Xây dựng bộ tiêu chí để lựa chọn Quốc phục

ThS. Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN) |

Quốc phục là trang phục mang tính biểu tượng, đại diện cho bản sắc văn hóa Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, để thiết kế thành công Quốc phục, cần phải xây dựng bộ tiêu chí để từ đó có căn cứ thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

Quốc phục là biểu tượng quốc gia

Theo PGS.TS Đinh Hồng Hải - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN): Biểu tượng là một khái niệm có tính đa nghĩa nhưng chúng ta có thể chia làm hai nghĩa chính, là biểu hình và biểu ý. Ở giai đoạn đầu, có lẽ, ngôn ngữ biểu tượng thường mang tính đơn giản và ước lệ. Về sau, do sự phát triển của xã hội loài người, ngôn ngữ biểu tượng càng được mở rộng đến mọi thành tố văn hóa và mọi mặt đời sống của con người.

Biểu tượng quốc gia là hình ảnh mang tính tượng trưng và đại diện cho một quốc gia. Quốc phục cũng vậy, không chỉ là một bộ trang phục bình thường mà còn là biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam. Vậy nên, theo PGS.TS Đinh Hồng Hải: “Việc xây dựng thương hiệu quốc gia dựa trên Quốc phục là một điều hiển nhiên mà mọi quốc gia đều muốn làm, trừ những quốc gia không có truyền thống văn hóa”.

Đồng tình với quan điểm trên, PGS.TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam khẳng định: “Nước ta cần thiết phải có bộ Quốc phục, vì đây là một trong những biểu tượng của dân tộc”.

Nhận thức được tầm quan trọng của Quốc phục, theo sách “Ngàn năm áo mũ” (Nhà xuất bản Thế giới ấn hành, năm 2013), của tác giả Trần Quang Đức, từ buổi đầu của thời kỳ quân chủ khi Ngô Quyền xưng vương đã đưa ra những quy định về trang phục. Các triều đại phong kiến Việt Nam sau này, từ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần… đến nhà Nguyễn đều đề ra quy định về lễ phục, thường xuyên có những cải cách, sửa đổi về chế độ áo mũ.

Với mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng và Nhà nước ta từ lâu đã quan tâm đến vấn đề xây dựng biểu tượng Việt Nam. Riêng vấn đề Quốc phục, theo ông Võ Hồng Phúc - Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ đạo Bộ Văn hóa Thông tin nghiên cứu để ban hành quy định về Quốc phục. Tuy nhiên do những lý do khác nhau, đến nay, đã gần 30 năm, nhưng chúng ta vẫn chưa chọn được một mẫu áo nào để làm Quốc phục.

Xây dựng bộ tiêu chí thiết kế Quốc phục

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề khó khăn trong việc thiết kế Quốc phục của nước ta, PGS.TS Đinh Hồng Hải cho rằng, việc chưa có bộ tiêu chí là một trong những nguyên nhân chính. Lấy ví dụ từ trường hợp bộ áo dài, đây là một thành tố văn hóa đặc sắc được xem như một biểu tượng văn hóa đặc trưng của Việt Nam và là niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam ngày nay. Từ điển Oxford có mục từ dành cho Áo dài Việt Nam bằng một cái tên riêng trong tiếng Việt (ao dai) mà không phải là long dress như các loại “váy choàng dài” (gown) hay “áo suông có đai lưng” (tunic) trong tiếng Anh.

Cho tới nay, Áo dài đã trở thành một loại trang phục được ưa chuộng nhưng cả Áo dài và Áo ngũ thân đều chưa được công nhận là quốc phục. Cùng với lý do chưa xác định được tiêu chí cũng như lỗ hổng về mặt pháp lý, còn một lý do khác là các nhà nghiên cứu có sự nhầm lẫn giữa Áo dài với Áo ngũ thân của người Việt và các loại trang phục khác như Trường sam (Trung Quốc), Achkan (Ấn Độ) và đặc biệt là Tunic trong văn hóa phương Tây.

PGS.TS Đinh Hồng Hải cho biết, hiện nay mọi người hầu như mới chỉ tập trung vào Áo dài trong vai trò là sản phẩm hiện đại (của thế kỷ XX), được họa sĩ Cát Tường thiết kế và đặt một cái tên Pháp là Le Mur (còn gọi là áo tân thời) ra đời vào thập niên 30 của thế kỷ trước. Còn từ Cách mạng tháng Tám đến đầu thế kỷ XXI, Áo ngũ thân truyền thống lùi đã vào trong tư liệu lịch sử, phải đến thời gian gần đây với hoạt động của những người yêu trang phục truyền thống thì bộ quần áo này mới quay trở lại đời sống.

PGS.TS Đinh Hồng Hải cho rằng, vì những lý do nói trên, cho tới nay, Nhà nước Việt Nam vẫn chưa chọn được Quốc phục và cũng không có một văn bản nào hay một cơ quan quản lý và khoa học nào lập bộ tiêu chí để xác định loại trang phục nào có thể trở thành Quốc phục. Vì vậy việc cần làm hiện nay là phải nghiên cứu trong kho tàng trang phục Việt Nam, để làm rõ những đặc trưng, đánh giá các giá trị văn hóa và xây dựng bộ tiêu chí thiết kế Quốc phục.

Quốc phục là một biểu tượng mang tính đặc trưng và đại diện của quốc gia, là niềm tự hào của các quốc gia có truyền thống văn hóa. Hiện nay nước ta chưa lựa chọn được Quốc phục, lý do chính bởi chưa xây dựng được bộ tiêu chí để thiết kế. Để xây dựng được bộ tiêu chí lựa chọn Quốc phục, việc cần làm lúc này là nghiên cứu một cách hệ thống kho tàng trang phục dân tộc để tìm ra những đặc trưng của văn hóa Việt Nam.

ThS. Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN)
TIN LIÊN QUAN

Số phận khác biệt của áo dài nữ và áo dài nam khi đề xuất là quốc phục

Mi Lan |

Áo dài từng được đề xuất là quốc phục, lễ phục nhà nước, tuy nhiên sau những tranh cãi, đến nay đề án quốc phục vẫn bỏ ngỏ.

Quốc phục phải là bộ trang phục mang bản sắc văn hóa Việt Nam

ThS. Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN) |

Quốc phục là quốc áo theo kiểu riêng từ xưa truyền lại của một đất nước, thường được mặc trong những ngày lễ hội và lễ nghi ngoại giao. Là sản phẩm mang tính biểu trưng của quốc gia, nên quốc phục cần phản ánh được bản sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Vì sao Việt Nam chưa có quốc phục?

Chí Long |

Áo dài được xem là một trong những biểu tượng của văn hóa Việt, tuy nhiên chưa có bất kỳ văn bản hay quyết định nào công nhận áo dài là quốc phục. Xung quanh câu chuyện về quốc phục thường gây tranh cãi nhiều chiều.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Số phận khác biệt của áo dài nữ và áo dài nam khi đề xuất là quốc phục

Mi Lan |

Áo dài từng được đề xuất là quốc phục, lễ phục nhà nước, tuy nhiên sau những tranh cãi, đến nay đề án quốc phục vẫn bỏ ngỏ.

Quốc phục phải là bộ trang phục mang bản sắc văn hóa Việt Nam

ThS. Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN) |

Quốc phục là quốc áo theo kiểu riêng từ xưa truyền lại của một đất nước, thường được mặc trong những ngày lễ hội và lễ nghi ngoại giao. Là sản phẩm mang tính biểu trưng của quốc gia, nên quốc phục cần phản ánh được bản sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Vì sao Việt Nam chưa có quốc phục?

Chí Long |

Áo dài được xem là một trong những biểu tượng của văn hóa Việt, tuy nhiên chưa có bất kỳ văn bản hay quyết định nào công nhận áo dài là quốc phục. Xung quanh câu chuyện về quốc phục thường gây tranh cãi nhiều chiều.