Bảo tàng mong muốn xã hội hóa đầu tư nhà di tích em trai Ngô Đình Diệm

PHÚC ĐẠT |

Huế - Trước thực trạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia là căn biệt thự 2 tầng của Ngô Đình Cẩn (em trai Ngô Đình Diệm) hoang vu, ít người lui tới, phía Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế mong muốn xã hội hóa, có nhà đầu tư cho địa điểm trên.

Ngày 25.3, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Đức Lộc - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế cho biết, nhà Ngô Đình Cẩn và khu vực Chín Hầm đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử lưu niệm sự kiện cấp Quốc gia tại Quyết định số 2015/QĐ-BT ngày 16.12.1993. Hiện nay, di tích do Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế trực tiếp quản lý, UBND TP Huế là đơn vị phối hợp quản lý.

Theo ông Nguyễn Đức Lộc, căn biệt thự 2 tầng của Ngô Đình Cẩn trở nên hoang vu là vì công trình xuống cấp theo thời gian cũng như ít có người dân hay du khách đến đây tham quan.

Theo ông Lộc, cùng được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia, khu di tích Chín Hầm gần đó có đông khách tham quan vì đây là "địa chỉ đỏ" giáo dục về lòng yêu nước, truyền thống cách mạng.

ds
Tuy là Di tích lịch sử cấp quốc gia nhưng nhà Ngô Đình Cẩn hoang vu, ít người lui tới. Ảnh: Phúc Đạt

Hằng năm, có rất đông các trường, hội cựu chiến binh, tổ chức đoàn thể trong và ngoài tỉnh về tổ chức dâng hương, dâng hoa, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ và nghe thuyết minh về “địa ngục trần gian Chín Hầm".

Còn nhà Ngô Đình Cẩn đã xuống cấp nên có thể gây nguy hiểm cho khách tham quan. Hiện khu vực nhà này đã được phía Bảo tàng Lịch sử khoanh vùng, cắm mốc theo đúng Luật Di sản để không bị lấn chiếm.

“Với nguồn lực cũng như điều kiện thực tế thì chúng tôi ưu tiên cho Di tích lịch sử Chín Hầm. Còn nhà Ngô Đình Cẩn, ngoài thiếu nguồn lực, vì đây là địa điểm rất ít người tham quan, tìm hiểu cũng như công trình đã xuống cấp, u ám, có thể gây nguy hiểm nên chúng tôi chỉ cắm biển cảnh báo, dọn vệ sinh thường xuyên. Chúng tôi rất hoan nghênh, mong muốn có thể xã hội hóa, tìm nhà đầu tư để bảo tồn, khai thác di tích này trong thời gian tới” - lãnh đạo Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế nói.

Chín Hầm nằm giữa một vùng đồi thông dưới chân núi Thiên Thai (còn gọi là núi Ngũ Tây), cách biệt thự của Ngô Đình Cẩn khoảng 1km. Tuy gọi là Chín Hầm nhưng thực chất có tám hầm và một trại lính gác.

Năm 1941, thực dân Pháp xây dựng khu Chín Hầm trên một quả đồi nhỏ để cất giấu vũ khí. Năm 1945, sau khi Nhật đảo chính “hất cẳng” Pháp (ngày 9.3), quân Pháp đã lấy toàn bộ vũ khí, các hầm bị bỏ trống từ đó.

Đến thời kỳ Ngô Đình Cẩn cai quản miền Trung đã cải tạo và sử dụng Chín Hầm thành khu biệt giam những người yêu nước hoặc có tư tưởng chống đối chế độ độc tài gia đình trị họ Ngô, khu vực Chín Hầm từ đó trở thành vùng cấm.

Nhà Ngô Đình Cẩn và khu vực Chín Hầm đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử lưu niệm sự kiện cấp Quốc gia tại quyết định số 2015/QĐ-BT ngày 16.12.1993. Hiện nay, di tích do Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế trực tiếp quản lý, UBND TP Huế là đơn vị phối hợp quản lý.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Hiện trạng nơi ở của hàng nghìn hộ dân trên con rạch ô nhiễm bậc nhất TPHCM

NGỌC ÁNH - NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Rác thải chất đống, nước đen kịt cả dòng kênh... là hiện trạng con rạch Xuyên Tâm dài gần 9 km, chảy qua 2 quận Bình Thạnh, Gò Vấp của TPHCM. Sắp tới, TPHCM sẽ chi 9.600 tỉ đồng để cải tạo con rạch, hiện thực hóa giấc mơ hồi sinh dòng kênh đen và "giải cứu" cuộc sống ô nhiễm cho hàng nghìn người dân.

Hơn 800 hộ dân sống gần nhà máy nhiệt điện trên 2 tỉ USD muốn sớm được di dời

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 sắp hoàn thành đi vào hoạt động khiến hơn 800 hộ dân ở thôn Hải Phong 1 và Hải Phong 2 xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh) mong muốn sớm được di dời đến nơi ở mới để tránh bị ảnh hưởng sức khỏe từ tác động của môi trường.

Di tích căn biệt thự của em trai Ngô Đình Diệm hoang vu đến “rợn người”

NGUYỄN LUÂN – THÀNH TRUNG |

HUẾ - Ngoài là Di tích lịch sử cấp Quốc gia, căn biệt thự 2 tầng của Ngô Đình Cẩn (em trai Ngô Đình Diệm) đã vắng bóng người hơn nửa thế kỷ, khiến di tích này trở nên hoang vu, lạnh lẽo đến “rợn người”.

Ngày mai diễn ra Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường

Nguyễn Hà |

Vào lúc 14h chiều mai (29.3.2024), Báo Lao Động tổ chức Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường 2023. Đây là cơ hội để các quản lý, các doanh nghiệp, đông đảo người lao động gặp gỡ để cùng bàn luận và đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường.

Không khí lạnh tác động, Hà Nội sắp trở mưa rào và dông

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết không khí lạnh sắp tác động, nhiều nơi ở Hà Nội trở mưa dông.

Chưa có dự án nhà ở xã hội nào ở Ninh Bình được giao đất

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Hiện tỉnh Ninh Bình đã quy hoạch và đang triển khai 5 khu nhà ở xã hội cho công nhân và người có thu nhập thấp với quy mô trên 80ha. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có dự án nào được giao đất.

Xác định nguyên nhân nước bị vẩn đục, có vị mặn, lợ sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Sau khi Báo Lao Động phản ánh vụ việc nước sạch sinh hoạt phục vụ người dân xã Trà Giang, huyện Kiến Xương không đảm bảo chất lượng; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Thái Bình đã chỉ đạo kiểm tra, yêu cầu khắc phục tình trạng này.

Hà Nội công bố 3 môn thi vào lớp 10 THPT công lập năm 2024

Vân Trang |

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố 3 môn thi vào lớp 10 THPT năm 2024 bao gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ.

Hiện trạng nơi ở của hàng nghìn hộ dân trên con rạch ô nhiễm bậc nhất TPHCM

NGỌC ÁNH - NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Rác thải chất đống, nước đen kịt cả dòng kênh... là hiện trạng con rạch Xuyên Tâm dài gần 9 km, chảy qua 2 quận Bình Thạnh, Gò Vấp của TPHCM. Sắp tới, TPHCM sẽ chi 9.600 tỉ đồng để cải tạo con rạch, hiện thực hóa giấc mơ hồi sinh dòng kênh đen và "giải cứu" cuộc sống ô nhiễm cho hàng nghìn người dân.

Hơn 800 hộ dân sống gần nhà máy nhiệt điện trên 2 tỉ USD muốn sớm được di dời

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 sắp hoàn thành đi vào hoạt động khiến hơn 800 hộ dân ở thôn Hải Phong 1 và Hải Phong 2 xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh) mong muốn sớm được di dời đến nơi ở mới để tránh bị ảnh hưởng sức khỏe từ tác động của môi trường.

Di tích căn biệt thự của em trai Ngô Đình Diệm hoang vu đến “rợn người”

NGUYỄN LUÂN – THÀNH TRUNG |

HUẾ - Ngoài là Di tích lịch sử cấp Quốc gia, căn biệt thự 2 tầng của Ngô Đình Cẩn (em trai Ngô Đình Diệm) đã vắng bóng người hơn nửa thế kỷ, khiến di tích này trở nên hoang vu, lạnh lẽo đến “rợn người”.