Bộ thành bậc Điện Kính Thiên - nghệ thuật điêu khắc thời Lê Trung hưng

NGUYỄN HỮU MẠNH |

Trong số 27 bảo vật quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, Bộ thành bậc Điện Kính Thiên với hình tượng rồng mang đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVII-XVIII.

Điện Kính Thiên là điện quan trọng nhất trong hệ thống cung điện trong Cấm thành Thăng Long thời Lê. Vị trí xây dựng điện được cho là đỉnh núi Nùng, hay còn được gọi là Long Đỗ, mà theo quan niệm phong thủy, đây là nơi hội tụ khí thiêng của trời đất. Hiếm có nơi nào như Điện Kính Thiên, một khu vực nhỏ bé mà sở hữu tới hai bảo vật quốc gia. 

Trong khi bộ thành bậc phía trước là lối lên nền điện Kính Thiên đã được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2020 và được nhiều người biết tới thì một bảo vật quốc gia là bộ thành bậc của lối đi phía sau bên trái thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII-XVIII) vẫn còn ít người biết tới. 

Cặp thành bậc mới được công nhận là Bảo vật quốc gia. Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh
Cặp thành bậc mới được công nhận là Bảo vật quốc gia. Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh

Cặp thành bậc KT.TB05 và KT.TB.06 có cấu trúc và hoa văn trang trí hoàn toàn giống nhau. Mỗi thành bậc đều có cấu trúc hình thang vuông, phía trên là phần tạo tác hình rồng, phía dưới được chôn dưới đất. Kích thước bộ thành bậc, cạnh trên cao 1,38-1,6m; cạnh dưới cao khoảng 1,1-1,27m; cạnh vuông dài 3,24m; dày 30-33cm.

Rồng được chạm khắc rất tinh xảo. Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh
Rồng được chạm khắc rất tinh xảo. Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh

Rồng được chạm trong tư thế vận động từ trên xuống dưới theo chiều dọc của thành bậc, đầu rồng ngẩng cao, trán dô tạo thành u, má nhỏ, mũi sư tử, mắt tròn, tai thú, miệng dài, lưỡi ngắn, nanh nhọn, miệng ngậm ngọc. Sừng dài có nhánh, bờm có 4 dải lượn hất ngược về phía sau.

Rồng mang đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVII-XVIII. Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội
Rồng mang đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVII-XVIII. Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh

Thân rồng tròn mập có vảy, uốn 7 khúc hình sin, bụng có vây. Rồng có 2 chân, chân to, khỏe, 5 ngón chân chiều đốt, 5 móng sắc nhọn. Chân trước vươn lên nắm râu; chân sau ở tư thế gấp khuỷu đạp mạnh kéo thân trườn về phía trước. Khuỷu có lông, lông dài, hình đao lửa chạy dài về phía sau. Bám sát thân là các cụm mây kéo dài hình đao, các đao mây chạm nổi uốn khúc, giữa có sóng nổi, đầu ngọn lửa thuôn dài chuyển hóa thành hình đao mác.

Mặt ngoài lan can hình tam giác có đường diềm chạm một nửa hình hoa liên tiền nối tiếp nhau, góc tạo bởi 2 đầu cánh hoa chạm một nửa hình hoa cúc. Bên trong khung hình tam giác vuông, chạm đề tài cá hóa long trong đầm sen. Trong đầm còn có uyên ương bơi lội trên sóng nước, các cụm sóng có tạo nổi sóng bạc 3 ngọn. Căn cứ hình dáng, họa tiết hoa văn trang trí, bộ thành bậc đá di tích điện Kính Thiên được làm dưới thời Lê Trung hưng, thế kỷ XVII.

Lan can chạm khắc đề tài cá hóa long trong đầm sen. Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội
Lan can chạm khắc đề tài cá hóa long trong đầm sen. Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh

Bộ thành bậc đá thời Lê Trung hưng di tích Điện Kính Thiên là hiện vật nguyên gốc. Ngày 15.8.1467 vua Lê Thánh Tông cho “dựng lan can bằng đá ở điện Kính Thiên và xây điện nhỏ ở sân Giảng Võ”. Lan can bằng đá do vua Lê Thánh Tông cho dựng ở điện Kính Thiên năm 1467 là bộ thành bậc gồm 4 bậc tạo thành 3 lối lên ở phía trước.

Xem xét cấu trúc, hình khối và đường nét hoa văn của bộ thành thành bậc thứ hai ở bên trái điện Kính Thiên các nhà nghiên cứu cho thấy nó mang những nét điển hình của nghệ thuật điêu khắc thời Lê Trung hưng, muộn hơn so với bộ thành bậc thứ nhất song nó là một thành tố không thể tách rời, gắn liền với điện Kính Thiên.

Mặc dù vị trí hiện nay không phải là vị trí nguyên bản nhưng không vì thế mà mất đi tính nguyên gốc và sự gắn bó của nó với di tích điện Kính Thiên, gắn với một di tích nổi tiếng, liên quan đến nhiều sự kiện trọng đại của đất nước từ thời Lê Trung hưng đến ngày nay.

Bộ thành bậc đá thời Lê Trung hưng di tích Điện Kính Thiên là những hiện vật độc bản. Theo thống kê chưa đầy đủ, thành bậc thời Lê trung hưng hiện còn bộ thành bậc bằng đá ở Cổ Loa, bộ thành bậc ở Văn Miếu - Quốc tử giám (Hà Nội), bộ thành bậc chùa Quỳnh Lâm, chùa Thổ Hà (Bắc Ninh)… các thành bậc này đều gắn với các kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo. Bộ thành bậc thứ hai của điện Kính Thiên là bộ thành bậc của kiến trúc điện thị triều thời Lê Trung hưng duy nhất hiện còn.

Kích thước, cấu trúc và hoa văn trang trí của thành bậc không bắt gặp, không lặp lại ở các di tích, di vật cùng loại khác. Mảng chạm khắc đồ án trang trí cá hóa rồng ở hai mặt ngoài của thành bậc là đề tài quen nhưng cách thể hiện lại độc đáo và khác lạ. Thường đề tài cá hóa rồng thường gắn liền với cảnh vượt ngũ môn, ở đây, các bức chạm diễn tả cá hóa rồng trong đầm sen.

Bộ thành bậc đá thời Lê Trung hưng di tích điện Kính Thiên thể hiện giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu đặc sắc. Hình tượng rồng là hình ảnh thể hiện sự biểu trưng cho nhà vua và quyền lực của nhà vua. Tượng rồng với những quy chuẩn chặt chẽ về cấu trúc đã thể hiện tính chuẩn mực nghiêm cẩn của Nho giáo. Đồ án cá hóa cũng phản ánh tư tưởng của Nho Giáo gắn với triết lý khổ luyện thành tài. Sự biến tấu của một đề tài quen thuộc mang tính kinh điển tạo cho đồ án trang trí một sắc thái mới và đậm tính văn hóa Việt Nam, tiếp nhận và cải biến.

NGUYỄN HỮU MẠNH
TIN LIÊN QUAN

Giá trị lịch sử của Súng Thần công - Bảo vật quốc gia

NGUYỄN HỮU MẠNH |

Trong số 27 bảo vật quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, súng Thần công thời Lê Trung hưng hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội là hiện vật hiếm, quý giá, là minh chứng cho trình độ kỹ thuật đúc đồng Đại Việt thế kỷ XVII.

Giá trị đồ ngự dụng của vua chúa thời Lê sơ trong Hoàng thành Thăng Long

TS. NGUYỄN HỮU MẠNH (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV-ĐHQGHN) |

Trong số 27 Bảo vật Quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, bộ sưu tầm bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí rồng, thời Lê sơ, thế kỷ XV, XVI mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc tiêu biểu.

Giá trị của tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông - Bảo vật quốc gia ở Yên Tử

TS. Nguyễn Hữu Mạnh |

Lễ hội xuân Yên Tử (TP.Uông Bí, Quảng Ninh) 2023 đã khai mạc từ mùng 10 tháng Giêng và sẽ kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Những du khách đến đây dành nhiều sự chú ý đến Bảo vật quốc gia là tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Đề nghị trả siêu xe, nhà cho người thân trùm đường dây đánh bạc nghìn tỉ

Việt Dũng |

Cơ quan công tố đề nghị ngoài chiếc Mercedes G63 tịch thu sung quỹ nhà nước, các tài sản gồm nhà và 4 chiếc xe, trong đó có ôtô Porsche Panamera trả cho người thân của ông trùm đường dây đánh bạc nghìn tỉ Nguyễn Minh Thành.

UBND huyện lên phương án xử lý trường hợp dựng trạm thu phí trái phép

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - UBND huyện M'Đrắk đã lên tiếng, đưa ra phương án giải quyết, xử lý đối với trường hợp ông Sùng Seo Lồng tự ý lập trạm thu phí phương tiện khi đi qua dự án đường Trường Sơn Đông đang thi công.

VĐV Linh Chi chia sẻ mục tiêu của đội bóng chuyền Binh chủng Thông tin tại Cúp Hùng Vương 2024

NHÓM PV |

Kết thúc giai đoạn 1 nội dung nữ giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2024, câu lạc bộ Binh chủng Thông tin - Trường Tươi Bình Phước tiếp tục bước vào luyện tập cho giải Cúp Hùng Vương 2024. Góc nhìn thể thao số 157 cùng vận động viên Nguyễn Linh Chi chia sẻ về quá trình chuẩn bị của đội bóng cho giải đấu sắp tới.

Loạt sai phạm tại Nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời 600 tỉ đồng ở Yên Bái

Bảo Nguyên |

Dự án Nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời được đầu tư 600 tỉ đồng ở Yên Bái vừa bị cơ quan chức năng phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng.

Quốc gia EU dùng đường ống dẫn khí Nga làm vũ khí địa chính trị

Song Minh |

Lãnh đạo đảng lớn nhất Bulgaria GERB tiết lộ, nước này dùng đường ống dẫn khí từ Nga làm vũ khí địa chính trị.

Giá trị lịch sử của Súng Thần công - Bảo vật quốc gia

NGUYỄN HỮU MẠNH |

Trong số 27 bảo vật quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, súng Thần công thời Lê Trung hưng hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội là hiện vật hiếm, quý giá, là minh chứng cho trình độ kỹ thuật đúc đồng Đại Việt thế kỷ XVII.

Giá trị đồ ngự dụng của vua chúa thời Lê sơ trong Hoàng thành Thăng Long

TS. NGUYỄN HỮU MẠNH (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV-ĐHQGHN) |

Trong số 27 Bảo vật Quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, bộ sưu tầm bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí rồng, thời Lê sơ, thế kỷ XV, XVI mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc tiêu biểu.

Giá trị của tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông - Bảo vật quốc gia ở Yên Tử

TS. Nguyễn Hữu Mạnh |

Lễ hội xuân Yên Tử (TP.Uông Bí, Quảng Ninh) 2023 đã khai mạc từ mùng 10 tháng Giêng và sẽ kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Những du khách đến đây dành nhiều sự chú ý đến Bảo vật quốc gia là tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông.