Ninh Bình khai thác nguồn lực văn hóa để phát triển kinh tế du lịch

DIỆU ANH |

Ninh Bình là tỉnh có tài nguyên văn hóa đa dạng với hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, các phong tục, tập quán, lễ hội của các cộng đồng dân cư rất phong phú. Từ tài nguyên văn hóa đó, tỉnh đã có chiến lược khai thác các giá trị văn hóa, biến nó thành lợi thế trong cuộc cạnh tranh phát triển kinh tế du lịch.

Tài nguyên văn hóa đa dạng

Với vai trò, vị trí đặc biệt trong lịch sử nên vùng đất Ninh Bình có nhiều di tích lịch sử văn hóa. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện có 3 di tích cấp Quốc gia đặc biệt, 78 di tích Quốc gia, 314 di tích cấp tỉnh, 1 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngoài ra tại các địa phương trong tỉnh nhiều cộng đồng dân cư còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán, các lễ hội... tạo nên sự phong phong phú, đa dạng, sự giàu có các tài nguyên văn hóa.

Ninh Bình cũng là một trong số ít tỉnh còn lưu giữ, bảo tồn, phát huy được nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo đặc sắc như: hát Đúm, hát Rằng Thường trong cộng đồng dân tộc Mường; hát Chèo ở Yên Khánh, hát Văn phủ Đồi Ngang Nho Quan, hát Xẩm Yên Mô... Đặc biệt là nghệ thuật hát Xẩm hiện đã phát triển rộng ra trên toàn tỉnh như là một thứ “đặc sản văn hóa” của Ninh Bình.

Hệ thống các lễ hội của địa phương cũng rất độc đáo và đa dạng: Lễ hội Hoa Lư, Lễ hội Thánh Quý Minh Đại Vương, Lễ hội Đền Thái Vi, Lễ Báo bản Nộn Khê, Hội vật làng Yên Vệ, làng Bồ Vi; Hội Bơi chải Kim Sơn, Hội thi chèo thuyền Ninh Hải...

Non nước Ninh Bình luôn làm đắm say lòng người. Ảnh: Trường Huy
Non nước Ninh Bình luôn làm đắm say lòng người. Ảnh: Trường Huy

Di tích quốc gia đặc biệt cố đô Hoa Lư của Ninh Bình chính là một di sản độc đáo riêng có của Ninh Bình. Bạn bè, du khách khi nói đến Ninh Bình là nói đến cố đô Hoa Lư lịch sử, nói đến Lễ hội Hoa Lư. Và sự độc đáo của Ninh Bình lại thêm nối dài với Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính, Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An, Tam Cốc Bích Động; Nhà thờ đá Phát Diệm, Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu du lịch sinh thái đất ngập nước Vân Long...

Ngoài thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đa dạng các di tích lịch sử, văn hóa, Ninh Bình cũng là tỉnh có nền nghệ thuật ẩm thực phong phú. Ninh Bình nổi tiếng sản phẩm “thịt dê cơm cháy”, nem Yên Mạc, mắm tép Gia Viễn, xôi trứng kiến Nho Quan, cá rô Tổng Trường, rượu Kim Sơn, dứa Đồng Giao, chè Ba Trại...

Nét văn hóa ẩm thực độc đáo kết hợp với môi trường thiên nhiên được bảo vệ tốt, hệ thống các di tích lịch sử ken dầy vô cùng độc đáo, đa dạng tại các địa phương tạo nên những sản phẩm du lịch mang đậm “chất” Ninh Bình...

Những quyết sách mạnh mẽ

Sự giàu có về tài nguyên văn hóa đặt ra một câu hỏi cho những nhà quản lý là làm thế nào để lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị của nó, khai thác hiệu quả lợi thế tài nguyên này, biến văn hóa thành “sức mạnh nội sinh” để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của cộng đồng.

Thực hiện điều này, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020- 2025 đã xác định, tập trung bảo tồn, phát huy di sản bền vững, tạo nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Ninh Bình là tỉnh có tài nguyên văn hóa đa dạng với hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, các phong tục, tập quán, lễ hội của các cộng đồng dân cư. Ảnh: Diệu Anh
Ninh Bình là tỉnh có tài nguyên văn hóa đa dạng với hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, các phong tục, tập quán, lễ hội của các cộng đồng dân cư. Ảnh: Diệu Anh

Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Ninh Bình đã dành hơn 136 tỷ đồng cho việc tôn tạo, phát huy giá trị các di tích, góp phần làm gia tăng giá trị văn hóa cho các di tích, giáo dục truyền thống, lịch sử; quảng bá, thu hút khách tham quan.

Nguồn thu từ phát triển du lịch văn hóa ngày càng gia tăng. Hàng nghìn cư dân địa phương có nguồn sinh kế ổn định từ việc phát huy giá trị di sản của quê hương. Qua đó mở ra hướng đi mới trong phát huy giá trị di sản địa phương, để văn hóa là sức mạnh nội sinh theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XXII của Đảng bộ tỉnh đã xác định.

Trước mắt, ngành văn hóa bắt tay vào thực hiện một số mục tiêu cụ thể như: phấn đấu thực hiện đạt các mục tiêu tại Chiến lược văn hóa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, với một số mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là: Đẩy mạnh hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa. Trong đó, lựa chọn từ 3 đến 5 di sản văn hóa phi vật thể để xây dựng hồ sơ khoa học và đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, 2 di vật đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.

Hàng năm ngành văn hóa lựa chọn xây dựng từ 6 đến 10 hồ sơ khoa học về di tích đề nghị công nhận xếp hạng; tu bổ, tôn tạo từ 20 đến 25 di tích đã được công nhận xếp hạng. Hoàn thành các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất Cố đô Hoa Lư giai đoạn 2021-2030 và các nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo, khai quật khảo cổ và phát huy giá trị lịch sử văn hóa khu di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư giai đoạn 2021-2025...

Các thế hệ lãnh đạo tỉnh Ninh Bình luôn quan niệm văn hóa sẽ tạo nên sự khu biệt giữa Ninh Bình với các địa phương khác, văn hóa sẽ tạo nên dấu ấn “định vị thương hiệu địa phương”. Chính tài nguyên văn hóa độc đáo, đa dạng cho phép tỉnh có những bước đi tự tin, vững chắc trong việc định hình “thương hiệu” của Ninh Bình trên bản đồ du lịch quốc gia.

Đặc biệt trong thời gian gần đây tỉnh Ninh Bình đã có nhiều hành động cụ thể nhằm “khơi thông nguồn lực”, “đánh thức” tiềm năng các tài nguyên văn hóa của tỉnh, biến nó thành nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế du lịch. Hàng loạt hội thảo được tỉnh tổ chức: Hội thảo khoa học quốc tế bảo tồn và phát huy nghệ thuật hát Xẩm trong xã hội đương đại; Hội thảo khoa học “Nghề gốm cổ Ninh Bình, truyền thống và hiện đại”; Hội thảo khoa học quốc tế "Giải quyết mối quan hệ giữa phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội: Nhìn từ quản trị vùng và địa phương"... mục đích tìm kiếm sự “hiến kế” từ phía các nhà khoa học, các chuyên gia để khai thác các tài nguyên văn hóa phục vụ sự phát của Ninh Bình.

Bến thuyền Tràng An, Ninh Bình. Ảnh: Trường Huy
Bến thuyền Tràng An, Ninh Bình. Ảnh: Trường Huy

Nhiều chương trình, sản phẩm quảng bá cho văn hóa du lịch cũng được tỉnh Ninh Binh thực hiện như: Tuần du lịch "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" năm 2023, Liên hoan hát Xẩm Ninh Bình mở rộng năm 2023... Và đặc biệt, một trong những sự kiện văn hóa lớn được tỉnh Ninh Bình tổ chức thành công đó là: Festival Ninh Bình - Tràng An lần thứ II năm 2023 với chủ đề "sắc màu di sản hội tụ và lan tỏa"... Đây là những sự kiện có tính điểm nhấn khẳng định nét văn hóa đặc sắc, mang thương hiệu riêng của vùng đất Cố đô Hoa Lư. Chính các sản phẩm này đã và đang tạo nên dấu ấn “định vị thương hiệu địa phương” của Ninh Bình trên bản đồ văn hóa du lịch quốc gia, quốc tế.

Gần đây nhất, ông Phạm Quang Ngọc – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo Sở Du lịch nghiên cứu phối hợp Báo Lao Động tổ chức cuộc thi viết về những giá trị văn hóa du lịch trên địa bàn với kỳ vọng cuộc thi sẽ làm sâu sắc hơn, nổi bật hơn các giá trị văn hóa riêng có của tỉnh.

DIỆU ANH
TIN LIÊN QUAN

Để Ninh Bình trở thành đô thị Di sản thiên niên kỷ

Xuân Hùng |

Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã đề ra quyết tâm xây dựng Ninh Bình trở thành đô thị Di sản thiên niên kỷ và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035. Có thể nói, đây là mục tiêu phù hợp với tiềm năng của vùng đất Cố đô Hoa Lư và xu thế phát triển chung trên toàn thế giới.

Đề nghị xây dựng tượng đài Hoàng đế Quang Trung tại Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - UBND tỉnh vừa có văn bản giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để tham mưu cho UBND tỉnh về đề nghị xây dựng tượng đài Hoàng đế Quang Trung tại thành phố Tam Điệp.

Nhộn nhịp trên các công trình trọng điểm ở Ninh Bình ngày giáp Tết

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Mặc dù chỉ còn một ngày làm việc nữa là bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tuy nhiên, tại nhiều công trình trọng điểm trên địa bàn thành tỉnh Ninh Bình, tinh thần lao động của các công nhân ở đây vẫn rất tập trung, hàng trăm công nhân vẫn miệt mài lao động.

Tết vui trên những công trình Tấm lòng Vàng

PHONG LINH |

“Tôi tin năm nay sẽ là một mùa Tết vui của bà con miền Tây, ít nhất là đối với những hộ gia đình, người dân lưu thông qua chiếc cầu, con đường do Quỹ Xã hội từ thiện (XHTT) Tấm lòng Vàng Lao Động tài trợ” - bà Lê Thị Đẩu (thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) chia sẻ.

Tổng thống Putin muốn chấm dứt xung đột Ukraina

Ngọc Vân |

Nhà báo Mỹ Tucker Carlson cho biết Tổng thống Vladimir Putin muốn chấm dứt xung đột Ukraina, tin rằng nhà lãnh đạo Nga sẵn sàng tìm giải pháp ngoại giao.

Những lưu ý khi người dân trở lại Hà Nội làm việc sau Tết Nguyên đán

Quang Việt |

Dự báo, trong các ngày mùng 4-5 Tết Nguyên đán (ngày 13-14.2), đông đảo người dân và phương tiện giao thông sẽ quay trở lại thành phố bắt đầu làm việc, học tập.

Các nước BRICS nắm giữ 45 nghìn tỉ USD tài sản có thể đầu tư

Khánh Minh |

Số lượng triệu phú trong khối BRICS dự kiến sẽ tăng mạnh trong thập kỷ tới, với 45 nghìn tỉ USD có thể đầu tư.

Quảng Trị khơi thông điểm nghẽn ở cửa khẩu, góp phần tăng thu ngân sách

HƯNG THƠ |

Chính phủ đồng ý để Quảng Trị phối hợp với các đơn vị triển khai xây dựng hệ thống băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam cắt qua biên giới đã mở ra một hướng đi, kỳ vọng nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và thu ngân sách ở Cửa khẩu quốc tế La Lay.

Để Ninh Bình trở thành đô thị Di sản thiên niên kỷ

Xuân Hùng |

Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã đề ra quyết tâm xây dựng Ninh Bình trở thành đô thị Di sản thiên niên kỷ và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035. Có thể nói, đây là mục tiêu phù hợp với tiềm năng của vùng đất Cố đô Hoa Lư và xu thế phát triển chung trên toàn thế giới.

Đề nghị xây dựng tượng đài Hoàng đế Quang Trung tại Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - UBND tỉnh vừa có văn bản giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để tham mưu cho UBND tỉnh về đề nghị xây dựng tượng đài Hoàng đế Quang Trung tại thành phố Tam Điệp.

Nhộn nhịp trên các công trình trọng điểm ở Ninh Bình ngày giáp Tết

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Mặc dù chỉ còn một ngày làm việc nữa là bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tuy nhiên, tại nhiều công trình trọng điểm trên địa bàn thành tỉnh Ninh Bình, tinh thần lao động của các công nhân ở đây vẫn rất tập trung, hàng trăm công nhân vẫn miệt mài lao động.