Ý nghĩa việc lì xì đầu năm

PHÚC ĐẠT - GIA BÌNH |

Trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc, ngoài việc có mặt của bánh tét, bánh chưng, hoa mai hoa đào khoe sắc thì bao lì xì là thứ không thể thiếu đối với mọi nhà. Không biết từ bao giờ, lì xì (mừng tuổi) đầu năm đã trở thành một trong những phong tục dịp Tết cổ truyền ở Việt Nam.

Ở mỗi một cộng đồng tộc người, dấu ấn thời gian luôn quan trọng trong diễn trình chu kỳ đời người với hệ quy chiếu tương tác biện chứng, hỗ tương, đan quyện với trời đất, cỏ cây hoa lá xung quanh của nhiều thế giới. Ở đó, trong chu kỳ đời người luôn nổi bật những mốc thời gian quan trọng và con người thường có xu hướng thiêng hóa trong lễ nghi, gắn liền với những vật phẩm, lễ nghi cụ thể để lan tỏa giá trị một cách tích cực, thiết thực trong đời sống cộng đồng.

Tết chính là lễ nghi để khép lại chu kỳ thời gian một năm, có thể trước, sau ngày Lập Xuân, sau một mùa đông giá lạnh (thường gắn với mùa giáp hạt, làm nên cặp đôi ám ảnh cơ hàn), gắn với thời gian nông nhàn, nên luôn được các cộng đồng tộc người đặc biệt coi trọng.

Từ ảnh hưởng của cộng đồng Hoa thương nổi bật với truyền thống thương mại đặc trưng, lan tỏa ra khắp châu lục, thế giới với con đường tơ lụa, con đường gốm sứ... đã định hình nên phong tục lì xì. Đó là một món tiền nhỏ đầy tính tượng trưng mang tính khởi đầu - theo quan niệm xưa với bao khát vọng an khang phát tài, được đặt trong một phong bì màu đỏ gọi là hồng bao và món tiền mừng tuổi được gọi là lợi thị (lợi cho chuyện buôn bán). Khi đến Việt Nam, lợi thị đã được Việt hóa trở thành lì xì.

Tuy nhiên, trong văn hóa Việt Nam ngày Tết, chữ lì xì có phần không phổ biến và gần gũi bằng từ ngữ/phong tục Mừng tuổi bởi trong cuộc sống nhân sinh Việt, khi con người thêm tuổi là thêm lớn, càng thêm trưởng thành, chín chắn và chững chạc hơn để đủ bản lĩnh, năng lực đối diện với cuộc sống vốn nhiều cam go.

Trong quan niệm truyền thống Huế, con người vốn thường xuyên phải chịu tác động ảnh hưởng nặng nề, nghiệt ngã của biết bao thiên tai, địch họa dồn dập triền miên nên họ càng đặc biệt chú trọng đến tính thiêng, giá trị biểu tượng của những nghi lễ gắn liền với khát vọng cầu an (trong tâm lý), cầu khang (sức khỏe của cơ thể) để rồi tất yếu, họ sẽ có, và đương nhiên đã có, cũng chính là tài, là lộc. Hệ giá trị Phúc - Lộc - Thọ, hay cụ thể hơn, An Khang Thịnh Vượng, Phúc Thọ Khang Ninh... được đúc kết, mang đậm giá trị đặc trưng của mỗi một vùng văn hóa, là vậy.

Mừng tuổi được định danh từ người lớn với trẻ nhỏ để cầu mong - chúc mừng một tuổi mới thuận lợi, an vui, dồi dào sức khỏe, mau lớn, chín chắn, trưởng thành; đồng thời cũng được định vị từ con cháu trưởng thành đối với các bậc trưởng thượng bề trên được thêm phần may mắn, khang ninh, trường thọ để trở lại tiếp tục bảo ban, răn dạy cháu con cũng như hưởng phúc cùng con cháu. Phần tiền mừng tuổi ngày Tết ngoài giá trị biểu trưng đó, cũng đồng thời là tấm lòng thành của con cháu muốn thiết thực gửi đến các bậc trưởng bối phần vật chất họ có được từ kết quả lao động chính đáng, mệt nhọc trong suốt một năm vừa qua. Điểm chung nhất trong phong tục mừng tuổi là tấm lòng thành, lời chúc phúc với khát vọng an lành, hanh thông, nhiều may mắn từ sức khỏe cho tới cuộc sống vật chất, tinh thần, đúng nghĩa an khang tài lộc.

Chính từ triết lý giáo dục phong kiệm đầy tính nhân văn của tiền nhân mà tiền mừng tuổi đặc biệt được chú trọng trên phương diện luân lý, ý nghĩa biểu tượng, trân trọng tấm lòng thành của chủ thể đến với khách thể. Môi trường gia giáo truyền thống Huế xử lý tế nhị, hài hòa và hữu hiệu những tình huống nhạy cảm này thông qua hình tượng con heo đất như là một phương thức để dành, tích lũy cho những trường hợp cần thiết về sau, như sẽ dùng để sắm sửa trong dịp đầu năm học mới, trong kỳ nghỉ hè, về quê, tặng quà cho ông bà cha mẹ hay góp quỹ kế hoạch nhỏ, heo đất của lớp...

Tiền mừng tuổi lúc này là điềm may mắn đầu năm, được cả nhà, nhất là với lớp trẻ, dành dụm cho heo đất “ăn” ngay mà không cần quá chú trọng tới mệnh giá của đồng tiền. Yếu tố vị kỷ, vị tha trong lúc này đã được người lớn hướng dẫn con trẻ xử lý một cách hài hòa, nhân văn đầy ân tình với những ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu, hiệu quả để chuyển hóa món tiền mừng tuổi đầu năm qua heo đất, nhằm mục đích tích lũy, để dành lúc cần thiết.

Một phong tục thuần hậu đã trở thành mỹ tục với bao hình hài, giá trị kết tinh nổi bật như mừng tuổi thuần Việt cần được định vị và lan tỏa giá trị, thông điệp nhân văn trong thời hiện đại. Ở đó, người lớn càng phải chú ý tới sự tinh tế, nhân văn để hướng con trẻ vào những câu chuyện tế nhị như trường hợp heo đất để lan tỏa khát vọng, giá trị nhân văn đích thực, đầy tính vị tha.

PHÚC ĐẠT - GIA BÌNH
TIN LIÊN QUAN

Cùng mẹ đảm Hà Nội trổ tài làm gà cúng đẹp, đúng chuẩn đón giao thừa

Minh Hà - Dương Anh |

Giao thừa là khoảnh khắc chuyển giao để đón chào một năm mới với nhiều mong đợi khác nhau. Vào thời điểm này nhiều người thường chuẩn bị những món đồ cúng hấp dẫn và món không thể thiếu chính là gà. Chị Thơm Nguyễn - một mẹ đảm Hà Nội sẽ hướng dẫn chi tiết món gà ủ muối cánh tiên đẹp, đúng chuẩn để cúng giao thừa.

Những lưu ý mâm cỗ cúng Giao thừa không phải ai cũng biết

Linh Chi - Dương Anh |

Theo quan niệm dân gian, đêm giao thừa là thời khắc thiêng liêng của đất trời. Vào dịp này, mỗi gia đình thường làm mâm cỗ cúng giao thừa với mong muốn một năm mới bình an, nhiều may mắn.

Đạo diễn Lê Hoàng gây tranh cãi với quan điểm lì xì ngày Tết là một món nợ

Hải Minh |

Đạo diễn Lê Hoàng đã gây tranh cãi khi đăng tải bài viết liên quan đến phong tục lì xì ngày Tết, ý kiến của nam đạo diễn đưa ra khiến nhiều người tranh luận.

Chú mèo của năm, nuôi ngược lại chủ

Minh Ánh - Hà Chi |

Chỉ bằng những clip Tiktok quay lại những hoạt động thường ngày, chú mèo Chi Thối này năm qua đã kiếm về hàng trăm triệu về cho chủ của mình.

NSND Tự Long nói về sự xuất hiện của NSND Công Lý ở Táo Quân 2023

Mi Lan |

NSND Công Lý xuất hiện ngắn gọn ở Táo Quân 2023 với 3 câu thoại ngắn.

Hà Nội bình yên, đẹp mơ màng trong sáng mùng 1 Tết

NHÓM PV |

Thời tiết Hà Nội vào sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão (tức 22.1) lạnh giá khiến người dân xuất hành du Xuân muộn hơn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông sản góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia

Nhóm PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế cần có những cách thức quảng bá thương hiệu quốc gia, ngược lại thương hiệu quốc gia sẽ góp phần định vị nông sản của Việt Nam.

Cộng đồng quốc tế tin tưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Trà My |

Năm 2023 đến với nhiều cơ hội và thách thức mới. Với đà tăng trưởng của năm 2022, kinh tế Việt Nam được cộng đồng các tổ chức quốc tế dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc.

Cùng mẹ đảm Hà Nội trổ tài làm gà cúng đẹp, đúng chuẩn đón giao thừa

Minh Hà - Dương Anh |

Giao thừa là khoảnh khắc chuyển giao để đón chào một năm mới với nhiều mong đợi khác nhau. Vào thời điểm này nhiều người thường chuẩn bị những món đồ cúng hấp dẫn và món không thể thiếu chính là gà. Chị Thơm Nguyễn - một mẹ đảm Hà Nội sẽ hướng dẫn chi tiết món gà ủ muối cánh tiên đẹp, đúng chuẩn để cúng giao thừa.

Những lưu ý mâm cỗ cúng Giao thừa không phải ai cũng biết

Linh Chi - Dương Anh |

Theo quan niệm dân gian, đêm giao thừa là thời khắc thiêng liêng của đất trời. Vào dịp này, mỗi gia đình thường làm mâm cỗ cúng giao thừa với mong muốn một năm mới bình an, nhiều may mắn.

Đạo diễn Lê Hoàng gây tranh cãi với quan điểm lì xì ngày Tết là một món nợ

Hải Minh |

Đạo diễn Lê Hoàng đã gây tranh cãi khi đăng tải bài viết liên quan đến phong tục lì xì ngày Tết, ý kiến của nam đạo diễn đưa ra khiến nhiều người tranh luận.