Vắng phần Hội, Lễ hội Nguyễn Trung Trực vẫn thu hút người dân khắp nơi

NGUYÊN ANH |

Lễ hội truyền thống kỷ niệm 152 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 - 2020) diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12.10 đến ngày 14.10 (nhằm ngày 26.8 đến ngày 28.8 âm lịch) tại di tích lịch sử - văn hóa Đình thần Nguyễn Trung Trực (Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang).
Lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực là nét đẹp văn hóa truyền thống mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Thông qua các hoạt động tại Lễ hội nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội, giới thiệu, quảng bá các tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc trưng của Kiên Giang đến với du khách trong và ngoài tỉnh.
Lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực là nét đẹp văn hóa truyền thống mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Thông qua các hoạt động tại Lễ hội nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội, giới thiệu, quảng bá các tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc trưng của Kiên Giang đến với du khách trong và ngoài tỉnh.
Theo kế hoạch, Lễ hội có hai phần chính là phần Lễ và phần Hội. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định và bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho nhân dân và du khách, năm nay Ban Tổ chức thống nhất không tổ chức phần Hội. Du khách đến viếng đình được bố trí vào theo nhóm, tránh tập trung quá đông để đảm bảo an toàn phòng dịch. Trước cửa vào và các lối đi có 7 máy rửa tay tự động và các chai dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho mọi người.
Theo kế hoạch, Lễ hội có hai phần chính là phần Lễ và phần Hội. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định và bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho nhân dân và du khách, năm nay Ban Tổ chức thống nhất không tổ chức phần Hội. Du khách đến viếng đình được bố trí vào theo nhóm, tránh tập trung quá đông để đảm bảo an toàn phòng dịch. Trước cửa vào và các lối đi có 7 máy rửa tay tự động và các chai dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho mọi người.
Theo kế hoạch, Lễ hội có hai phần chính là phần Lễ và phần Hội. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định, năm nay Ban Tổ chức thống nhất không tổ chức phần Hội. Du khách đến viếng được bố trí vào theo nhóm, tránh tập trung quá đông để đảm bảo an toàn phòng dịch. Trước cửa vào và các lối đi có 7 máy rửa tay tự động và các chai dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho mọi người.
Bà con đến viếng với lòng thành kính, biết ơn vị anh hùng đã có công bảo vệ đất nước. Chị Trần Thị Hiền đến từ Cà Mau cho biết: “Cả gia đình tôi cùng đến lễ giỗ của ông, tấm lòng mình muốn tưởng nhớ công lao của ông dành cho dân cho nước nên không ngại đường sá xa xôi”.
Bà con đến viếng với lòng thành kính, biết ơn vị anh hùng đã có công bảo vệ đất nước. Chị Trần Thị Hiền đến từ Cà Mau cho biết: “Cả gia đình tôi cùng đến lễ giỗ của ông, tưởng nhớ công lao của ông dành cho dân cho nước nên không ngại đường sá xa xôi”.
Gần 10 năm làm phục vụ lễ, phụ trách trang trí hoa cho lễ hội, Ông Nguyễn Thanh Nhàn, đến từ An Giang tâm sự: “Bà con đến đây không phải để vui chơi mà đến để bày tỏ lòng thành của mình với Cụ Nguyễn. Năm nay không tổ chức phần Hội nhưng bà con vẫn giữ tấm lòng của mình, tổ chức lễ giỗ ấm cúng, trang nghiêm tưởng nhớ ông”.
Gần 10 năm làm phục vụ lễ, phụ trách trang trí hoa cho lễ hội, ông Nguyễn Thanh Nhàn, đến từ An Giang tâm sự: “Bà con đến đây không phải để vui chơi mà đến để bày tỏ lòng thành của mình với Cụ Nguyễn. Năm nay không tổ chức phần Hội nhưng bà con vẫn giữ tấm lòng của mình, tổ chức lễ giỗ ấm cúng, trang nghiêm tưởng nhớ ông”.
Năm 1988, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực cấp quốc gia. Ông Lê Văn Tiến (ngụ tỉnh Kiên Giang) người đã có 25 năm làm phục vụ cho lễ hội và thuộc ban nghi lễ cho biết: “Chúng tôi cũng muốn đóng góp 1 phần cùng địa phương tổ chức lễ hội tươm tất cho bà con đến dâng hương. Làm sao có nghi thức nghiêm trang giữ được nét văn hóa truyền thống để con cháu sau này học tập nghi thức cúng tế đặc sắc, thiêng liêng mà ông cha truyền lại”.
Năm 1988, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực cấp quốc gia. Ông Lê Văn Tiến (ngụ tỉnh Kiên Giang) người đã có 25 năm phục vụ cho lễ hội và thuộc ban nghi lễ cho biết: “Chúng tôi cũng muốn đóng góp 1 phần cùng địa phương tổ chức lễ hội tươm tất cho bà con đến dâng hương. Làm sao có nghi thức nghiêm trang giữ được nét văn hóa truyền thống để con cháu sau này học tập nghi thức cúng tế đặc sắc, thiêng liêng mà ông cha truyền lại”.
Lễ hội Nguyễn Trung Trực là một mô hình lễ hội độc đáo của khu vực mang tính cộng đồng rất cao, mọi người cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng hưởng thụ những thành quả lao động mà mình đã góp phần trong lễ hội và khi ốm đau được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, bố trí chỗ nghỉ miễn phí. Đặc biệt là sau lễ giỗ, những sản vật dâng cúng của nhân dân đều được sử dụng để cứu tế cho dân nghèo, các bếp ăn từ thiện trong bệnh viện, các trung tâm bảo trợ xã hội…
Lễ hội Nguyễn Trung Trực là một mô hình lễ hội độc đáo của khu vực mang tính cộng đồng rất cao, mọi người cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng hưởng thụ những thành quả lao động mà mình đã góp phần trong lễ hội và khi ốm đau được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, bố trí chỗ nghỉ miễn phí. Đặc biệt là sau lễ giỗ, những sản vật dâng cúng của nhân dân đều được sử dụng để cứu tế cho dân nghèo, các bếp ăn từ thiện trong bệnh viện, các trung tâm bảo trợ xã hội…
Ông Nguyễn Phước Hoa, Phó ban Bảo vệ Di tích lịch sử văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực cho biết: “Lễ hội này có tính dân tộc rất cao, là nét đặc trưng của người dân Nam bộ. Bà con đoàn kết cùng nhau tựu về làm 1 lễ giỗ như người trong gia đình, nét văn hóa này không phải ở đâu cũng còn lưu giữ được”.
Ông Nguyễn Phước Hoa, Phó ban Bảo vệ Di tích lịch sử văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực cho biết: “ Bà con đoàn kết cùng nhau tựu về làm 1 lễ giỗ như người trong gia đình, nét văn hóa này không phải ở đâu cũng còn lưu giữ được”. Ảnh: Người dân khắp nơi cùng gia đình đến viếng Cụ Nguyễn.
Trên vàm Nhựt Tảo, trưa 10.12.1861, Nguyễn Trung Trực cùng 59 nghĩa quân đã dùng mưu kế đánh úp chiến hạm L’Espérance, tiêu diệt hàng chục sĩ quan, binh lính Pháp cùng lính Ma Ní, lính tập và đốt cháy tan tành “pháo đài nổi” bọc đồng, được trang bị vũ khí hiện đại mang lại chiến thắng vang dội cho quân và dân ta.  “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa  Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần… ”  2 câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt đã biểu đạt cho tấm lòng thành kính, tri ân của người dân với người anh hùng dân tộc đã hi sinh vì nước.
Trên vàm Nhựt Tảo, trưa 10.12.1861, Nguyễn Trung Trực cùng 59 nghĩa quân đã dùng mưu kế đánh úp chiến hạm L’Espérance, tiêu diệt hàng chục sĩ quan, binh lính Pháp cùng lính Ma Ní, lính tập và đốt cháy tan tành “pháo đài nổi” bọc đồng, được trang bị vũ khí hiện đại mang lại chiến thắng vang dội cho quân và dân ta. “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần…" 2 câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt đã biểu đạt cho tấm lòng thành kính, tri ân của người dân với người anh hùng dân tộc đã hi sinh vì nước.
“Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói bất hủ của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã in sâu vào tâm trí của bao thế hệ hôm nay. Lễ giỗ cụ Nguyễn là sự hòa quyện hài hòa giữa phần lễ trang nghiêm, phần hội đặc sắc và tấm lòng tri ân đáng quý của nhân dân. Chính sự kết tinh ấy đã giúp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, giáo dục tinh thần yêu nước, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm cho các thế hệ người Việt Nam.
“Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói bất hủ của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã in sâu vào tâm trí của bao thế hệ hôm nay. Lễ giỗ cụ Nguyễn là sự hòa quyện hài hòa giữa phần lễ trang nghiêm, phần hội đặc sắc và tấm lòng tri ân đáng quý của nhân dân. Chính sự kết tinh ấy đã giúp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, giáo dục tinh thần yêu nước, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm cho các thế hệ người Việt Nam.
NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Lễ hội Nguyễn Trung Trực năm 2020 sẽ không tổ chức phần "hội"

NGUYÊN ANH |

Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên tỉnh Kiên Giang quyết định chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội tại Lễ hội Nguyễn Trung Trực năm 2020.

Bạt ngàn ngựa giấy, vàng mã tại lễ hội đền Đồng Bằng - Thái Bình

Thảo Anh - Phùng Minh |

Tại lễ hội truyền thống đền Đồng Bằng (Thái Bình), bạt ngàn ngựa giấy, các mâm vàng mã được dâng làm lễ và hóa vàng ngay tại đền.

Thâu đêm dọn rác thải gấp 10 ngày thường tại Hàng Mã sau lễ hội Trung thu

Minh Thành |

Hàng vạn lượt khách tới tham quan tại con phố Hàng Mã vào đêm Trung thu, lượng rác thải để lại sau cuộc dạo chơi của dòng người là lượng rác khổng lồ. Công nhân vệ sinh môi trường thức trắng đêm, cật lực dọn dẹp.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Lễ hội Nguyễn Trung Trực năm 2020 sẽ không tổ chức phần "hội"

NGUYÊN ANH |

Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên tỉnh Kiên Giang quyết định chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội tại Lễ hội Nguyễn Trung Trực năm 2020.

Bạt ngàn ngựa giấy, vàng mã tại lễ hội đền Đồng Bằng - Thái Bình

Thảo Anh - Phùng Minh |

Tại lễ hội truyền thống đền Đồng Bằng (Thái Bình), bạt ngàn ngựa giấy, các mâm vàng mã được dâng làm lễ và hóa vàng ngay tại đền.

Thâu đêm dọn rác thải gấp 10 ngày thường tại Hàng Mã sau lễ hội Trung thu

Minh Thành |

Hàng vạn lượt khách tới tham quan tại con phố Hàng Mã vào đêm Trung thu, lượng rác thải để lại sau cuộc dạo chơi của dòng người là lượng rác khổng lồ. Công nhân vệ sinh môi trường thức trắng đêm, cật lực dọn dẹp.