Từ vụ team building ngực trần ở Hạ Long: Nên xử phạt người trực tiếp vi phạm?

Trang Ngọc |

Sau vụ team building để lộ ngực trần ở Cửa Lò, khu vực bãi biển Bãi Cháy (Hạ Long) tiếp tục xảy ra trường hợp tương tự khiến dư luận nhức nhối, chính quyền địa phương phải vào cuộc xử lý.

Trao đổi với phóng viên báo Lao Động, Luật sư Hà Thị Kim Liên - Trưởng Chi nhánh Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam - Chi nhánh Hà Nội, đã có những chia sẻ xoay quanh vấn đề xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục nơi công cộng.

Gần đây, dư luận đang xôn xao vụ để ngực trần chơi team building từ Cửa Lò đến Quảng Ninh. Chị có thể cho biết hiện nay, Việt Nam có quy định gì về điều chỉnh hành vi phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục nơi công cộng?

- Hiện nay, pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về hành vi phản cảm cũng như hành vi trái với thuần phong mỹ tục.

Hành vi để ngực trần khi tham gia teambuilding của một số du khách diễn ra trong thời gian qua có thể bị xem là hành vi phản cảm, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Luật sư Hà Thị Kim Liên - Trưởng Chi nhánh Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam - Chi nhánh Hà Nội
Luật sư Hà Thị Kim Liên - Trưởng Chi nhánh Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam - Chi nhánh Hà Nội. Ảnh: NVCC

Đối với các quy định liên quan đến hành vi này, trước đây, Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12.07.2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an tòa xã hội đã quy định chế tài xử phạt. Theo đó, Điều 10 Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội”.

Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định này hết hiệu lực (ngày 28.12.2013), quy định về xử phạt hành vi nêu trên đã bị bãi bỏ.

Do vậy, đến thời điểm hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào quy định một cách cụ thể về xử phạt hành vi nêu trên.

Dù vậy, hành vi không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi đông người trong vụ việc nêu trên đã trực tiếp gây ảnh hưởng đến cộng đồng, và có thể coi là hành vi gây mất trật tự công cộng và có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Hơn nữa, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch nhằm quy định những chuẩn mực chung, định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh của tổ chức và cá nhân khi tham gia các hoạt động du lịch.

Nhóm du khách chơi team building để lộ ngực trần ở Bãi Cháy, Hạ Long. Ảnh chụp màn hình
Nhóm du khách chơi team building để lộ ngực trần ở Bãi Cháy, Hạ Long. Ảnh chụp màn hình

Có quy chuẩn gì để định mức thế nào là phản cảm, thế nào là vi phạm và phải xử phạt thích đáng?

Về mặt đạo đức, hành vi để ngực trần của các du khách tại Cửa Lò và Quảng Ninh là hành vi có yếu tố phản cảm, đi ngược với thuần phong mỹ tục, gây bức xúc cho dư luận xã hội.

Tuy nhiên, về mặt pháp lý, pháp luật hiện hành lại không định nghĩa rõ ràng về việc xác định như thế nào là “phản cảm”, để lộ ngực trần đến mức như thế nào thì xem là hành vi vi phạm trong khi phong cách thời trang và lối sống “mở” ngày càng đa dạng và được công nhận.

Do vậy, đến thời điểm hiện tại, quy chuẩn cho việc xác định như thế nào là ăn mặc phản cảm là không rõ ràng mà chỉ mang tính chất cảm tính, phụ thuộc nhiều vào dư luận xã hội và đánh giá chủ quan của cơ quan có thẩm quyền.

Hình thức xử phạt thích đáng đến thời điểm hiện tại là xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Vụ ở Cửa Lò, đơn vị bị phạt là đơn vị tổ chức sự kiện (400.000 đồng) chứ không phải những người trực tiếp tham gia trò chơi team building. Điều này có thỏa đáng?

- Có thể thấy, hành vi của các nữ du khách là bộc phát, thể hiện sự “nhiệt tình thái quá” khi tham gia trò chơi. Đơn vị tổ chức sự kiện đã có lỗi khi không tự lường trước được các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức trò chơi, không đưa ra các nguyên tắc khi tham gia trò chơi dẫn tới người chơi có những hành vi bị xem là phản cảm.

Những hành vi này có thể được xem là hành vi “gây mất trật tự ở nơi công cộng, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao” nên có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Đơn vị tổ chức sự kiện có nghĩa vụ quản lý và đảm bảo trật tự khi tổ chức các hoạt động tại nơi đông người do đó đơn vị tổ chức bị xử phạt là phù hợp quy định của pháp luật.

Nhóm du khách để ngực trần ở Cửa Lò. Ảnh: MH
Nhóm du khách để ngực trần ở Cửa Lò. Ảnh: MH

Ngoài ra, theo nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần, vì vậy, việc cơ quan chức năng chỉ xử phạt đơn vị tổ chức sự kiện nhưng không xử phạt cá nhân tham gia là tuân thủ nguyên tắc xử phạt.

Theo chị, có cần bổ sung tính pháp lý gì về hành vi này, đặc biệt là cho những người trực tiếp tham gia trò chơi?

- Cần phải khẳng định, hành vi các cá nhân tự khỏa thân, bán khỏa thân nơi công cộng là hành hành vi phản cảm, đi ngược lại thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc.

Do đó cần có những quy định cụ thể mang tính răn đe để hạn chế những sự việc phản cảm, ảnh hưởng đến không gian công cộng. Đồng thời, những khu du lịch, khu vực công cộng cần có ban hành những nội quy quy tắc nhằm đảm bảo những hành vi tương tự không tái diễn.

Trang Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Team building phản cảm: Làm gì để ngăn chặn?

Chí Long |

Thời gian qua nổi lên các vụ hoạt động team building trên bãi biển phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục khiến dư luận bức xúc.

Team building "hở ngực", không cấm cũng không nên chơi trò nhố nhăng

Lê Thanh Phong |

Nhiều ý kiến lên tiếng phản đối nhóm du khách nữ chơi team building gây phản cảm, trong đó có một số cảnh lộ ngực, được cho là tại bãi tắm trên địa bàn thành phố Hạ Long.

Đừng để team building trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người

Bạn đọc Chung Thanh Huy |

Những ồn ào từ hoạt động team building phản cảm ở bãi biển Cửa Lò (Nghệ An) và mới đây tại bãi tắm Bãi Cháy (Hạ Long) chính là lời cảnh báo cho các doanh nghiệp trong việc tổ chức du lịch, vui chơi cho người lao động.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Dự kiến tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù Đà Lạt vào ngày mai

Mai Hương |

Việc tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù (TP Đà Lạt) dự kiến được thực hiện vào khoảng 9h ngày 11.6.

Khoảnh khắc công an lao mình xuống dòng nước lũ cứu người

Lam Thanh |

Hà Giang - Thấy một người dân bị dòng nước lũ cuốn đi, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường đã lao xuống kịp thời cứu nạn.