Di tích, bảo vật quốc gia ở Huế bị xâm hại: Không lẽ cứ mãi "SOS"?

PHÚC ĐẠT |

Không ít công trình kiến trúc, hiện vật là “bảo vật quốc gia” trong các di tích ở Thừa Thiên - Huế đã, đang bị xâm hại nghiêm trọng. Thực trạng này không chỉ làm mất đi giá trị văn hóa, lịch sử của di tích mà còn làm hình ảnh du lịch Huế trở nên xấu xí. Điều đáng báo động và nghiêm trọng nhất, như các chuyên gia khẳng định, hầu hết các bảo vật bị xâm hại không thể phục hồi.

S.O.S thực trạng xâm phạm

Tại các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế đều được cơ quan chức năng đặt biển cảnh báo “Cấm xâm hại”, “Cấm vẽ bậy lên di tích”… nhưng khi đến tham quan, nhiều người dân thiếu ý thức cứ vô tư vẽ bậy, xâm hại lên các hiện vật, vốn là những cổ vật, bảo vật quốc gia, các công trình kiến trúc lịch sử. Trong số đó phải kể đến di tích Chùa Thiên Mụ.

Nhiều năm qua, Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế, chính quyền địa phương và nhà chùa đã phối hợp thực hiện tốt công tác bảo tồn các hiện vật, cổ vật, công trình kiến trúc tại ngôi chùa cổ bậc nhất xứ Huế để phục vụ du khách tham quan. Tuy nhiên, vấn nạn vẽ bậy, bôi bẩn lên chuông cổ, bia đá, mai rùa… tại di tích này vẫn tồn tại khiến người dân địa phương và du khách vô cùng bức xúc. Cụ thể như chiếc trống cổ làm bằng gỗ mít nguyên khối đặt ở lầu trống trước cổng chùa Thiên Mụ bị viết vẽ bậy với những dòng chữ của các bạn trẻ vô ý thức, thiếu văn hóa như: “T yêu K”, “Kỷ niệm tình yêu ở Thiên Mụ”…

Trong khi đó, bên trong cổ vật Đại Hồng Chung ở chùa Thiên Mụ cũng xuất hiện vô số những dòng chữ nhỏ được ghi bằng bút mực màu trắng. Phía chính diện nhà lục giác trong khuôn viên chùa đặt tấm bia đá “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) cũng xảy ra tình trạng viết, vẽ bậy. Phần thân rùa ở khu vực nhà bia bị bôi bẩn bằng vô số dòng chữ viết tiếng Việt với nội dung cầu an, nguyện cầu tình yêu...

Hay như Bảo vật quốc gia bia Khiêm Cung Ký tại Lăng Vua Tự Đức cũng chằng chịt dấu bút khách tham quan. Tấm bia Khiêm Cung Ký bằng đá thanh khắc bài văn bia do chính Hoàng đế Tự Đức (1848 - 1883) soạn thảo năm 1871 đặt trong khu vực Khiêm Lăng, được các nhà nghiên cứu đánh giá là tấm bia độc đáo nhất trong các bia lăng hoàng đế thời Nguyễn. Với 4.935 chữ Hán khắc trên 2 mặt, đây là tấm bia có số lượng văn tự khắc trên đá nhiều nhất. Khiêm Cung Ký cũng là tấm bia duy nhất lưu giữ nét bút của chính tác giả, hoàng đế Tự Đức và được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015. Thế nhưng, trên Khiêm Cung Ký hiện nay là chi chít chữ của khách tham quan. Những nét chữ quốc ngữ xen lẫn vào những nét chữ Hán được khắc 250 năm trước. Và chính giữa bia là một trái tim lớn được khắc tỉ mỉ đè lên mặt chữ.

Thiếu quyết liệt, thiếu chế tài xử lý

Ông Nguyễn Thành Nam - Trưởng phòng bảo vệ, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho biết, từ lúc ông nhận nhiệm vụ tới nay, chưa thấy một du khách hay người dân bị bắt quả tang viết vẽ bậy lên di tích và bị xử lý. Việc xử phạt hành chính do Thanh tra văn hóa và công an ra quyết định, anh em bảo vệ chỉ có thể nhắc nhở người dân. Theo ông Nam, tình trạng viết vẽ bậy lên các di tích đã diễn ra nhiều năm, thường xuyên khiến di tích không thể phục hồi, đặc biệt là các hiện vật bằng đá, đồng. Nhiều di tích rộng lớn nên việc quản lý rất khó khăn, du khách viết vẽ bậy lên các hiện vật mà bảo vệ không hề hay biết.

Ngày 11.2, trao đổi với PV báo Lao Động, TS Trần Đình Hằng - Phân Viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia tại Huế bày tỏ sự tiếc nuối: Đại Hồng Chung ở chùa Thiên Mụ là một pháp khí quan trọng được Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) cho đúc vào năm 1710 để cúng dường Đức Phật. Chuông là công trình tiêu biểu về mỹ thuật trang trí, hội tụ các nét đặc trưng của nghệ thuật đúc đồng, đánh dấu sự phát triển của Phật giáo Đàng Trong giai đoạn cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII. Năm 2013, Đại Hồng Chung chùa Thiên Mụ được công nhận là Bảo vật Quốc gia Việt Nam.

Tiếc và đau đớn thay, trên chiếc chuông cổ, hiện chằng chịt nhiều lời cầu an, thỉnh nguyện, ký hiệu yêu đương, hoặc đơn giản chỉ là mong muốn để lại dấu ấn của du khách. Những tấm bảng cấm viết vẽ bậy của nhà chùa đặt trước nhà chuông vô tác dụng. Trải qua năm tháng, Đại Hồng Chung hiện chi chít chữ, đơn vị quản lý không thể xóa hết.

TS Trần Đình Hằng cho rằng, nguyên nhân chính của việc viết vẽ bậy tại di tích, ngoài ý thức người dân thì là do đơn vị quản lý chưa nghiêm. Theo ông, cần xử phạt nghiêm khắc với những người viết vẽ vậy lên di tích. Không chỉ phạt tiền, phạt tù mà cũng có thể phạt lao động công ích. Các điểm di tích cũng có thể lắp camera, phạt nguội.

“Sẽ là đô thị di sản đầu tiên của Việt Nam, Huế hoàn toàn đủ tư cách để xây dựng một bộ tiêu chí riêng ngoài những tiêu chí mà luật pháp quy định. Với những bảo vật quốc gia, các nhà quản lý phải làm sao để cho những người đứng trước nó cảm nhận được sự thiêng liêng, trang trọng khiến họ không thể viết, vẽ lên bảo vật. Chúng ta hoàn toàn có thể gắn camera giám sát; Trong khi ngành văn hóa nhiều việc, thiếu nguồn lực để đầu tư thì xã hội hóa kêu gọi gắn các thiết bị bảo vệ các bảo vật quốc gia cũng là một sự lựa chọn tốt” - TS Hằng gợi mở.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Khám phá Công viên Di sản rực rỡ nhất Nam Mỹ

tâm am |

Nam Mỹ rộng lớn, nơi có rừng Amazon cung cấp tới 25% lượng ôxy cho địa cầu của chúng ta. Tuy nhiên, để một du khách có thể luồn rừng vượt thác chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài vật ở môi trường núi rừng hoang dã Nam Mỹ rộng mênh mông bất tận và rất hiểm trở kia, thật không dễ dàng gì. Chính vì thế, các công viên di sản thiên nhiên đã ra đời. Mà Công viên các loài chim Parque De Aves rộng 16ha là một ví dụ.

Huế - thành phố di sản đầu tiên của Việt Nam

PHÚC ĐẠT |

Mới đây, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 54 về Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045. Mục tiêu xuyên suốt của Nghị quyết lần này là xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng phát huy các giá trị văn hóa Huế cũng như giá trị của cố đô di sản.

Giải bài toán khai thác và bảo vệ di sản

MAI CHÂU |

Kết thúc năm 2019 với nhiều thắng lợi khi đạt các giải thưởng lớn quốc tế, nhưng du lịch Việt Nam vẫn đối diện với nhiều vấn đề và cả nguy cơ do nhiều di sản bị khai thác sai cách, chưa phát triển hết tài nguyên vốn có.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Khám phá Công viên Di sản rực rỡ nhất Nam Mỹ

tâm am |

Nam Mỹ rộng lớn, nơi có rừng Amazon cung cấp tới 25% lượng ôxy cho địa cầu của chúng ta. Tuy nhiên, để một du khách có thể luồn rừng vượt thác chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài vật ở môi trường núi rừng hoang dã Nam Mỹ rộng mênh mông bất tận và rất hiểm trở kia, thật không dễ dàng gì. Chính vì thế, các công viên di sản thiên nhiên đã ra đời. Mà Công viên các loài chim Parque De Aves rộng 16ha là một ví dụ.

Huế - thành phố di sản đầu tiên của Việt Nam

PHÚC ĐẠT |

Mới đây, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 54 về Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045. Mục tiêu xuyên suốt của Nghị quyết lần này là xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng phát huy các giá trị văn hóa Huế cũng như giá trị của cố đô di sản.

Giải bài toán khai thác và bảo vệ di sản

MAI CHÂU |

Kết thúc năm 2019 với nhiều thắng lợi khi đạt các giải thưởng lớn quốc tế, nhưng du lịch Việt Nam vẫn đối diện với nhiều vấn đề và cả nguy cơ do nhiều di sản bị khai thác sai cách, chưa phát triển hết tài nguyên vốn có.