Sau kết luận thanh tra Hãng phim truyện Việt Nam: Vui, nhưng còn nhiều trăn trở

Việt Văn |

Như cơn mưa mát lòng với các nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam, khi kết luận thanh tra toàn diện về việc cổ phần hóa phần, phần đúng đã nghiêng về họ. Nhưng tiếp theo sau số phận hãng phim sẽ như thế nào, được “gả” cho ai vẫn còn nhiều chuyện để trăn trở...

Phần thắng thuộc về nghệ sĩ

Chiều tối ngày 20.9, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra “Công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam”. Qua nội dung kết luận của Thanh tra thì có thể hiểu là việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam - VFS bán cho các đối tác đều vi phạm các điều luật đã ban hành của Chính phủ trong việc cổ phần hóa, đặc biệt là việc bán VFS cho đối tác chiến lược sai mục đích.

Và thanh tra cũng kiến nghị xử lý một số vấn đề như: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ngay các quy trình, thủ tục theo quy định để cho nhà đầu tư chiến lược là TCty Vận tải thủy - CTCP xin rút vốn trước thời hạn; Chủ trì làm việc với nhà đầu tư mới đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định và các đơn vị có liên quan thực hiện các quy trình, thủ tục tiếp nhận và chuyển giao Hãng phim truyện Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật; Thành lập Hội đồng xác định giá trị thương hiệu Hãng phim truyện Việt Nam.

Sau khi có kết quả, xác định lại giá trị doanh nghiệp và tỉ lệ cổ phần của mỗi cổ đông cho phù hợp, đảm bảo đúng luật định… Rà soát, xử lý dứt điểm đối với 6 trường hợp là lao động phản ánh trong danh sách cổ phần hóa thuộc đối tượng nghỉ chế độ không hưởng lương và không tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc trong thời gian dài trước cổ phần hóa, hoàn thiện phương án sắp xếp lại lao động để cấp có thẩm quyền phê duyệt…

Có thể nói “cuộc chiến” căng thẳng và đầy kịch tính của các nghệ sĩ VFS đã thắng lợi vào phút chót, không để VFS bị bán đi một cách tức tưởi rẻ mạt, thiếu minh bạch cho một đối tác không liên quan gì đến điện ảnh.

Chưa kể cách ứng xử với nghệ sĩ kiểu “nhà buôn”, không tính đến đặc thù công việc của nghệ sĩ, gây ức chế cho nhiều anh em hay việc vi phạm “bán tống bán tháo” nhiều đạo cụ làm phim của hãng…

Đối diện với thách thức

Nhưng rồi sau khi phần thắng nghiêng về các nghệ sĩ thì tiếp theo là rất nhiều vấn đề cần nghiêm túc đối diện. VFS trả về “chủ cũ” và việc cổ phần hóa xem như phải làm lại từ đầu. Việc đối tác chiến lược rút vốn trả lại VFS trở về nguyên trạng “chủ” cũ thì các vấn đề phát sinh theo luật định ai là người chịu trách nhiệm chính, cần phải rõ ràng chứ không thể ẩn mặt giấu tên và cần phải minh bạch trong từng vấn đề để tránh thêm một lần sai trái lặp lại.

VFS sẽ bán cho đối tác chiến lược nào, đối tác đó có hội đủ tiềm năng phát triển VFS trở thành một hãng sản xuất phim lớn theo xu hướng thị trường đồng thời thực hiện các mục tiêu về văn hóa nghệ thuật của Nhà nước? Các nghệ sĩ của VFS chắc cũng rất hồi hộp không biết rồi mình sẽ “được hay bị gả cho nhà nào?”.

Nếu nhà danh giá xem trọng việc phát triển nghề sẽ mát mặt, cơ hội mới đầy triển vọng cho nghệ sĩ nhưng nếu bên nào mua cũng chỉ nói mồm, ca ngợi điện ảnh nhưng lại mang những con tính khác trong đầu thì sao?

Mà ngay cả việc “chủ” mới chú trọng đến nghề thì bản thân các nghệ sĩ cũng phải tự thay đổi tư duy, thức thời với những cái mới, “nhập gia tùy tục” chứ vẫn mang theo tư duy cũ kỹ, sự trì trệ quen với bao cấp thì xem ra cũng khó mà tồn tại.

Giá trị “thương hiệu” của VFS sẽ tính ra sao, theo “giá tinh thần” có lịch sử hình thành và phát triển hơn 60 năm, hiện tại “hữu danh vô thực” hay “giá thị trường” khi nhiều năm nay đã không sinh lợi nhuận từ việc sản xuất phim mà thị trường thì phải tính bằng sản phẩm có “đắt” hàng hay không?

Nhưng vấn đề là, VFS lại có thêm “giá tiềm năng” bao gồm giá trị trí tuệ, giá trị năng lực nhân sự… là mặt mạnh của VFS.  Đây cũng là bài toán khó trong phần định giá trị thương hiệu VFS. Vì chính phần định giá này sẽ là cơ sở để tạo cho VFS có gương mặt mới trong tương lai.

Còn rất nhiều trăn trở và cả những trắc trở khi cổ phần hóa VFS với những kiến nghị xử lý của Thanh tra. Cho dù mọi việc đã rõ “trắng đen” nhưng chưa phải là hết chuyện.

Theo bản tin Chào buổi sáng của VTV1 ngày 21.9, có thể VOV sẽ là đối tác chiến lược của VFS. VFS tương lai thuộc về ai thì quan trọng nhất vẫn là VFS “mới” sẽ sản xuất phim như thế nào, có mang tới lợi nhuận không vì không thể “sống” bằng tinh thần hay sự bao cấp trong xu hướng “thị trường văn hóa” như mục tiêu hướng tới của Chính phủ đề ra.

Tương lai vẫn còn mờ mịt

“Quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam kéo dài đến 4 năm đã làm cho đơn vị kiệt quệ cả về vật chất, tinh thần lẫn con người. Hãng phim thực sự đã trở thành một cái xác rỗng. Vì vậy, cơ quan chức năng phải vạch ra và thực hiện được chiến lược về việc hãng sẽ đứng dậy như thế nào trong thời gian tới để đáp ứng kỳ vọng của giới nghệ sĩ cũng như công chúng. Đó mới là điều đáng quan tâm nhất, sau quyết định này...”.

(Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân - Phó Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam)

“Vivaso không phù hợp với điện ảnh”

“Kết luận của thanh tra Chính phủ mang đến niềm vui, động lực để cho anh em nghệ sĩ tiếp tục theo đuổi và đấu tranh cho những điều tốt đẹp nhất đối với Hãng phim truyện Việt Nam.

Tôi từng “đau đớn” khi Hãng phim truyện bị định giá 0 đồng. Công ty Vận tải thủy Vivaso không phải là đơn vị phù hợp để có thể đảm đương vai trò phát triển truyền thống tốt đẹp của Hãng phim truyện”.  (NSND Minh Châu)

“Người không hiểu gì về nghệ thuật thì không thể làm nghệ thuật”

“Tôi không mấy quan tâm đến giá trị tiền tỉ hay những mục đích kinh tế nào khác ở số 4 Thụy Khê. Hãng phim truyện Việt Nam thực sự là một bảo tàng về điện ảnh của dân tộc. Nó đã trở thành một phần của quá khứ lịch sử đất nước.

Khi những nhà quản lý không hiểu gì về nghệ thuật thì không thể làm tốt công tác phát triển đối với nghệ thuật được...”.  (Nhà văn Chu Lai)

“Cần phải chọn mặt gửi vàng”

“Kết luận của Thanh tra Chính phủ là một tín hiệu đáng mừng đối với anh em nghệ sĩ trong công cuộc kêu cứu đối với Hãng phim truyện Việt Nam. Địa chỉ số 4 Thụy Khuê không chỉ đơn thuần là một bất động sản. Đây còn là cái nôi đầu tiên của cả giới điện ảnh sau cách mạng.

Việc cổ phần là đúng nhưng điều quan trọng là chúng ta cần chọn mặt gửi vàng để tìm ra một đơn vị phù hợp nhất trong công cuộc vực dậy và phát triển Hãng phim truyện Việt Nam”. (Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát)

Bích Đào (ghi)

Tất cả vẫn còn ở phía trước...

Việc quá trình cổ phần hóa hãng phim đã kéo dài hơn 3 năm và không hiệu quả, đem lại nhiều hệ lụy, mệt mỏi cho các nghệ sĩ nhất là các gương mặt gạo cội. Nhưng dù gì cần nhất bây giờ là sự chung lòng, chung tay, nhìn xem hiện tại và tương lai mình có đóng góp gì được để tạo dựng lại “thương hiệu” của VFS trong ngôi nhà mới.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Kết luận thanh tra cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam: Cho thuê đất “vàng” trái thẩm quyền

CAO NGUYÊN |

Chiều muộn 20.9, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố kết luận thanh tra “công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam”.

Bộ VH-TT&DL đề nghị tạm dừng đấu giá tài sản tại Hãng phim truyện Việt Nam

Đào Bích |

Bộ VHTT&DL vừa có văn bản đề nghị Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam tạm dừng đấu giá tài sản bao gồm các phương tiện, máy móc, vật dụng hiện đang được lưu giữ tại Hãng Phim truyện Việt Nam.

Dù đang thanh tra, Hãng phim truyện Việt Nam vẫn bị rao bán đấu giá tài sản

Đào Bích |

Ngày 25.10, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (thuộc Bộ Tài chính) đã gửi Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam một văn bản với nội dung “sẽ rao bán đấu giá toàn bộ máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của Hãng”.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Kết luận thanh tra cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam: Cho thuê đất “vàng” trái thẩm quyền

CAO NGUYÊN |

Chiều muộn 20.9, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố kết luận thanh tra “công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam”.

Bộ VH-TT&DL đề nghị tạm dừng đấu giá tài sản tại Hãng phim truyện Việt Nam

Đào Bích |

Bộ VHTT&DL vừa có văn bản đề nghị Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam tạm dừng đấu giá tài sản bao gồm các phương tiện, máy móc, vật dụng hiện đang được lưu giữ tại Hãng Phim truyện Việt Nam.

Dù đang thanh tra, Hãng phim truyện Việt Nam vẫn bị rao bán đấu giá tài sản

Đào Bích |

Ngày 25.10, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (thuộc Bộ Tài chính) đã gửi Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam một văn bản với nội dung “sẽ rao bán đấu giá toàn bộ máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của Hãng”.