Gặp chủ nhân bộ lư lọ “Tam bảo vĩnh hằng”

PHẠM DUNG - NGUYỄN HÀ |

Tự nhận mình nghèo về tiền bạc nhưng người nghệ nhân già Phạm Nhật Minh (77 tuổi) lại khẳng định chắc nịch rằng, mình là người giàu có, ông giàu về những tác phẩm chạm khắc đá xuất trúng và trình độ điêu khắc tinh xảo, hiếm có.

Từ say mê cái đẹp tự nhiên đến chạm khắc tinh xảo

Vốn là kỹ sư địa chất, chuyên đi tìm đá quý, ông Phạm Nhật Minh (77 tuổi) bắt đầu rẽ ngang sang nghề chế tác đá cách đây 28 năm, sau khi nghỉ hưu năm 1993. Xuất phát từ công việc địa chất lúc bây giờ, trong quá trình đi tìm tài nguyên khoáng sản, ông đặc biệt chú ý đến đá quý, “chúng ta có những viên đá tự nhiên mà chỉ cần đánh bóng lên cũng có thể thấy được màu sắc tuyệt đẹp của nó”.

Tuy nhiên, ông Minh cũng nhận thấy, nếu đá quý mà chỉ đánh bóng làm đá cảnh thì giá trị không đáng bao nhiêu, mà nếu được chế tác qua bàn tay tài hoa của những nghệ nhân thì giá trị của nó có thể gấp 100 lần. Vậy là từ một xưởng sản xuất nhỏ được thành lập từ năm 1993 sau khi về hưu, sau 28 năm, ông Minh cùng với con cái đã có một cơ ngơi tương đối với nhiều sản phẩm điêu khắc đá đặc sắc được đánh giá là tinh xảo hiếm thấy.

Bộ lư lọ “Tam bảo vĩnh hằng” khách trả 15 tỉ không bán

Sau 28 năm làm nghề, ông Minh chia sẻ: “Tôi có 10 kiệt tác để đời trong đó có bộ lư lọ Tam bảo vĩnh hằng là vô giá”, để con cháu sau này có cái để tự hào vì ông cha ta đã làm ra được một kiệt tác mà bạn bè thế giới phải kinh ngạc.

Kiệt tác Tam bảo vĩnh hằng này được ông Minh cho ra mắt đúng dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội với ý niệm muốn cho khách nước ngoài đến với thủ đô dịp này biết đến tài hoa của người Hà Thành. “Nếu nói về nhà cao thì nước mình chưa có nhà cao, nếu nói về đường rộng, đất nước ta cũng chưa có đường rộng nhưng nếu nói về trình độ mỹ nghệ của đất Hà Thành thì chúng ta hoàn toàn có thể tự hào khoe với thế giới”.

Bộ lư lọ Tam bảo vĩnh hằng bao gồm 1 lư hương và hai lọ hoa. Điểm độc đáo của chiếc lư hương là nó được làm từ hòn đá khối lớn để làm được bầu lư có đường kính đúng 45 cm với ý nghĩa năm 1945 là cách mạng tháng tám thành công. Điểm đặc biệt thứ 2 của chiếc lư hương ra mắt đúng dịp đại lễ 1.000 năm là 83 con rồng được chạm khắc tinh xảo tương ứng với 83 năm thìn trong 1.000 năm qua. Và điểm đặc biệt nhất là chiếc lư hương này được chạm lọng 3 tầng. Đây được biết đến là một kỹ thuật khó, và được nhiều chuyên gia đánh giá là “kỹ thuật chạm lọng tinh vi nhất” mà hiếm có nghệ nhân nào có thể thực hiện. Ngoài ra, đôi lọ hoa thể hiện được đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến cảnh sĩ tử đi thi để khuyến học.

Để hoàn thiện kiệt tác này, một người thợ bàn tay vàng cùng với bốn thợ tay nghề bậc cao đã phải “ăn ngủ” cũng mỗi sản phẩm trong bộ ba này trong đúng 1.000 ngày. “Vì tính chất tinh vi và độ khó của kỹ thuật chạm lọng ba tầng mà những người thợ của tôi phải làm sản phẩm về đêm để đảm bảo chính xác đến từng chi tiết”.

Và không phụ công lao của hàng chục con người suốt 1.000 ngày đêm, bộ Tam bảo vĩnh hằng đã khiến cho du khách trong và ngoài nước phải ngỡ ngàng, thán phục khi được triển lãm tại Hoàng Thành Thăng Long. Thậm chí nhiều khách hàng còn không tiếc tiề, bỏ ra tới 15 tỉ để có được sản phẩm độc đáo này, thế nhưng, ông Minh vẫn quyết không bán vì với ông sản phẩm này là vô giá, nó là tài hoa, là công sức, là tinh hoa của mỹ nghệ Hà Thành.

Không chạy theo lợi nhuận

Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, thật khó để có thể đứng vững. Người nghệ nhân già trầm ngâm, lặp lại nhiều lần câu nói “khó khăn nhiều lắm… Ngay như ở Tân Mai chúng tôi, thời kỳ nở rộ có đến 70 cơ sở sản xuất, nhưng rồi cũng lần lượt đóng cửa hết. Chúng tôi còn trụ được đến ngày nay là vì chúng tôi không chạy theo lợi nhuận, không vì tiền”.

Nói là không làm vì lợi nhuận thì thật khó tin, thế nhưng nghe ông tâm sự thì thấy đúng là những người nghệ nhân ở đây làm vì tâm huyết với cái đẹp. Ví dụ ngay bộ lư lọ Tam bảo vĩnh hằng này, hơn chục người thợ phải làm ngày đến trong vòng 1.000 ngày mà ngày công lại chẳng được bao nhiêu, còn bản thân ông Minh cũng phải tự bỏ đồng lương hưu ít ỏi của mình để làm. “Nếu chỉ nghĩ làm nghề gì có thể có lợi nhuận cao thì người ta bỏ lâu rồi”.

Ông Minh nói chắc như đinh đóng cột “Nếu nói về tiền thì tôi nghèo thật nhưng nếu nói về tác phẩm và trình độ điêu khắc thì tôi giàu”. Những sản phẩm của ông Minh thể hiện được kỹ thuật cũng như tinh thần dân tộc cao không chỉ thông qua đường nét, tư tưởng của sản phẩm mà còn từ nguyên liệu đá mà ông sử dụng. Tất cả chúng đều được lấy 100% từ Việt Nam và với đá này thì người nghệ nhân có thể thể hiện kỹ thuật chạm khắc bong lọng được mà máy móc không thể làm nổi mà chỉ có bàn tay con người.

Con người cần cơm ăn, cần áo mặc, cần nhà ở, cần rất nhiều thứ và đương nhiên chúng ta không thể thiếu cái đẹp. Đó chính là quan niệm của người nghệ nhân già yêu cái đẹp, say mê cái đẹp mà cụ thể ở đây là điêu khắc. Với ông điêu khắc chính là “những vần thơ không lời” mà ông đã viết suốt 28 năm qua và về cả sau này.

PHẠM DUNG - NGUYỄN HÀ
TIN LIÊN QUAN

Cha đẻ bộ "Tam bảo vĩnh hằng" 15 tỷ tiết lộ quá trình tạo ra sản phẩm độc nhất Việt Nam

Nguyễn Hà - Phạm Dung - Văn Thắng |

Quan niệm cuộc sống không thể thiếu cái đẹp, từ một kỹ sư địa chất, ông Phạm Nhật Minh ở Tân Mai, Hà Nội đã chuyển sang làm chế tác đá. 77 năm tuổi đời và 28 năm tuổi nghề, gia tài của ông Minh là những sản phẩm độc đáo, mang giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật cao.

Hình nộm rồng bốc cháy, hàng trăm người xin lửa cầu may đêm giao thừa

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Năm nào cũng vậy, cứ đêm giao thừa, dân làng Đồng Bồng (xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) lại huy động thanh niên trai tráng đi rước lửa từ trong ngôi đền ra đình làng để làm lễ, sau đó châm lửa vào hình nộm một con rồng (đã được chuẩn bị trước), để dân trong làng châm lửa mang về nhà, cầu may một năm mới an khang thịnh vượng.

Táo Quân 2023 trào lộng với hình ảnh dàn Táo nhảy điệu "đúng hay sai"

Mi Lan |

Tại Táo Quân 2023, khán giả được nhắc nhớ lại những khoảnh khắc đầy dấu ấn của chương trình suốt 20 năm lên sóng.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Liverpool và Chelsea chia điểm nhạt nhòa trên sân Anfield

Chi Trần |

Liverpool và Chelsea hòa không bàn thắng trên sân Anfield tại vòng 21 Premier League, qua đó tiếp tục kém top 4 khoảng cách 9 điểm.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đông nghịt người đến xem pháo hoa, đón giao thừa

ANH TÚ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Đêm 21.1 (30 Tết), phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) đông nghịt người dân đổ về để vui chơi, chờ xem pháo hoa, đón giao thừa chào năm mới.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Buồn và lo lắng, mong ước hai chữ đoàn viên

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Thay vì đón Tết sum vầy quanh gia đình thì những nhiều người lại đang túc trực ở nơi không ai muốn - Trung tâm Cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, Tết năm nay chắc hẳn sẽ khó quên với họ.

Cha đẻ bộ "Tam bảo vĩnh hằng" 15 tỷ tiết lộ quá trình tạo ra sản phẩm độc nhất Việt Nam

Nguyễn Hà - Phạm Dung - Văn Thắng |

Quan niệm cuộc sống không thể thiếu cái đẹp, từ một kỹ sư địa chất, ông Phạm Nhật Minh ở Tân Mai, Hà Nội đã chuyển sang làm chế tác đá. 77 năm tuổi đời và 28 năm tuổi nghề, gia tài của ông Minh là những sản phẩm độc đáo, mang giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật cao.