảng điêu khắc thời Hậu Lê. Hậu cung 3 gian, kiến trúc con rường, đấu sen thời Nguyễn.
Đền Ngư Uyên xây dựng năm 1776, trùng tu năm 1994 nhưng vẫn giữ được nhiều nét kiến trúc Hậu Lê, bố cục kiểu chữ Đinh, quy mô trung bình.

Đối với người xã Long Xuyên (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), giao thừa là khoảnh khắc linh thiêng nhất trong năm. Khi kim đồng hồ điểm mốc 0h, bầu trời không chỉ rực sáng bởi pháo hoa mà hàng nghìn ngôi nhà đều đồng loạt thắp điện sáng trưng. Khi đền và chùa Ngư Uyên điểm chuông giao thừa, không gian lúc này không chỉ ấm áp mà còn đậm chất văn hóa tâm linh.

Theo sử sách ghi chép lại, đền Ngư Uyên được xây dựng vào thế kỷ 15, thờ 7 vị danh tướng (có 1 người là nữ) cùng là anh em ruột của gia đình họ Phạm đã có công giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh.

Năm 1990, đền Ngư Uyên được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Năm 1990, đền Ngư Uyên được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Với những công trạng hiển hách, khi 7 anh em họ Phạm mất, vua Lê Thái Tổ đã ban sắc phong cho 7 vị danh tướng và cấp tiền xây dựng đền thờ ở thôn Ngư Uyên. Từ đó đến nay, từ ngày 16 đến 18 tháng giêng hằng năm, dân làng lại mở hội để tưởng nhớ công lao của 7 vị danh tướng.

Theo ông Nguyễn Văn Trung - Trưởng ban quản lý đền Ngư Uyên, năm nay đền được tu tạo và sửa chữa nên rất khang trang. Khuôn viên cơ sở vật chất để dịp tới tổ chức tốt hơn đã giúp cho đông đảo người dân cùng đến đây không chỉ lễ bái mà còn du xuân cùng gia đình.

 
Trong không khí hân hoan những ngày đầu xuân, người dân đã tìm đến ngôi đền linh thiêng, thanh tịnh với mong muốn tìm về một khung cảnh, một không gian gợi mở tâm hồn, như một dịp để nhìn lại chính mình trong thời gian qua, để chiêm nghiệm nhiều điều trong cuộc sống, để hướng về những giá trị của tâm linh.
Trong không khí hân hoan những ngày đầu xuân, người dân đã tìm đến ngôi đền linh thiêng, thanh tịnh để dâng lễ với mong muốn tìm về một khung cảnh, một không gian gợi mở tâm hồn, như một dịp để nhìn lại chính mình trong thời gian qua, để chiêm nghiệm nhiều điều trong cuộc sống, để hướng về những giá trị của tâm linh.
Mọi người lần lượt ghi tên, tuổi và địa chỉ để được các bậc cao niên thường xuyên túc trực trong đền những ngày Tết để dâng lễ.
Mọi người lần lượt ghi tên, tuổi và địa chỉ để được các bậc cao niên thường xuyên túc trực trong đền những ngày Tết để dâng lễ.
Ông Nguyễn Văn Nghi là chủ Bái giúp mọi người dâng lễ tại đền.
Ông Nguyễn Văn Nghi là chủ Bái giúp mọi người dâng lễ tại đền.
Anh Nguyễn Văn Linh chia sẻ, năm nào cũng vậy cứ mùng 1 Tết là gia đình thường đi chùa để thấy an lành hơn, hạnh phúc hơn.
Theo chia sẻ của mọi người, năm nào cũng vậy cứ mùng 1 Tết là gia đình thường đi chùa để thấy an lành hơn, hạnh phúc hơn.
 
Bên cạnh việc dâng lễ, thắp hương, nhiều người cũng góp tiền công đức để tu tạo lại đền cho khang trang hơn.
Bên cạnh việc dâng lễ, thắp hương, nhiều người cũng góp tiền công đức để tu tạo lại đền cho khang trang hơn.
 
Ông Nguyễn Văn Khảo, chủ nhang tại đền đưa tiền vào hòm công đức.
Ông Nguyễn Văn Khảo, chủ nhang tại đền đưa tiền vào hòm công đức.
Người dân kéo đến chùa rất đông ngay từ sáng sớm.
Người dân kéo đến chùa rất đông ngay từ sáng sớm nên xe để kín sân đền.
Khi lễ chùa xong thì ai nấy đều hân hoan, phấn khởi mong ước về một năm mới sức khỏe, hạnh phúc và thành công sẽ đến với mọi gia đình người thân và bạn bè.
Khi lễ chùa xong thì ai nấy đều ra về với niềm hân hoan, phấn khởi mong ước về một năm mới sức khỏe, hạnh phúc và thành công sẽ đến với mọi gia đình người thân và bạn bè.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Ý nghĩa tục mùng 1 Tết cha, mùng 3 Tết thầy

Bảo Trang |

Câu nói dân gian “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy” đã trở nên quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam mỗi khi Tết đến, xuân về. Nó gợi nhắc đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, "Tôn sư trọng đạo" tốt đẹp của dân tộc ta như nhắc nhở về một giá trị truyền thống tốt đẹp trong dịpTết của mỗi người dân Việt Nam.

Những địa điểm du xuân độc đáo không thể bỏ qua trong năm mới Kỷ Hợi

Thanh Xuân |

Để chào đón một năm mới an lành, vui vẻ, hạnh phúc, nhiều người có thể lựa chọn cùng người thân du lịch đến những vùng đất mới.

Ngày Mùng 1 Tết ở các nước Châu Á diễn ra như thế nào?

NH (Tổng hợp) |

Cùng với Việt Nam, một số quốc gia Châu Á cũng đón Tết âm lịch với nhiều tục lệ truyền thống. Vào Mùng 1 Tết, tùy vào phong tục, mỗi quốc gia có cách thức đón ngày đầu tiên của năm mới khác nhau.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Ý nghĩa tục mùng 1 Tết cha, mùng 3 Tết thầy

Bảo Trang |

Câu nói dân gian “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy” đã trở nên quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam mỗi khi Tết đến, xuân về. Nó gợi nhắc đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, "Tôn sư trọng đạo" tốt đẹp của dân tộc ta như nhắc nhở về một giá trị truyền thống tốt đẹp trong dịpTết của mỗi người dân Việt Nam.

Những địa điểm du xuân độc đáo không thể bỏ qua trong năm mới Kỷ Hợi

Thanh Xuân |

Để chào đón một năm mới an lành, vui vẻ, hạnh phúc, nhiều người có thể lựa chọn cùng người thân du lịch đến những vùng đất mới.

Ngày Mùng 1 Tết ở các nước Châu Á diễn ra như thế nào?

NH (Tổng hợp) |

Cùng với Việt Nam, một số quốc gia Châu Á cũng đón Tết âm lịch với nhiều tục lệ truyền thống. Vào Mùng 1 Tết, tùy vào phong tục, mỗi quốc gia có cách thức đón ngày đầu tiên của năm mới khác nhau.