Những điều miễn phí đặc biệt chỉ có ở Lễ hội Nguyễn Trung Trực

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Dù số lượng người dân đến Lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực rất đông, tuy nhiên, không ai phải lo lắng chuyện ăn cơm, uống nước, nhang đèn cúng lễ hay chỗ nghỉ tạm vì tất cả đều được bố trí chu đáo và hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người.

Lễ hội truyền thống kỷ niệm 154 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2022) hay còn được người dân khắp nơi quen gọi với cái tên thân thương là Lễ giỗ cụ Nguyễn, đây là nét đẹp văn hóa mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Năm 2019 (thời điểm không có dịch bệnh COVID-19) lễ hội tại Kiên Giang đón hơn 1 triệu lượt khách đến thắp hương, chiêm bái cụ Nguyễn. Năm nay, khi tình hình dịch cơ bản được kiểm soát ổn định bà con nhân dân khắp nơi đổ về càng đông hơn.

Có thể nói đây là một mô hình lễ hội độc đáo của khu vực mang tính cộng đồng rất cao, mọi người cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng hưởng thụ những thành quả lao động mà mình đã góp phần trong lễ hội và khi ốm đau được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí. Sau lễ giỗ, những sản vật dâng cúng của nhân dân đều được sử dụng để cứu tế cho dân nghèo, các bếp ăn từ thiện trong bệnh viện, các trung tâm bảo trợ xã hội.

Người dân tự nguyện đến làm các công việc phục vụ cho Lễ hội. Ảnh: N.A
Người dân tự nguyện đến làm các công việc phục vụ cho Lễ hội. Ảnh: N.A

Ông Nguyễn Phước Hoa, Phó ban Bảo vệ Di tích lịch sử văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực cho biết: “ Bà con đoàn kết cùng nhau tựu về làm 1 lễ giỗ như người trong gia đình, nét văn hóa này không phải ở đâu cũng còn lưu giữ được. Ai có gì góp đó, tất cả đều là người xa lạ nhưng tụ họp về như một gia đình để tổ chức lễ giỗ cụ Nguyễn được tươm tất, chu đáo”.

Để phục vụ được số lượng người dân đến viếng, trước đó hàng ngàn người dân khắp nơi trong và ngoài tỉnh đã đến TP Rạch Giá để tự nguyện làm công quả, phục vụ cho lễ hội. Ông Nguyễn Văn Thành, người dân đến từ An Giang cho biết: “Đoàn của tôi đã làm phục vụ tự nguyện cho lễ giỗ ông gần 20 năm nay. Năm nào chúng tôi cũng đến trước để chuẩn bị nấu nướng phục vụ bà con dự lễ đến qua lễ thì mới về. Tất cả đều từ lòng thành kính nên cho dù không quen biết thì vẫn cùng nhau làm tốt mọi công việc của lễ”.

Theo Ban Bảo vệ Di tích lịch sử văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực, bà con khắp nơi đã đóng góp cho lễ hội rất nhiều từ vật chất đến công sức, ai có gì góp đó. Ban cũng đã tiếp nhận hơn 500m3 củi, 65 tấn gạo, 2.000 chiếc võng phục vụ chỗ nghỉ cho bà con ngoài ra còn rất nhiều nhu yếu phẩm khác.

Khoảng 2000 chiếc võng được bố trí cho bà con đến dự lễ hội có chỗ nghỉ ngơi. Ảnh: N.A
Khoảng 2000 chiếc võng được bố trí cho bà con đến dự lễ hội có chỗ nghỉ ngơi. Ảnh: N.A

Dù khách đổ về rất đông nhưng mọi người đều tự ý thức phần việc của mình nên mọi công việc đều diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. Bà con đến lễ hội có cơm chay miễn phí để dùng, nước uống được phát tận tay, nhang đèn cúng cũng được chuẩn bị sẵn không phải tốn kém để mua.

Bà Trần Ngọc Mai, người dân đến từ Đồng Tháp cho biết: “Chúng tôi lặn lội xa xôi đến viếng ông, trước là thắp nén nhang cúng bái sau là cùng chung sức phục vụ cho lễ hội. Ở đây cơm nước miễn phí, ai đói thì cứ ăn xong rồi mình cùng vào làm phụ giúp lại phục vụ cho bà con khác đến lễ như người trong nhà với nhau vậy”.

Năm 1988, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực cấp quốc gia. Lễ hội đã có lịch sử hình thành hơn 100 năm, có sức ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân Kiên Giang và các tỉnh miền Tây.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Hàng ngàn người dân về Rạch Giá phục vụ Lễ hội Nguyễn Trung Trực

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Hiện tại chưa đến chính lễ nhưng hàng ngàn người dân từ khắp nơi đã tề tựu về TP Rạch Giá để tự nguyện làm công tác phục vụ cho Lễ hội Nguyễn Trung Trực.

Bảo đảm an toàn, thuận tiện nhất cho người dân đến Lễ hội Nguyễn Trung Trực

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Công tác chuẩn bị cho toàn bộ lễ hội đang được các tiểu ban, đơn vị liên quan tích cực triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch để người dân an tâm, thuận tiện nhất khi đến tham dự.

Nguyễn Trung Trực - Vị anh hùng sống mãi trong lòng dân

NGUYÊN ANH |

Lễ hội truyền thống kỷ niệm 152 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 - 2020) diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 đến ngày 14.10 (nhằm ngày 26 đến ngày 28.8 âm lịch) tại Di tích lịch sử - văn hóa Đình thần Nguyễn Trung Trực (Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang). Mỗi năm, có khoảng gần 2 triệu lượt người khắp nơi tề tựu về đây thắp một nén hương tỏ lòng thành kính với cụ Nguyễn.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Hàng ngàn người dân về Rạch Giá phục vụ Lễ hội Nguyễn Trung Trực

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Hiện tại chưa đến chính lễ nhưng hàng ngàn người dân từ khắp nơi đã tề tựu về TP Rạch Giá để tự nguyện làm công tác phục vụ cho Lễ hội Nguyễn Trung Trực.

Bảo đảm an toàn, thuận tiện nhất cho người dân đến Lễ hội Nguyễn Trung Trực

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Công tác chuẩn bị cho toàn bộ lễ hội đang được các tiểu ban, đơn vị liên quan tích cực triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch để người dân an tâm, thuận tiện nhất khi đến tham dự.

Nguyễn Trung Trực - Vị anh hùng sống mãi trong lòng dân

NGUYÊN ANH |

Lễ hội truyền thống kỷ niệm 152 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 - 2020) diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 đến ngày 14.10 (nhằm ngày 26 đến ngày 28.8 âm lịch) tại Di tích lịch sử - văn hóa Đình thần Nguyễn Trung Trực (Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang). Mỗi năm, có khoảng gần 2 triệu lượt người khắp nơi tề tựu về đây thắp một nén hương tỏ lòng thành kính với cụ Nguyễn.