Ngọn lửa tuồng của ông "thầy già" Trần Đình Sanh

Trần Thi |

Già trong tuổi nghề, già trong đời sống nghệ thuật, nhưng NSND Trần Đình Sanh luôn mang ngọn lửa rực cháy với nghệ thuật tuồng và mong ước trao truyền nó lại cho lớp trẻ.

Cơ duyên bén nghề

NSND Trần Đình Sanh, nguyên Giám đốc Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, là một người con xứ Quảng. Ông sinh ra ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, vốn là vùng đất nuôi dưỡng nghệ thuật tuồng trong những năm đất nước kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

NSND Trần Đình Sanh. Ảnh: Trần Thi
NSND Trần Đình Sanh. Ảnh: Trần Thi

Đó còn là đất dụng võ của nghệ sĩ hát bội lão thành Hoàng Châu Ký và nhiều nghệ sĩ thời danh trong dân gian lúc ấy.

Và Trần Đình Sanh may mắn lớn lên trong cái nôi nghệ thuật tuồng quê nhà. Tuồng đã "ám" vào, định đoạt sự nghiệp cho ông trong những ngày quê hương kháng chiến chống Mỹ.

“Cái gì khi khởi đầu cũng đầy trăn trở và chật vật. Lúc đầu chỉ nghĩ, đó là một công việc để góp sức mình cho công cuộc kháng chiến, thế rồi cứ như sự đặt để; tự lúc nào tuồng ngấm vào trong từng mạch máu, thớ thịt của tôi, tự nhiên như hơi thở. Và nghiệp hát theo tôi từ thuở ấy”, ông Sanh chia sẻ.

Ba năm trên chiến trường, ông Sanh tiếp xúc với tuồng qua những buổi học vội bên cánh rừng. Nhận thấy năng khiếu và thiên hướng nghệ thuật của ông, 5 năm trước ngày đất nước thống nhất, tổ chức đã gửi ông ra Hà Nội, để tiếp tục học chuyên sâu ở Trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam. Đây chính là cột mốc định hình được phong cách và đam mê của nghệ sĩ nghệ thuật tuồng Trần Đình Sanh.

Chặng hành trình 50 năm ông Sanh nhiều đêm nằm gác tay lên trán, trăn trở về nghề. Lặng một lúc, người nghệ sĩ già chậm rãi kể cho chúng tôi về sự thăng trầm của nghệ thuật tuồng; về những biến cố gia đình thời chiến.

“Ban ngày đi tiếp xúc với công việc hoặc đi biểu diễn thì không sao. Nhưng mà khi công việc xong xuôi rồi, bắc cái võng ở giữa nhà, khi đó thì chỉ có một mình đối diện với chính mình, nó cay đắng lắm”, ông Sanh nhớ lại.

Bén duyên với nghệ thuật sân khấu tuồng từ thuở đôi mươi và niềm đam mê ấy của NSND Trần Đình Sanh còn được nuôi dưỡng bằng tình yêu với quê hương đất nước, với dân tộc Việt Nam.

Đối với người nghệ sĩ Trần Đình Sanh, tuồng không chỉ là một bộ môn nghệ thuật mà nó còn gắn liền với những kỷ niệm về người đồng đội, người thân, những mất mát hy sinh vì nghĩa lớn. Dần dần tuồng như đã sống và trở thành một phần của người nghệ sĩ Trần Đình Sanh.

Linh hồn của người thầy “già”

Nhiều năm qua, NSND Trần Đình Sanh chăm chú với sự nghiệp dìu dắt, đào tạo thế hệ trẻ cho bộ môn nghệ thuật truyền thống- tuồng. Cách biệt nhau về lứa tuổi, lối sống nhưng ông vẫn luôn tận tụy, thậm chí đôi lúc “hoang mang” khi làm việc với các diễn viên trẻ.

“Với các bạn là diễn viên trẻ thì không phải tất cả các bạn đều làm được, nhưng sẽ có những bạn vượt trội hơn và mình phải chăm nom sự vượt trội ấy, tuy nhiên cũng không bỏ lơ những bạn còn lại”, ông nói.

Một tiết mục tuồng của Nhà hát Tuồn Nguyễn Hiển Dĩnh. Ảnh: Trần Thi
Một tiết mục tuồng của Nhà hát Tuồn Nguyễn Hiển Dĩnh. Ảnh: Trần Thi

Theo NSND Trần Đình Sanh, với các diễn viên trẻ trong cuộc sống hiện đại như bây giờ, tuồng có thể không là lựa chọn đầu tiên của các bạn. Dù lối sống khác nhau, thời đại có nhiều thay đổi thì ông vẫn luôn cố gắng truyền lại hết những điều mình có cho các bạn trẻ trên lớp học. Còn thực tại các bạn có nhiều vấn đề khách quan làm cho những điều dạy của thầy chưa được thấu hiểu hết.

Tuy vậy, ông vẫn có chút băn khoăn và gần như không có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi của chúng tôi: Rằng “ông có cảm thấy tự hào hay yên tâm phần nào với tương lai của nghệ thuật tuồng khi làm việc với các bạn trẻ trong thời gian vừa qua?".

Là một nghệ sĩ hơn 50 năm gắn bó với nghề, ông Sanh có chút yên tâm vì có nhiều bạn đã và đang say mê, yêu bộ môn nghệ thuật tuồng. Nhưng ông vẫn không thôi trăn trở, lo lắng những người trẻ bây giờ sẽ không có điều kiện, cơ hội, không đủ đam mê để theo đuổi và gắn bó dài lâu với nghề.

Ông cũng nhiều lần trò truyện với lãnh đạo nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh mong muốn tạo được các vở diễn trao cơ hội nhiều hơn đến với các diễn viên trẻ. Bởi không thể nào yêu nghề mà chỉ tập luyện sau cánh màn mãi.

"Để làm được điều này, tôi thường xuyên trao đổi với các nghệ sĩ ở độ tuổi trung niên, cùng hỗ trợ để lớp trẻ có được những vở diễn trên sân khấu", ông Sanh cho hay.

NSND Trần Đình Sanh cho chúng tôi một góc nhìn mới và sâu sắc hơn về hai chữ tâm và tầm. Đối với ông, để có thể được gọi là một người thầy có tâm và có tầm thì mọi người thầy đều phải phấn đấu. Ông cho rằng một người thầy trước hết phải có sức hút và có sức hút rồi thì mới lan tỏa được.

Cũng như trong tuồng, để các bạn biết và yêu thích nó thì trước tiên mỗi người thầy phải có sự thu hút nhất định, thu hút trong cả nghề lẫn đời và sau đó là trở thành một người truyền tải những gì mình có để không bị mai một đi những điều cần được giữ gìn.

Gắn kết với tuồng cả một đời người, nhưng NSND Trần Đình Sanh vẫn chưa muốn nghỉ ngơi mà vẫn miệt mài "phục vụ" khán giả, đặc biệt là đội ngũ diễn viên và nghệ sĩ trẻ như thuở còn đôi mươi.

Bởi nghệ thuật tuồng, với ông, hình như không chỉ là nghề, là nghiệp nữa, mà nó đã nghiễm nhiên trở thành một phần hồn là linh hồn trong con người ông.

Trần Thi
TIN LIÊN QUAN

Nữ sinh mang Tuồng và Hầu đồng lên sân khấu trở thành Hoa khôi Ngoại giao 2023

Chí Long |

Nổi bật với nhan sắc xinh đẹp cùng hai phần thi tài năng Tuồng và Diễn xướng Hầu đồng, Đoàn Thị Xuân Linh đã xuất sắc vượt qua các đối thủ nặng ký để giành ngôi vị Hoa khôi Ngoại giao 2023.

Câu chuyện tình yêu giữa fan và thần tượng của 2 nghệ sĩ tuồng

Thamh Hương |

“Khách sạn 5 sao" đón chào khách mời là hai nghệ sĩ tuồng là cặp vợ chồng NSƯT Lộc Huyền - Mạnh Linh sẽ phát sóng vào 12h ngày 2.4 trên kênh VTV3.

"Tôi hát tuồng, chèo ở Táo Quân để gợi nhắc về sân khấu cổ truyền"

Hiền Hương (thực hiện) |

NSND Tự Long sinh năm 1973, hiện anh giữ chức Phó giám đốc nhà hát chèo Quân Đội. NSND Tự Long được biết đến nhiều nhất với những vai Táo trong chương trình Táo Quân. NSND Tự Long thừa nhận, dù gắn bó với chèo lâu năm, nhưng thương hiệu cá nhân anh có được lại nhờ từ truyền hình. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với NSND Tự Long về hiện trạng ngày càng mai một của sân khấu chèo.

Cảnh "bên đời hiu quạnh" của tuồng Huế

Hoàng Văn Minh |

Dù đã rất nỗ lực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị trong nhiều năm qua, nhưng Tuồng Cung đình Huế - quốc kịch một thời vẫn trong cảnh âm vọng của ngàn xưa do không thể tìm lại khán giả.

Rước mặt nạ tuồng trên đường phố

Bài và ảnh Song Hùng |

Trong khuôn khổ tuần lễ Festival Huế 2022, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa phối hợp với Trung tâm Festival Huế tổ chức chương trình “Ngàn xưa âm vọng” - lễ rước mặt nạ tuồng. Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, diễn viên mang đến một lễ hội đường phố vui tươi và những trải nghiệm thú vị về tuồng cổ cho người dân và du khách.

Huế: Tôn vinh di sản Tuồng Huế bằng lễ hội đường phố

Tường Minh |

Huế - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức chương trình "Ngàn xưa âm vọng" dưới hình thức lễ hội đường phố để tôn vinh di sản Tuồng Huế nhân dịp Festival Huế 2022

Giá rửa xe tăng gấp 5 lần, người dân vẫn xếp hàng chờ cả tiếng

Nhóm PV |

Hà Nội - Chiều 30 Tết, nhu cầu "làm đẹp" cho các phương tiện của người dân vẫn không hạ nhiệt, thậm chí, nhiều cửa hàng tăng giá lên gấp 5 lần vẫn kín người xếp hàng chờ rửa xe.

Pháo tự chế phát nổ tại nhà, 2 học sinh thương vong chiều 30 Tết

Hoàng Bin |

Trong khi đang tự chế tạo, thì pháo phát nổ khiến 2 học sinh tại Quảng Nam bị thương nặng, trong đó 1 em tử vong trên đường đi cấp cứu.

Nữ sinh mang Tuồng và Hầu đồng lên sân khấu trở thành Hoa khôi Ngoại giao 2023

Chí Long |

Nổi bật với nhan sắc xinh đẹp cùng hai phần thi tài năng Tuồng và Diễn xướng Hầu đồng, Đoàn Thị Xuân Linh đã xuất sắc vượt qua các đối thủ nặng ký để giành ngôi vị Hoa khôi Ngoại giao 2023.

Câu chuyện tình yêu giữa fan và thần tượng của 2 nghệ sĩ tuồng

Thamh Hương |

“Khách sạn 5 sao" đón chào khách mời là hai nghệ sĩ tuồng là cặp vợ chồng NSƯT Lộc Huyền - Mạnh Linh sẽ phát sóng vào 12h ngày 2.4 trên kênh VTV3.

"Tôi hát tuồng, chèo ở Táo Quân để gợi nhắc về sân khấu cổ truyền"

Hiền Hương (thực hiện) |

NSND Tự Long sinh năm 1973, hiện anh giữ chức Phó giám đốc nhà hát chèo Quân Đội. NSND Tự Long được biết đến nhiều nhất với những vai Táo trong chương trình Táo Quân. NSND Tự Long thừa nhận, dù gắn bó với chèo lâu năm, nhưng thương hiệu cá nhân anh có được lại nhờ từ truyền hình. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với NSND Tự Long về hiện trạng ngày càng mai một của sân khấu chèo.

Cảnh "bên đời hiu quạnh" của tuồng Huế

Hoàng Văn Minh |

Dù đã rất nỗ lực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị trong nhiều năm qua, nhưng Tuồng Cung đình Huế - quốc kịch một thời vẫn trong cảnh âm vọng của ngàn xưa do không thể tìm lại khán giả.

Rước mặt nạ tuồng trên đường phố

Bài và ảnh Song Hùng |

Trong khuôn khổ tuần lễ Festival Huế 2022, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa phối hợp với Trung tâm Festival Huế tổ chức chương trình “Ngàn xưa âm vọng” - lễ rước mặt nạ tuồng. Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, diễn viên mang đến một lễ hội đường phố vui tươi và những trải nghiệm thú vị về tuồng cổ cho người dân và du khách.

Huế: Tôn vinh di sản Tuồng Huế bằng lễ hội đường phố

Tường Minh |

Huế - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức chương trình "Ngàn xưa âm vọng" dưới hình thức lễ hội đường phố để tôn vinh di sản Tuồng Huế nhân dịp Festival Huế 2022