Huế - thành phố di sản đầu tiên của Việt Nam

PHÚC ĐẠT |

Mới đây, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 54 về Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045. Mục tiêu xuyên suốt của Nghị quyết lần này là xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng phát huy các giá trị văn hóa Huế cũng như giá trị của cố đô di sản.

Vùng đất “giàu” di sản

Trong gần 400 năm (1558 - 1945), Huế đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

Suốt mấy thế kỷ, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc, hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc, để hoàn chỉnh cho một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu tình thơ mộng. Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc.

Tiêu biểu nhất là Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được sánh ngang hàng với các kỳ quan hàng ngàn năm tuổi của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hóa thế giới của UNESCO (Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới ngày 11.12.1993).

Bên bờ Bắc của sông Hương, đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây; được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên.

Xa về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương là lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt của Việt Nam. Bên cạnh thành quách, cung điện, lăng tẩm nguy nga, tráng lệ, Huế còn lưu giữ trong lòng bao nhiêu công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với thể chế của hoàng quyền, mà cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh cao của sự hài hòa trong bố cục như Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, đàn Nam Giao - nơi vua tế trời, đàn Xã Tắc - nơi thờ thần đất, thần lúa..

Ngoài ra, lễ hội và âm nhạc ở vùng kinh sư này đã phát triển vô cùng phong phú và mang đậm phong cách dân tộc. Nổi bật là Ca Huế - một di sản văn hóa độc đáo của Cố đô Huế, có bề dày lịch sử ra đời, phát triển đã hàng trăm năm, khi vùng đất này đóng vai trò là kinh đô của đất nước.

Xứng đáng là đô thị di sản

Theo TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Thừa Thiên - Huế, cho đến nay, không nơi nào ở Việt Nam có được ưu thế đặc biệt về di sản như Thừa Thiên - Huế. Một hệ thống di sản được bảo tồn nguyên vẹn cả vật thể lẫn phi vật thể, văn hóa cung đình đến văn hóa dân gian, từ cảnh quan thiên nhiên đến lối sống Huế, con người Huế, những phong tục tập quán… Do vậy, để phát huy những lợi thế này thì con đường phù hợp nhất chính là xây dựng Huế trở thành đô thị di sản cấp quốc gia đặc thù của Việt Nam. Đô thị Huế phải phát triển theo hướng phát triển bền vững dựa trên thế mạnh đặc trưng là di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và thân thiện môi trường.

Việc xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạt được nhờ vào việc bảo tồn và phát triển "thành phố di sản". Để kinh tế du lịch di sản trở thành động lực phát triển đô thị thì Huế phải hướng tới xây dựng một "thành phố du lịch di sản".

PGS.TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia thông tin, với một hệ thống di sản đang được bảo tồn và phát huy rất tốt, Huế xứng đáng là thành phố di sản. Tuy nhiên, đây là một khái niệm mới, chưa có trong Luật di sản văn hóa cũng như trong các quy định về đô thị ở Việt Nam. Do đó, Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch cần làm rõ khái niệm này và đưa khái niệm "thành phố di sản" hay "đô thị di sản" vào Luật di sản sửa đổi sắp tới. Như thế mới dễ dàng cho việc ban hành chính sách đặc thù cho Huế.

Đô thị di sản có bốn bộ phận cấu thành chính, đó là: Cảnh quan thiên nhiên, ý tưởng quy hoạch ban đầu, quỹ kiến trúc đô thị mà tiêu biểu là các di tích lịch sử - văn hóa, lối sống - phong tục tập quán làm nên sắc thái đô thị.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, qua 10 năm thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị (Khoá X), Thừa Thiên - Huế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực.

Về hướng phát triển của tỉnh thời gian tới, đồng chí Nguyễn Văn Bình đề nghị cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Đồng thời, thực hiện chủ trương nhất quán của Đảng đó là văn hóa vừa là nền tảng, vừa là động lực của sự phát triển, Thừa Thiên - Huế cần phát triển bền vững trên nền tảng văn hóa. Thừa Thiên - Huế phải xây dựng và phát triển thành thành phố di sản trực thuộc Trung ương theo hướng văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh, với du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh: “Nếu Thừa Thiên - Huế được công nhận là thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên những tiêu chí về đô thị di sản thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong việc tạo cho Huế một vị thế ngang tầm với 5 đô thị trực thuộc Trung ương hiện nay và ngang tầm với vị thế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đây cũng là cơ sở quan trọng để thu hút nguồn lực đầu tư, phát triển hạ tầng quay trở lại bảo tồn di sản, cũng là cơ hội để giải quyết những mâu thuẫn muôn thuở giữa bảo tồn và phát triển, giữa truyền thống và hiện đại, giữa văn hóa trầm lắng của người Huế với sự năng động đổi mới sáng tạo. Dù việc này mất bao nhiêu thời gian nữa thì cũng luôn khẳng định một quan điểm thống nhất rằng: Thừa Thiên - Huế luôn xuyên suốt một mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống người dân, chất lượng đô thị và bảo tồn các giá trị của di sản văn hóa. Những năm tới, Thừa Thiên - Huế tiếp tục tập trung cho phát triển, đầu tư nâng cao mức sống theo hướng đô thị di sản, văn hóa, thân thiện môi trường và thông minh”.

Một chiến lược phát triển đúng đắn cùng các chính sách phù hợp sẽ giúp Thừa Thiên - Huế vững vàng bước tới mục tiêu trở thành một đô thị di sản đặc biệt - thành phố di sản cấp quốc gia đầu tiên của Việt Nam.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Mua bán, trao đổi tiền 2 USD mới có phạm luật?

Lam Duy |

Không chỉ với tiền giấy và polymer, dịch vụ đổi tiền ngoại tệ mới mà đặc biệt là các tờ 2 USD được coi là “đồng tiền may mắn” cũng bùng phát mạnh trong các ngày cận Tết, dấy lên lo lắng về rủi ro pháp lý với cả người mua và người bán.

Bí thư Khánh Hoà đối thoại với dân dự án Khu biệt thự Quốc Anh

Nhiệt Băng |

Ngày 17.1, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Khắc Định đã tiếp người dân có đất bị thu hồi tại dự án Khu biệt thự Quốc Anh (xã Phước Đồng, TP. Nha Trang) do Công ty TNHH Quốc Anh NT làm chủ đầu tư. Báo Lao Động đã có hàng loạt bài viết phản ánh sai phạm và dấu hiệu sai phạm liên quan đến đất đai tại dự án này.

Vì sao liên doanh Kumho–Hyundai khuyến nghị tiêu cực đối với ngân hàng MB?

Lan Hương |

Liên doanh Kumho - Hyundai có thư gửi Hiệp hội Xây dựng Hàn Quốc tại Việt Nam để cảnh báo về sự thiếu uy tín của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Kumho – Hyundai khuyến nghị Hiệp hội Xây dựng Hàn Quốc và các doanh nghiệp xây dựng Hàn Quốc tại Việt Nam từ chối toàn bộ hoạt động giao dịch với MB nhằm tránh và có thể tránh nguy cơ đã nhìn thấy trước đối với giao dịch dân sự.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Mua bán, trao đổi tiền 2 USD mới có phạm luật?

Lam Duy |

Không chỉ với tiền giấy và polymer, dịch vụ đổi tiền ngoại tệ mới mà đặc biệt là các tờ 2 USD được coi là “đồng tiền may mắn” cũng bùng phát mạnh trong các ngày cận Tết, dấy lên lo lắng về rủi ro pháp lý với cả người mua và người bán.

Bí thư Khánh Hoà đối thoại với dân dự án Khu biệt thự Quốc Anh

Nhiệt Băng |

Ngày 17.1, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Khắc Định đã tiếp người dân có đất bị thu hồi tại dự án Khu biệt thự Quốc Anh (xã Phước Đồng, TP. Nha Trang) do Công ty TNHH Quốc Anh NT làm chủ đầu tư. Báo Lao Động đã có hàng loạt bài viết phản ánh sai phạm và dấu hiệu sai phạm liên quan đến đất đai tại dự án này.

Vì sao liên doanh Kumho–Hyundai khuyến nghị tiêu cực đối với ngân hàng MB?

Lan Hương |

Liên doanh Kumho - Hyundai có thư gửi Hiệp hội Xây dựng Hàn Quốc tại Việt Nam để cảnh báo về sự thiếu uy tín của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Kumho – Hyundai khuyến nghị Hiệp hội Xây dựng Hàn Quốc và các doanh nghiệp xây dựng Hàn Quốc tại Việt Nam từ chối toàn bộ hoạt động giao dịch với MB nhằm tránh và có thể tránh nguy cơ đã nhìn thấy trước đối với giao dịch dân sự.