Hà Nội phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản

Quỳnh Anh |

Hà Nội có một kho tàng di sản đồ sộ ở cả loại hình vật thể, phi vật thể cùng hệ thống di tích thiên nhiên, lịch sử, văn hóa phong phú. Đây được xem là nguồn tài nguyên du lịch lớn, góp phần quan trọng tạo nên sự hấp dẫn, độc đáo cho sản phẩm du lịch của Thủ đô. Giải quyết hài hòa quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản sẽ tạo sự bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Đồng thời, mang lại nguồn lợi lớn về kinh tế, vừa bảo tồn và phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống.

Với hệ thống 5.922 di tích và 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, Hà Nội có lợi thế lớn để phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với Thủ đô. Xác định rõ điều này, Hà Nội tập trung khai thác nguồn tài nguyên này trên cơ sở hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Bởi nếu chỉ khai thác, coi nhẹ việc bảo tồn thì việc xuống cấp, mai một di sản sẽ diễn ra nhanh chóng, dẫn đến di sản cũng không đủ sức hấp dẫn du khách. Hài hòa hai yếu tố này sẽ tạo sự phát triển một cách bền vững cho du lịch và cho cả công tác bảo tồn di sản.

Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Phố cổ Hà Nội, chùa Một Cột, hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, Nhà tù Hỏa Lò, chùa Trấn Quốc… được xem là những di sản nổi bật của Hà Nội. Với kiến trúc độc đáo, bề dày lịch sử hàng trăm năm thậm chí cả nghìn năm, mang đậm dấu ấn văn hóa Thăng Long, các di sản này là điểm đến không thể thiếu đối với du khách khi tham quan Thủ đô.

Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những quần thể kiến trúc lâu đời và quan trọng bậc nhất ở Hà Nội và là di tích Nho học lớn nhất tại Việt Nam. Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết, trong những năm qua, Trung tâm tập trung tu bổ, tôn tạo các hạng mục tại khu nội tự và phục dựng tòa Phương Đình, gò Kim Châu tại khu hồ Văn.

Để đưa Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành điểm du lịch hấp dẫn của Thủ đô, Trung tâm tích cực quảng bá hình ảnh, tổ chức các hoạt động văn hóa, hoạt động trải nghiệm. Mỗi năm, di tích thu hút hơn 2 triệu lượt khách du lịch (thời điểm trước dịch) và nguồn thu này quay trở lại phục vụ công tác bảo tồn di sản cũng như các công tác quản lý khác.

Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò còn gây dựng và lan tỏa hình ảnh di tích trên nhiều nền tảng khác nhau cho theo kịp nhịp độ phát triển của thời đại công nghệ số, đồng thời tăng hiệu suất tương tác với du khách thông qua các nền tảng Facebook, Spotify, Apple Podcast… để tiếp cận gần hơn với công chúng. Nếu như tháng 12/2020 trang fanpage Di tích Nhà tù Hỏa Lò mới chỉ có 55.000 lượt người yêu thích thì đến nay đạt gần 200.000 lượt người yêu thích…

Hay tại Sơn Tây, đề án “Đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di tích làng cổ ở xã Đường Lâm” đã tập trung tu bổ đình Cam Thịnh, đền và lăng Vua Ngô Quyền, các điểm giếng, các nhà cổ bị xuống cấp, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của di tích. Hiện, các điểm di tích và nhà cổ vừa là nơi sinh hoạt cộng đồng, vừa là điểm thu hút đông đảo du khách tham quan, trải nghiệm.

Trưởng Ban quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm Nguyễn Đăng Thao còn cho biết, phần lớn các ngôi nhà cổ được tu bổ đang tổ chức các hoạt động du lịch phục vụ khách góp phần tạo thu nhập kinh tế gia đình, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương… Bên cạnh đó, làng nghề gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, lễ hội Gióng đền Sóc và đền Phù Đổng, múa rối nước, hát ca trù... đều là các sản phẩm du lịch hấp dẫn của Hà Nội.

Khẳng định ngành di sản văn hóa và ngành du lịch có tính nguyên hợp, gắn bó hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau, nhiều chuyên gia cho rằng nguồn thu từ du lịch phải được tái đầu tư trở lại cho bảo tồn di sản văn hóa một cách tương xứng với mục tiêu duy trì và gia tăng nguồn vốn cho phát triển du lịch.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia đề xuất, thành phố cần tăng cường đầu tư cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn, đồng thời nghiên cứu và thể nghiệm mô hình hợp tác công – tư trong hoạt động bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững. Một mặt, thành phố ưu tiên phát triển mô hình du lịch cộng đồng để bảo tồn di sản văn hóa tại cộng đồng.

Để phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn, phát huy những tiềm năng, thế mạnh của di sản, hướng tới xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô có chất lượng cao, ngành Du lịch Hà Nội phối hợp cùng các cơ quan liên quan tập trung công tác quy hoạch, đầu tư, bảo tồn, trùng tu di tích gắn với phát huy các giá trị di sản, nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm du lịch Thủ đô. Trong đó, tập trung vào các công trình trọng điểm như: Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu vực thành Cổ Loa, Hoàng thành Thăng Long, làng gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc...

Sở Du lịch Hà Nội cũng đang đẩy mạnh khai thác các yếu tố đặc trưng văn hóa của Hà Nội để tập trung phát triển sản phẩm du lịch với tính đặc thù và có tính cạnh tranh cao. Đó là tập trung đầu tư, khai thác hiệu quả và phát huy thế mạnh không gian kiến trúc, giá trị văn hóa khu phố cố, khu phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; tổ chức tốt các lễ hội truyền thống và các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian. Sở Du lịch Hà Nội cũng khuyến khích các đơn vị lữ hành phối hợp với các điểm đến di tích triển khai xây dựng các sản phẩm du lịch trải nghiệm, du lịch ứng dụng công nghệ trên nền tảng các sản phẩm du lịch truyền thống.

Phát triển du lịch và bảo tồn di sản là hai yếu tố thường gắn chặt cùng nhau, nhất là đối với các di sản có bề dày văn hóa lịch sử, kiến trúc độc đáo và không gian đẹp. Mối quan hệ này đang được khai thác hiệu quả, mang lại lợi ích kép và tạo sự phát triển bền vững cho cả lĩnh vực di sản và du lịch Thủ đô.

Quỳnh Anh
TIN LIÊN QUAN

Du lịch nông nghiệp nông thôn góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt

Thu Hồng |

Xây dựng nông thôn mới, nhiều mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn hình thành ở nhiều địa phương đã phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.

Kích thích nhu cầu mua sắm góp phần tăng trưởng du lịch Thủ đô

Quỳnh Anh |

Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, bên cạnh những giải pháp thu hút khách đến Hà Nội, việc kích thích nhu cầu chi tiêu của du khách du lịch cũng đang được đặt ra. Theo đó, hàng loạt các giải pháp, trong đó, có kéo dài ngày lưu trú và tăng khả năng mua sắm của khách là một trong những ưu tiên của ngành du lịch Thủ đô.

TPHCM đặt mục tiêu mỗi năm thu 500 tỉ đồng từ du lịch tàu biển

MINH QUÂN - THANH CHÂN |

TPHCM sẽ xây mới hai bến tàu khách quốc tế tại khu công viên Mũi Đèn Đỏ (Quận 7) và Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ, đồng thời chuyển đổi công năng cảng Nhà Rồng - Khánh Hội (Quận 4) thành bến tàu quốc tế và nội địa.

Trực tiếp kết quả ASIAD 19 ngày 28.9: Có huy chương vàng, Việt Nam lên hạng 14

NHÓM PV |

Trong ngày 28.9, Đoàn Thể thao Việt Nam thi đấu ở 10 môn tại ASIAD 19 gồm Bắn súng, Bóng bàn, Boxing, Bóng đá nữ, Bơi, Thể dục dụng cụ, Golf, Cờ tướng, Thể thao điện tử, Taekwondo.

Phát hiện vi phạm của Phó Chủ tịch thành phố Thủ Đức từ tin báo người dân

MINH QUÂN |

TPHCM - Từ thông tin của người dân, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM đã vào cuộc kiểm tra và xử lí vi phạm đối với ông Nguyễn Hữu Anh Tứ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức.

Báo Lao Động và tỉnh Đồng Tháp ký kết hợp tác truyền thông chính sách

Tùng Linh |

Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Ngọc Hiển và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai thực hiện Chỉ thị số 7/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách.

Toạ đàm: Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong việc xử lý rác thải

Nhóm PV |

Việc thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, tái chế là hướng đi cần thiết nhằm giúp giảm thiểu “ô nhiễm nhựa” hiệu quả và bền vững, hạn chế tối đa lượng rác thải nhựa phát sinh ra môi trường. Ngày hôm nay Báo Lao động phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức toạ đàm: “GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 3R TRONG GIẢM THIỂU RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM: Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong việc xử lý rác thải” để cùng các vị khách mời bàn luận về vấn đề này.

Kỷ luật hiệu trưởng vì cấp dưới làm lộ đề kiểm tra

QUẢNG AN |

HUẾ - Một hiệu trưởng ở Thừa Thiên Huế bị kỷ luật khiển trách vì cấp dưới của mình làm lộ đề kiểm tra.

Du lịch nông nghiệp nông thôn góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt

Thu Hồng |

Xây dựng nông thôn mới, nhiều mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn hình thành ở nhiều địa phương đã phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.

Kích thích nhu cầu mua sắm góp phần tăng trưởng du lịch Thủ đô

Quỳnh Anh |

Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, bên cạnh những giải pháp thu hút khách đến Hà Nội, việc kích thích nhu cầu chi tiêu của du khách du lịch cũng đang được đặt ra. Theo đó, hàng loạt các giải pháp, trong đó, có kéo dài ngày lưu trú và tăng khả năng mua sắm của khách là một trong những ưu tiên của ngành du lịch Thủ đô.

TPHCM đặt mục tiêu mỗi năm thu 500 tỉ đồng từ du lịch tàu biển

MINH QUÂN - THANH CHÂN |

TPHCM sẽ xây mới hai bến tàu khách quốc tế tại khu công viên Mũi Đèn Đỏ (Quận 7) và Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ, đồng thời chuyển đổi công năng cảng Nhà Rồng - Khánh Hội (Quận 4) thành bến tàu quốc tế và nội địa.