Vẫn còn nỗi lo tái diễn hôn nhân cận huyết ở bản Rào Tre

TRẦN TUẤN |

HÀ TĨNH - Sau 30 năm rời hang đá, về sống định canh ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê), cuộc sống của người dân tộc Chứt nơi đây đã có nhiều đổi thay, tiến bộ. Tuy nhiên, nỗi lo về hôn nhân cận huyết thì vẫn còn canh cánh.

Nhiều ngôi nhà xây phủ khắp bản, làng

Trở lại bản Rào Tre vào dịp hè này, chúng tôi cảm nhận rõ không khí mát lành của xã miền núi nhờ mạch nguồn khe suối không ngừng chảy và cây rừng trùng điệp, tít tắp. Mấy chục nóc nhà sàn bằng gỗ trước đây nay phần nhiều đã được thay thế bằng nhà xây nhưng vẫn xây theo kiểu nhà sàn để phù hợp với văn hóa và sinh hoạt của bà con.

Chạy quanh một vòng khắp bản cũ và bản mới tái định cư, hầu hết đều vắng bóng người lớn, có chăng thì chỉ có người già và trẻ con. Trước đây khi chúng tôi đến, trẻ con thường chạy ù vào nhà núp vì sợ người lạ. Thế nhưng, nay khi vừa thấy chúng tôi, mấy đứa trẻ độ tuổi học lớp 1 đã chủ động bắt chuyện bằng tiếng kinh: “chú ơi cho xin cái kẹo?”.

Những đứa trẻ hồn nhiên ở bản Rào Tre. Ảnh: Trần Tuấn.
Những đứa trẻ hồn nhiên ở bản Rào Tre. Ảnh: Trần Tuấn.

Chúng tôi hỏi cha mẹ đi đâu thì chúng trả lời cha mẹ đi rừng từ sáng, đến chiều tối mới về. Hỏi ở nhà ai nấu cho ăn buổi trưa, chúng trả lời mẹ nấu từ sáng, buổi trưa anh em ở nhà chỉ việc lấy ra ăn.

Đến bản cũ khi trời đã gần đứng bóng, bên trong một ngôi nhà gỗ nhỏ, một phụ nữ khoảng 70 tuổi đang ngồi ăn cơm cùng đứa cháu mới 1 tuổi. Thức ăn duy nhất chỉ có 1 món là măng xào ruốc. Hỏi tên thì bà cho biết tên Hồ Thì Sông, nhưng hỏi tuổi thì bà nói “không biết mô”. Đó cũng là câu trả lời quen thuộc với thế hệ người già ở bản này.

Bà Sông cho biết, vợ chồng bà có 5 người con. Chồng bà bị bệnh mất cách đây đã gần 20 năm. Vài năm trước, con trai út của bà bị tai nạn giao thông chết. Hiện 4 người con đã lập gia đình, trong đó 2 người kết hôn với người ở tỉnh Quảng Bình, 2 người lấy ở trong bản.
Bà Sông ở nhà dự cháu với bữa ăn còn kham khổ. Ảnh: Trần Tuấn.
Bà Sông ở nhà dự cháu với bữa ăn còn kham khổ. Ảnh: Trần Tuấn.
“Mẹ hắn đi làm thuê ở miền Nam, bố hắn đi chặt cây keo thuê nên giao hắn cho bà chăm. Bận dự cháu không đi bắt được con tôm, con ốc chi cả nên phải ăn cơm với măng thôi” - bà Sông nhìn sang đứa cháu trai 1 tuổi chia sẻ.

Hỏi sao không làm nhà xây ở như nhà bà Hồ Hoàn hàng xóm và nhiều hộ khác trong bản, bà Sông thật thà: “Không có tiền mô. Mà có cũng không muốn làm vì già rồi không có sức trèo cầu thang nữa”.

Vẫn còn nỗi lo tái diễn hôn nhân cận huyết

Ngày 2.8, ông Phan Thanh Lê - Phó Chủ tịch UBND xã Hương Liên cho biết, hiện người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre có 45 hộ với 156 nhân khẩu. Trong đó 29 hộ nghèo, còn lại là hộ cận nghèo. Tuy nhiên, nhờ chính sách hỗ trợ của tỉnh cũng như của một số tổ chức hảo tâm nên phần lớn bà con ở đây đã được hỗ trợ xây nhà mới.

“So với trước đây thì cuộc sống của bà con dân tộc Chứt cũng đã có nhiều đổi mới, cũng đã xóa bỏ được nhiều tập tục lạc hậu. Một số thanh niên cũng đã biết đi vào miền nam làm công nhân, làm thuê. Tuy nhiên, về nỗi lo hôn nhân cận huyết thì vẫn chưa hết” - ông Lê nói.

Người dân tộc Chứt nay đã tự biết làm ruộng. Ảnh: Trần Tuấn.
Người dân tộc Chứt nay đã tự biết làm ruộng. Ảnh: Trần Tuấn.

Trung tá Nguyễn Văn Thiên - Tổ trưởng Tổ công tác Rào Tre (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) chia sẻ, bà con dân tộc Chứt ở bản Rào Tre khoảng 30 năm trước đây, khi mới đưa ở hang đá ra họ không biết làm ruộng, gạo do chính quyền cấp phát nhưng nay nhờ biên phòng chỉ bảo nên họ đã biết làm ruộng. Không những thế, vào mùa thu hoạch, họ cũng đã biết sử dụng máy cắt cỏ để gặt lúa cho nhanh. Về văn hóa, dân trí, lớp trẻ các lứa tuổi đều được đến trường, không có nạn mù chữ.

Theo Trung tá Thiên, bà con dân tộc Chứt ở bản Rào Tre hiện nay ngoài làm ruộng thì còn đi rừng lấy lâm sản phụ, một số đi khai thác rừng keo thuê cho người Kinh, một vài hộ đã nhận đất rừng tự trồng keo. Do thiếu việc làm, thu nhập thấp nên nhiều thanh niên vẫn phải vào miền nam làm thuê.

“Cách đây khoảng 4 đến 5 năm về trước tại bản Rào Tre xảy ra nhiều trường hợp kết hôn cận huyết thống. Khoảng 2 năm nay thì không có nữa. Nhưng hiện nay vẫn tiềm ẩn tái diễn hôn nhân cận huyết do tỉ lệ nam trong độ tuổi thanh niên cao gấp 3 lần nữ” - Trung tá Thiên tâm sự.

Nỗi lo hôn nhân cận huyết ở bản Rào Tre vẫn chưa hết dù đã có nhiều giải pháp tuyên truyền và chính sách hỗ trợ cho người dân tộc Chứt lấy người Kinh. Ảnh: Trần Tuấn.
Nỗi lo hôn nhân cận huyết ở bản Rào Tre vẫn chưa hết dù đã có nhiều giải pháp tuyên truyền và chính sách hỗ trợ cho người dân tộc Chứt lấy người Kinh. Ảnh: Trần Tuấn.

Cũng theo trung tá Thiên, nhờ tuyên truyền, vận động và có chính sách khuyến khích hỗ trợ làm nhà ở nên thời gian qua đã có 5 cặp người dân tộc Chứt kết hôn với người kinh nhưng đó là con gái dân tộc Chứt lấy con trai dân tộc Kinh. Còn con trai dân tộc Chứt lấy gái dân tộc Kinh thì rất khó. Bởi vậy, vẫn tiềm ẩn hôn nhân cận huyết ở bản này.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Xúc động hôn nhân người phụ nữ lấy chồng có HIV, sống ở trại cai nghiện

Việt Phong |

Thuận vợ thuận chồng” tuần này với chủ đề “Chấp nhận”, sẽ là câu chuyện cảm động về hôn nhân của đôi vợ chồng anh Nguyễn Văn Bình và chị Nguyễn Ngọc Vân, anh Bình là một người có quá khứ xấu, đã từng nghiện và tái nghiện nhiều lần dẫn đến mắc phải HIV.

Cuộc hôn nhân được níu kéo bởi tiền bạc và cái kết bất hạnh (Phần 2)

Nhóm PV |

Tục ngữ có câu: "Nhiều tiền thì thắm, ít tiền thì phai". Liệu tình yêu và cuộc hôn nhân của đôi bạn trẻ trong câu chuyện có phai như tục ngữ từ ngàn xưa? Mời bạn đọc theo dõi tiếp câu chuyện của chúng tôi.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hoà – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Vì sao hôn nhân đồng giới vẫn bị cấm ở nhiều quốc gia?

Huyền Chi |

Hôn nhân đồng giới được hợp pháp hóa ở 30 quốc gia nhưng vẫn gặp không ít khó khăn trên hành trình lấy lại tiếng nói.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Xúc động hôn nhân người phụ nữ lấy chồng có HIV, sống ở trại cai nghiện

Việt Phong |

Thuận vợ thuận chồng” tuần này với chủ đề “Chấp nhận”, sẽ là câu chuyện cảm động về hôn nhân của đôi vợ chồng anh Nguyễn Văn Bình và chị Nguyễn Ngọc Vân, anh Bình là một người có quá khứ xấu, đã từng nghiện và tái nghiện nhiều lần dẫn đến mắc phải HIV.

Cuộc hôn nhân được níu kéo bởi tiền bạc và cái kết bất hạnh (Phần 2)

Nhóm PV |

Tục ngữ có câu: "Nhiều tiền thì thắm, ít tiền thì phai". Liệu tình yêu và cuộc hôn nhân của đôi bạn trẻ trong câu chuyện có phai như tục ngữ từ ngàn xưa? Mời bạn đọc theo dõi tiếp câu chuyện của chúng tôi.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hoà – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Vì sao hôn nhân đồng giới vẫn bị cấm ở nhiều quốc gia?

Huyền Chi |

Hôn nhân đồng giới được hợp pháp hóa ở 30 quốc gia nhưng vẫn gặp không ít khó khăn trên hành trình lấy lại tiếng nói.