Chặng đường dài của những chiếc ống kính

Anh Vũ |

Trước đây, việc sở hữu một chiếc máy ảnh riêng là điều cực kỳ khó khăn khi các loại máy ảnh luôn có mức giá cao ngất ngưởng. Thế nhưng, nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ, việc lưu giữ những khoảnh khắc trong cuộc sống đã không còn là điều "xa xỉ" nữa.

Chuẩn bị đi du học, bạn Mai Anh, 26 tuổi, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội, háo hức cùng em trai đi chọn mua một chiếc điện thoại mới. Giữa một rừng các loại điện thoại thông minh với đủ loại giá cả, Mai Anh phân vân giữa iPhone hay các loại máy chạy hệ điều hành Android. Điều cô bạn cần cân nhắc không phải là pin, hệ điều hành, màn hình hay độ bền của máy. Với Mai Anh, thứ cần quan tâm nhất khi mua một chiếc điện thoại di động mới là phần camera của nó.

Từ khi điện thoại di động trở nên thông dụng, việc ghi hình các khoảnh khắc trong cuộc sống đang ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện. Đã hàng chục năm kể từ khi chiếc điện thoại được tích hợp camera đầu tiên được ra mắt, camera trên điện thoại đã có một chặng đường dài để phát triển. Gần đây, các loại điện thoại hàng đầu như iPhone, Samsung Galaxy còn sở hữu tới 3 camera trên một thiết bị, với khả năng zoom, góc rộng và phần mềm xử lý hình ảnh cực nhanh và chi tiết.

"Với tôi, trên một chiếc điện thoại, phần camera là đáng quan tâm nhất. Hiện nay, nhu cầu chụp ảnh, quay phim, lưu giữ kỷ niệm trong cuộc sống của giới trẻ là rất lớn. Một chiếc điện thoại tốt là chiếc điện thoại có camera tốt, phục vụ được người dùng. Cũng vì vậy mà các hãng sản xuất điện thoại, từ Apple, Samsung tới các hãng Trung Quốc như Huawei, Oppo đều nhấn mạnh vào phần camera trên sản phẩm của mình", Mai Anh chia sẻ.

Chặng đường dài của những chiếc ống kính

Câu chuyện của nhiếp ảnh bắt đầu với phát minh mang tên Daguerreotype vào năm 1839 của Louis Daguerre. Ông đã phát minh ra một phương pháp sử dụng tấm kim loại đồng phủ bạc clorua, được xử lý bằng iốt và phát triển thông qua thủy ngân nóng để tiếp nhận hình ảnh. Dù quá trình này rất phức tạp theo tiêu chuẩn ngày nay, nhưng nó đã mang lại một bước đột phá lớn trong nhiếp ảnh thời bấy giờ, với khả năng tạo ra những bức ảnh đầu tiên có thể được lưu giữ vĩnh viễn.

Máy ảnh Daguerreotype đầu tiên được sản xuất thương mại là chiếc Giroux không gương lật, với thiết kế hộp sau có thể tháo rời để điều chỉnh tiêu cự qua màn kính. Khi tấm đồng được đặt vào, nhiếp ảnh gia sẽ mở nắp để phơi sáng và tạo ra hình ảnh. Quá trình này ban đầu kéo dài từ vài phút đến nửa giờ, nhưng sau đó, các máy ảnh Daguerreotype cùng với các máy ảnh Calotype cạnh tranh đã sử dụng các thiết kế ống kính mới và cải tiến quy trình hóa học để giảm thời gian phơi sáng xuống chỉ còn vài giây.

Một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 19 là việc sử dụng gương lõm thay vì ống kính trong máy ảnh daguerreotype. Năm 1839, Alexander Wolcott đã phát minh ra ống kính gương này và được cấp bằng sáng chế đầu tiên trong nhiếp ảnh. Sự cải tiến giúp giảm thời gian phơi sáng xuống chỉ còn khoảng 5 phút, đánh dấu một bước tiến lớn trong công nghệ chụp ảnh.

Kế tiếp, vào năm 1888, George Eastman ở Rochester, New York (Mỹ), đã tạo ra chiếc máy ảnh đầu tiên sử dụng phim cuộn Celluloid, mang tên The Kodak. Chiếc máy ảnh này có thể chụp các bức ảnh chỉ trong tích tắc, nhanh hơn rất nhiều so với những phát minh trước đó. Phim sau khi chụp sẽ được gửi đến Eastman Kodak để rửa, và chiếc máy ảnh này đã được tiếp thị như một sản phẩm tiện dụng, dễ sử dụng. Thành công của Kodak đã mở ra một kỷ nguyên mới, với sự ra đời của mẫu Kodak Brownie vào năm 1900. Brownie là một mẫu máy ảnh giá rẻ, giúp cho việc chụp ảnh trở nên phổ biến đối với các gia đình trung lưu, cho phép họ ghi lại những khoảnh khắc quan trọng như đám cưới, tiệc tùng và đoàn tụ gia đình.

Vào năm 1934, Kodak lại một lần nữa Cách mạng hóa ngành nhiếp ảnh với việc giới thiệu phim 35mm. Đây là bước ngoặt lớn, giúp các máy ảnh từ nhiều thương hiệu khác nhau có thể sử dụng cùng một loại phim, đồng thời đơn giản hóa quá trình chụp ảnh. Các tính năng như ống kính có thể thay đổi, kính ngắm hiện đại và tốc độ màn trập 1/1.000 giây đã được giới thiệu bởi thương hiệu Leica. Đến những năm 1950, máy ảnh phản xạ ống kính đơn (SLR) với gương phản xạ tự động trở về vị trí ban đầu đã ra đời, với các thương hiệu nổi bật như Nikon và Fujifilm. Những máy ảnh này không chỉ mang tính di động mà còn dễ sử dụng, góp phần mở rộng phong trào báo ảnh.

Công nghệ nhiếp ảnh tiếp tục tiến xa với sự xuất hiện của máy ảnh kỹ thuật số vào cuối thế kỷ 20. Những chiếc máy ảnh số đầu tiên đã mở ra kỷ nguyên mới với khả năng lưu trữ và xử lý hình ảnh trực tiếp trên máy tính. Cuối cùng, máy ảnh trên điện thoại thông minh đã đưa nhiếp ảnh trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, với chất lượng hình ảnh ngày càng cải thiện và tính năng đa dạng. Từ những chiếc máy ảnh daguerreotype thô sơ đến máy ảnh số hiện đại, lịch sử của máy ảnh là câu chuyện về sự tiến hóa không ngừng, mỗi bước đi đều đóng góp vào sự phát triển của công nghệ nhiếp ảnh như chúng ta biết hôm nay.

Các thiết bị điện thoại thông minh ngày nay có hệ thống camera cực kỳ phức tạp. Ảnh: Apple
Các thiết bị điện thoại thông minh ngày nay có hệ thống camera cực kỳ phức tạp. Ảnh: Apple

Máy ảnh không còn là đồ xa xỉ nữa

Ngày nay, loại máy ảnh mà mọi người sử dụng thường xuyên nhất chính là máy ảnh trên điện thoại thông minh. Máy ảnh điện thoại đầu tiên xuất hiện vào năm 1999 với model Kyocera VP-210, cho phép người dùng xem ảnh ngay lập tức qua màn hình 2 inch. Tuy nhiên, phải đến khi smartphone ra đời, máy ảnh trên điện thoại mới thực sự bùng nổ.

Khi chiếc iPhone đầu tiên ra mắt, người dùng có thể dễ dàng gửi và nhận ảnh kỹ thuật số nhờ công nghệ CMOS, thay thế cho công nghệ CCD trước đó. Ngày nay, điện thoại thông minh đã được trang bị nhiều ống kính, khả năng quay video, độ phân giải cao và nhiều tính năng khác. Nhiều người không còn cần đến máy ảnh kỹ thuật số vì chất lượng ảnh từ điện thoại đã đủ đáp ứng nhu cầu.

Thật vậy, trước khi có những iPhone, Samsung Galaxy hay Oppo, giới trẻ thường rất khó khăn khi lưu lại khoảnh khắc trong cuộc sống của mình. Các loại máy ảnh chuyên nghiệp, sử dụng film từng có giá lên tới hàng chục triệu đồng, có những chiếc máy ảnh giá trị lên tới cả một cây vàng. Hơn nữa, mỗi khi chụp, người thợ phải chuẩn bị film, đo sáng và học các kỹ thuật chụp cơ bản. Sau khi chụp xong, họ còn phải tráng film, rửa ảnh, mất nhiều thời gian hơn so với các loại máy ảnh trên điện thoại ngày nay. Kể cả với các loại máy ảnh kỹ thuật số, người dùng cũng phải có một số kỹ năng chụp ảnh mới có thể sử dụng và chụp ra những tấm ảnh như ý được.

Chia sẻ với Báo Lao Động về thú chơi máy ảnh, bạn Thanh Bình, nhân viên một ngân hàng ở Hà Nội cho biết: "Trước đây, để sở hữu được một chiếc máy ảnh là cực kỳ khó khăn. Không tính những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp trị giá hàng chục, có khi hàng trăm triệu đồng, các loại máy ảnh du lịch cũng có giá không hề rẻ. Các loại điện thoại cơ bản ngày xưa cũng có camera, tuy nhiên chất lượng của chúng không được tốt cho lắm, và những loại điện thoại này cũng không rẻ. Mãi tới khi điện thoại thông minh trở nên đại trà hơn, những người trẻ như tôi mới có thể tiếp cận được với máy ảnh trong cuộc sống hàng ngày".

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Sau ống kính phóng viên

YẾN PHƯƠNG |

“Từ khi Tạ Quang vào Đồng bằng sông Cửu Long đã làm cho nhiều anh em báo chí trong đây phải thay đổi góc nhìn về quay, chụp, sự dấn thân tác nghiệp…”. Đó là những lời tâm tình mà anh em phóng viên của các cơ quan báo chí đang công tác tại ĐBSCL chia sẻ về phóng viên Tạ Quang - Báo Lao Động.

Không phải tạo ra ảnh đẹp mà là ảnh kể chuyện!

Việt Dũng (trích lược) |

Tạp chí nghệ thuật đương đại Goddessarts bản in và online của Đức với mong muốn kết nối các nghệ sĩ trên thế giới với nhau, chia sẻ tác phẩm với công chúng, tập trung vào nghệ thuật đầy màu sắc, vui vẻ, tràn đầy năng lượng và đầy sức mạnh đã có bài phỏng vấn nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Văn, phóng viên Báo Lao Động về con đường - hành trình nghệ thuật của anh.

Mắt ảnh báo chí của phóng viên Lao Động

Việt Văn lựa chọn và giới thiệu |

Khoảnh khắc và ánh sáng là những cụm từ hay được nhắc đến như là những giá trị cốt lõi trong nhiếp ảnh. Trong hành trình tác nghiệp của mình, các phóng viên Báo Lao Động có mặt trên nhiều cung đường của đất nước và ghi lại những khoảnh khắc thú vị, giàu tính thông tin.

Ngắm dải ngân hà, cực quang kỳ ảo qua ống kính chàng trai Việt yêu bầu trời

Ninh Phương |

Cực quang và dải ngân hà là mục tiêu lớn của nhiều nhiếp ảnh gia yêu thích chụp ảnh bầu trời đêm. Ngay tại Việt Nam các tay máy có thể săn ảnh dải ngân hà tuyệt đẹp.

Xu hướng nhà sản xuất truyền hình xuất hiện trước ống kính

An Nhiên |

Việc các nhà sản xuất truyền hình Hàn Quốc xuất hiện trước ống kính và đóng vai xuyên suốt chương trình là một xu hướng mới, có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực.

Gần 20 năm rong ruổi khắp Việt Nam chụp ảnh “Mẹ yêu con”

Bài và ảnh ngọc trang |

“Có lần tôi chụp một bà mẹ ngồi bên con gái khi con vừa trải qua ca mổ dài 4 tiếng ở viện. Người mẹ vừa hát ru con vừa khóc. Tôi cảm thấy người con đau một, người mẹ đau mười” - đó là những chia sẻ của nhiếp ảnh gia Lê Bích khi kể về một tác phẩm trong “Mẹ yêu con”, bộ ảnh anh thực hiện trong gần hai thập kỷ.

Chốt phương án tái định cư cho Làng Nủ sau thiên tai

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Khu tái định cư này trước mắt dự kiến bố trí 40 ngôi nhà cho 40 gia đình Làng Nủ bị thiệt hại trong trận lũ quét, sạt lở đất vừa qua.

Các điểm du lịch Quảng Ninh tan hoang sau bão

Thanh Hải |

Là một trong những tỉnh thành phía Bắc bị tàn phá bởi bão số 3 Yagi, Quảng Ninh chịu vô số thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch.

Sau ống kính phóng viên

YẾN PHƯƠNG |

“Từ khi Tạ Quang vào Đồng bằng sông Cửu Long đã làm cho nhiều anh em báo chí trong đây phải thay đổi góc nhìn về quay, chụp, sự dấn thân tác nghiệp…”. Đó là những lời tâm tình mà anh em phóng viên của các cơ quan báo chí đang công tác tại ĐBSCL chia sẻ về phóng viên Tạ Quang - Báo Lao Động.

Không phải tạo ra ảnh đẹp mà là ảnh kể chuyện!

Việt Dũng (trích lược) |

Tạp chí nghệ thuật đương đại Goddessarts bản in và online của Đức với mong muốn kết nối các nghệ sĩ trên thế giới với nhau, chia sẻ tác phẩm với công chúng, tập trung vào nghệ thuật đầy màu sắc, vui vẻ, tràn đầy năng lượng và đầy sức mạnh đã có bài phỏng vấn nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Văn, phóng viên Báo Lao Động về con đường - hành trình nghệ thuật của anh.

Mắt ảnh báo chí của phóng viên Lao Động

Việt Văn lựa chọn và giới thiệu |

Khoảnh khắc và ánh sáng là những cụm từ hay được nhắc đến như là những giá trị cốt lõi trong nhiếp ảnh. Trong hành trình tác nghiệp của mình, các phóng viên Báo Lao Động có mặt trên nhiều cung đường của đất nước và ghi lại những khoảnh khắc thú vị, giàu tính thông tin.

Ngắm dải ngân hà, cực quang kỳ ảo qua ống kính chàng trai Việt yêu bầu trời

Ninh Phương |

Cực quang và dải ngân hà là mục tiêu lớn của nhiều nhiếp ảnh gia yêu thích chụp ảnh bầu trời đêm. Ngay tại Việt Nam các tay máy có thể săn ảnh dải ngân hà tuyệt đẹp.

Xu hướng nhà sản xuất truyền hình xuất hiện trước ống kính

An Nhiên |

Việc các nhà sản xuất truyền hình Hàn Quốc xuất hiện trước ống kính và đóng vai xuyên suốt chương trình là một xu hướng mới, có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực.

Gần 20 năm rong ruổi khắp Việt Nam chụp ảnh “Mẹ yêu con”

Bài và ảnh ngọc trang |

“Có lần tôi chụp một bà mẹ ngồi bên con gái khi con vừa trải qua ca mổ dài 4 tiếng ở viện. Người mẹ vừa hát ru con vừa khóc. Tôi cảm thấy người con đau một, người mẹ đau mười” - đó là những chia sẻ của nhiếp ảnh gia Lê Bích khi kể về một tác phẩm trong “Mẹ yêu con”, bộ ảnh anh thực hiện trong gần hai thập kỷ.