“A! Ngày xưa” tái hiện tuổi thơ

Nguyên Đức |

Huế - Họa sĩ Đặng Mậu Tựu tái hiện tuổi thơ qua 33 bức tranh với chủ đề "A! Ngày xưa".

Ngày 9.9, tại tòa soạn Tạp chí Sông Hương (Huế), họa sĩ Đặng Mậu Tựu, nguyên Giám đốc Nhà thiếu nhi Huế, khai mạc phòng triển lãm hội họa cá nhân của ông với chủ đề “A! Ngày xưa”.

Chơi banh chuyền thẻ. Ảnh: Nguyên Đức
Chơi banh chuyền thẻ. Ảnh: Nguyên Đức

Họa sĩ Đặng Mâu Tựu cho biết: Đây là món quà đặc biệt ông dành tặng cho những ai yêu mỹ thuật tại đất Cố đô, và nhất là những ai đã có tuổi ấu thơ trong những ngày gian khó, những tháng năm dân dã Việt Nam, với những kỷ niệm riêng tư êm đềm và tươi đẹp. Bởi phòng tranh là “bộ sưu tập” hình ảnh các trò chơi dân gian, những hoạt cảnh cuộc sống ở một thời quá vãng của nhiều thế hệ trước đây.

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu đã dựa vào chính ký ức của mình, để hoàn thành 33 bức tranh tái hiện những trò chơi dân gian, những hình ảnh từ thời niên thiếu của chính ông cùng bạn bè, cùng những người đồng trang lứa, như Tạt lon, Ù mọi, Trốn tìm…

Họa sĩ chia sẻ: “Tôi muốn thể hiện lại, phần nào những hình ảnh tươi đẹp ngày xưa, trong mắt những cô cậu thiếu niên ngày đó, là tôi và những thế hệ khác, để mọi người được nhắc lại kỷ niệm và những cảm xúc của mình. Tôi biết, có nhiều trò chơi ở quá khứ đã bị lãng quên, đến nay không còn được các thế hệ trẻ biết đến và tận hưởng nữa.

Nhắc lại các trò chơi ấy, tôi muốn níu giữ những hình ảnh văn hóa truyền thống trong cuộc sống, cũng là cách để chúng ta nhìn nhận lại đời sống văn hóa hôm nay của chúng ta, giới thiệu cho bọn trẻ hôm nay được biết cha ông đã sống những ngày như thế nào”.

“Chồng nụ chồng hoa“, một trò chơi tái hiện ở phòng tranh “A! Ngày xưa“. Ảnh: Nguyên Đức
“Chồng nụ chồng hoa“, một trò chơi tái hiện ở phòng tranh “A! Ngày xưa“. Ảnh: Nguyên Đức

Điểm nhấn độc đáo của phòng tranh, là toàn bộ 33 bức tranh với các chủ đề trò chơi, đều được vẽ trên nền vải lụa, loại chất liệu khó thực hiện với nhiều họa sĩ.

Theo họa sĩ Đặng Mậu Tựu, tranh lụa không dễ vẽ, đòi hỏi người cầm cọ phải định sẵn hết những chi tiết, hình ảnh trong đầu, khi chạm bút vẽ vào là phải hoàn thành nhanh, trước khi màu khô lụa thấm.

Những điểm xuyết chỉnh sửa sau đó, sẽ rất dễ khiến tranh đổi màu, thay đổi cảm xúc muốn thể hiện. Do đó, ông phải mất rất nhiều năm, để cân nhắc, suy nghĩ sáng tác mới thực hiện xong các bức tranh này.

Dữ liệu giúp họa sĩ Đặng Mậu Tựu tự tin hoàn thành các bức tranh, là nhờ ông đã có mấy chục năm làm công tác đào tạo, tiếp xúc với các thế hệ thiếu niên, thiếu nhi ở Huế.

Cá nhân ông là người thầy, hướng dẫn nhiều thế hệ họa sĩ trẻ của Huế từng bước thành danh, từ Đội vẽ Nhà thiếu nhi. Theo ông, tình yêu với các thế hệ thiếu nhi, lưu luyến quá khứ cuộc sống là động lực chính để ông có được những bức tranh của mình.

Phòng tranh "A! Ngày xưa", vì vậy là phòng tranh lụa đầu tiên ở Huế thể hiện một bộ sưu tập tranh có chủ đề rất riêng, và giới thiệu với công chúng, giới mỹ thuật thành phố Huế cũng vào một thời điểm đặc biệt, Tết Trung Thu 2022.

Nguyên Đức
TIN LIÊN QUAN

Hàng ngàn người về quảng trường Ngọ Môn xem Ngày hội Lân Huế năm 2022

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Thừa Thiên Huế đã tổ chức Ngày hội Lân Huế năm 2022 nhằm chào mừng Quốc khánh 2.9, sự kiện đã thu hút hàng ngàn người dân, du khách đến theo dõi.

Huế: Triển lãm "Từ Ngọ Môn đến Ba Đình lịch sử" trưng bày hơn 200 hiện vật quý giá

Tường Minh |

Huế - Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm chuyên đề “Từ Ngọ Môn đến Ba Đình lịch sử”.

Huế: Bộ Văn hoá Pháp tài trợ tu bổ mái Khải Tường lâu của Cung An Định

Tường Minh |

Huế - Bộ Văn hoá Pháp thông qua Văn phòng UNESCO tại Hà Nội tài trợ không hoàn lại gần 850 triệu đồng cho dự án tu bổ mái Khải Tường lâu của cung An Định.

Huế: Lần đầu tổ chức quảng diễn lân sư rồng quy mô lớn dịp trung thu

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - TP.Huế lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Quảng diễn Lân Sư Rồng và rước đèn với quy mô lớn dịp Trung thu trên các tuyến đường của thành phố vào chiều 6.9.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hàng ngàn người về quảng trường Ngọ Môn xem Ngày hội Lân Huế năm 2022

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Thừa Thiên Huế đã tổ chức Ngày hội Lân Huế năm 2022 nhằm chào mừng Quốc khánh 2.9, sự kiện đã thu hút hàng ngàn người dân, du khách đến theo dõi.

Huế: Triển lãm "Từ Ngọ Môn đến Ba Đình lịch sử" trưng bày hơn 200 hiện vật quý giá

Tường Minh |

Huế - Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm chuyên đề “Từ Ngọ Môn đến Ba Đình lịch sử”.

Huế: Bộ Văn hoá Pháp tài trợ tu bổ mái Khải Tường lâu của Cung An Định

Tường Minh |

Huế - Bộ Văn hoá Pháp thông qua Văn phòng UNESCO tại Hà Nội tài trợ không hoàn lại gần 850 triệu đồng cho dự án tu bổ mái Khải Tường lâu của cung An Định.

Huế: Lần đầu tổ chức quảng diễn lân sư rồng quy mô lớn dịp trung thu

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - TP.Huế lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Quảng diễn Lân Sư Rồng và rước đèn với quy mô lớn dịp Trung thu trên các tuyến đường của thành phố vào chiều 6.9.