Đánh thức du lịch cộng đồng bằng tiềm lực nông thôn:

OCOP và du lịch cộng đồng tạo hướng đi bền vững

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang là 1 trong 4 tỉnh, thành phố được Bộ NNPTNT lựa chọn thực hiện đề án trung tâm thiết kế sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 - một cơ hội tốt để tỉnh phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn với chương trình OCOP.

Từ vỏ tràm đến chuyện làm du lịch

Tự nhận mình là dân “tay ngang” bước vào làm du lịch cộng đồng bằng việc sáng tác tranh vỏ tràm, anh Lê Hoàng Nhân - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam huyện An Minh - chia sẻ: Làm du lịch cộng đồng nhưng chỉ ở mức độ nhỏ, chưa tận dụng hết lợi thế rừng và có lẽ nhiều người cũng chưa biết đến để đi du lịch.

Tranh vỏ tràm đã nhận chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực và có mặt ở nhiều quốc gia. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tranh vỏ tràm đã nhận chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực và có mặt ở nhiều quốc gia. Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Ở đây mỗi người dân góp một phần sức làm thành chuỗi liên kết, rồi mình dẫn đầu phân chia việc cho họ, thiết kế tour, cho du khách trải nghiệm và ở tại nhà dân. Đi rừng trải nghiệm, giới thiệu đặc sản địa phương, tham quan tranh vỏ tràm và học cách làm tranh... Hiện tại tôi cũng đang thực hiện những tour với số lượng nhỏ. Nhưng để phát triển về lâu dài thì cần mở rộng và làm bài bản, chuyên nghiệp hơn với dự hướng dẫn, chỉ đạo của tỉnh” - anh Nhân chia sẻ.

Anh Nhân cho biết thêm, dùng vỏ tràm làm tranh, không chỉ là sản phẩm độc đáo tạo được tiếng vang trong nước mà tranh đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tận dụng lợi ích to lớn của rừng tràm để làm du lịch và tạo nguồn sinh kế ổn định cho bà con địa phương là điều anh mong muốn.

Ông Lê Quốc Anh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - nhận định, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan để tuyên truyền, vận động người dân sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn không chỉ để bán còn gắn kết tạo hình ảnh thương hiệu cho du lịch.

Ông Trần Thanh Dũng - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang - chia sẻ: “Cần xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo vùng, miền và dân tộc. Lồng ghép xây dựng các sản phẩm OCOP gắn với du lịch sẽ góp phần làm phong phú cho chương trình du lịch, thu hút khách tham quan, trải nghiệm. Ngược lại nhờ vào du lịch giúp quảng bá, tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với thị trường du lịch trọng điểm”.

“Se duyên” OCOP và du lịch cộng đồng

Theo UBND tỉnh Kiên Giang, Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đề ra mục tiêu đến năm 2025 có 3 điểm du lịch cộng đồng và đến năm 2030 tăng lên 10 điểm du lịch cộng đồng được đánh giá, phân hạng về mức độ hài lòng của du khách đạt mức trung bình trở lên.

UBND tỉnh khuyến khích người dân đầu tư phát triển du lịch như làm homestay, vườn du lịch, sản xuất hàng lưu niệm... bằng các quy định cụ thể về hỗ trợ vốn và ưu đãi vốn vay để người dân đầu tư phát triển du lịch cộng đồng. Xây dựng quy chế hoạt động trong mô hình du lịch cộng đồng, xây dựng cơ chế phối hợp và sẻ chia lợi ích giữa các bên liên quan như chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch, chuyên gia tư vấn... đảm bảo phát triển du lịch cộng đồng bền vững.

Việc lồng ghép xây dựng các sản phẩm OCOP gắn với du lịch sẽ góp phần làm phong phú cho chương trình du lịch, thu hút khách tham quan, trải nghiệm. Ngược lại nhờ vào du lịch giúp quảng bá, tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP.

Theo ông Lê Quốc Anh, tận dụng thế mạnh của các làng nghề truyền thống, mở rộng không gian du lịch, khai thác các giá trị văn hóa bản địa gắn với giới thiệu, quảng bá sản phẩm nghề truyền thống, sản phẩm OCOP. Kết nối với các công ty lữ hành du lịch, đưa du khách đến tham quan, giới thiệu sản phẩm OCOP, nâng cao giá trị và mang thu nhập khá cho người dân.

“Chương trình OCOP được các địa phương chú trọng đã kích hoạt tài nguyên bản địa kết hợp với giá trị văn hóa địa phương. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn cũng đã triển khai những dự án quy mô có tính liên tỉnh, hứa hẹn sẽ kích hoạt tiềm năng nhiều địa phương” - Bộ trưởng NNPTNT Lê Minh Hoan cho biết.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Đánh thức du lịch cộng đồng bằng tiềm lực nông thôn: Tiềm năng lớn chưa được phát huy

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang là tỉnh có vị trí thuận lợi ở khu vực Tây Nam bộ, được thiên nhiên ưu đãi với đầy đủ các loại địa hình, giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Thế nhưng, sự phát triển chưa đồng đều giữa du lịch biển đảo và nông thôn tạo ra sự chênh lệch quá lớn, trong khi du lịch nông thôn có tiềm năng không nhỏ...

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm trà và văn hóa trà

Minh Hạnh |

Thái Nguyên - Việc triển khai phát triển du lịch cộng đồng, nông nghiệp, sinh thái gắn với văn hóa trà góp phần bảo tồn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của cây chè.

Buôn làng đầu tiên ở Đắk Lắk được công nhận là điểm du lịch cộng đồng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Vừa có một địa điểm đầu tiên tại địa bàn TP.Buôn Ma Thuột được công nhận là Buôn du lịch cộng đồng. Đây là cột mốc đánh dấu ở địa phương này phát triển hơn nữa trong tương lai.

Chuyện nhà người Mông được đánh số, phát triển du lịch cộng đồng

Khánh Linh |

Nhà được đánh số, dọc những con đường trong bản cũng được trồng các loài hoa rực rỡ sắc màu là những gì đang diễn ra tại bản Mông rẻo cao Tây Bắc.

Làng người Dao thay da đổi thịt sau khi làm du lịch cộng đồng

Nguyễn Tùng |

Hà Giang - Những mái nhà sàn ở thôn Nặm Đăm (xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ) đã khoác lên mình một diện mạo mới chỉ sau vài năm làm du lịch cộng đồng. Người Dao ở đây đã dần thay đổi tư duy từ tự cung tự cấp sang phát triển kinh tế dịch vụ.

Xem xét trách nhiệm TP Đà Lạt trong vụ biệt thự sạt lở vùi lấp 2 người

Hữu Long |

Đến 10h sáng 29.6, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp đã tổ chức cuộc họp để chỉ đạo khắc phục hậu quả sau khi một biệt thự ở phường 10, TP Đà Lạt sạt lở, vùi lấp 2 người.

Điều tra vụ tử vong khi nâng ngực trong khách sạn ở TPHCM

Hữu Chánh |

Sau khi tiêm, bệnh nhân bị biến chứng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh trong tình trạng tím tái, ngưng tim, ngưng thở và sau đó tử vong.

NSƯT Thanh Quý: "Tôi mong con gái chấp nhận mọi được - mất trong đời"

Mi Lan |

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động, NSƯT Thanh Quý nhắc đến con gái với nhiều yêu thương. “Tôi mong con có thể sống an nhiên, đón nhận mọi được - mất trong đời một cách chủ động nhất”- NSƯT Thanh Quý nói.

Đánh thức du lịch cộng đồng bằng tiềm lực nông thôn: Tiềm năng lớn chưa được phát huy

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang là tỉnh có vị trí thuận lợi ở khu vực Tây Nam bộ, được thiên nhiên ưu đãi với đầy đủ các loại địa hình, giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Thế nhưng, sự phát triển chưa đồng đều giữa du lịch biển đảo và nông thôn tạo ra sự chênh lệch quá lớn, trong khi du lịch nông thôn có tiềm năng không nhỏ...

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm trà và văn hóa trà

Minh Hạnh |

Thái Nguyên - Việc triển khai phát triển du lịch cộng đồng, nông nghiệp, sinh thái gắn với văn hóa trà góp phần bảo tồn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của cây chè.

Buôn làng đầu tiên ở Đắk Lắk được công nhận là điểm du lịch cộng đồng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Vừa có một địa điểm đầu tiên tại địa bàn TP.Buôn Ma Thuột được công nhận là Buôn du lịch cộng đồng. Đây là cột mốc đánh dấu ở địa phương này phát triển hơn nữa trong tương lai.

Chuyện nhà người Mông được đánh số, phát triển du lịch cộng đồng

Khánh Linh |

Nhà được đánh số, dọc những con đường trong bản cũng được trồng các loài hoa rực rỡ sắc màu là những gì đang diễn ra tại bản Mông rẻo cao Tây Bắc.

Làng người Dao thay da đổi thịt sau khi làm du lịch cộng đồng

Nguyễn Tùng |

Hà Giang - Những mái nhà sàn ở thôn Nặm Đăm (xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ) đã khoác lên mình một diện mạo mới chỉ sau vài năm làm du lịch cộng đồng. Người Dao ở đây đã dần thay đổi tư duy từ tự cung tự cấp sang phát triển kinh tế dịch vụ.