“Nạn sáng tác na ná thơ đã khiến công chúng quay lưng với thơ”

Lục Tùng (th) |

Nhà thơ Hữu Nhân - Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam - cho rằng, chính những sáng tác na ná thơ đã khiến công chúng quay lưng với thơ...

* Có ý kiến cho rằng, anh không chỉ thích làm thơ, mà đam mê... thơ đến kỳ lạ?

- Nhà thơ Hữu Nhân: Tôi từng có một bài thơ dài in trong tập "Gọi thơ" - tập thơ đạt giải A giải thưởng Nguyễn Quang Diêu của tỉnh Đồng Tháp lần III năm 2015 với nhan đề “Gọi thơ”. Quan niệm của tôi trong bài thơ lấy làm tựa đề chung là: Thơ không viết cho người và cho đời thì chưa hẳn đã là thơ.

Với tôi, thơ viết ra để giải tỏa cảm xúc của cá nhân chỉ là một phần. Phần còn lại là dành trả ơn cho cuộc đời bằng một ý niệm đơn giản: Ai đó đọc được thơ mình dù vô tình hay hữu ý đều cảm thấy cuộc đời này vẫn còn có chút gì đáng tin, đáng yêu, đáng hy vọng.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong gặp gỡ nhà thơ Hữu Nhân (trái). Ảnh: LT
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong gặp gỡ nhà thơ Hữu Nhân (trái). Ảnh: LT

* Phải chăng anh xem điều đó là “thiên chức” của nhà thơ?

- Tôi thích một câu nói của Gogol - một nhà văn cổ điển Nga - như sau: “Có những thời đại, nếu không chỉ ra tận cùng toàn bộ cái xấu xa, đê tiện của cuộc sống hiện tại thì ta sẽ không có cách nào để hướng xã hội tới cái đẹp. Đó là thiên chức của thơ ca. Còn chuyện mang thơ đến với công chúng, tôi nghĩ đó là bổn phận và là trách nhiệm của một người làm thơ và yêu mến thơ ca.

* Làm nhiều thơ, được nhiều giải thưởng về thơ, đặc biệt là 2 lần liên tiếp đạt Giải A Giải thưởng Nguyễn Quang Diêu tỉnh Đồng Tháp tổ chức 5 năm/lần và là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, nhưng hỏi thật, ông có sống được bằng thơ?

- Được chứ! Tôi sống bằng thơ nhiều năm nay mà. Thơ ca đang nuôi dưỡng tâm hồn tôi từng ngày, từng giờ.

* Theo ông, vì sao hiện nay, nhiều người viết thơ phải dựa vào nghề tay trái để sống và để nuôi lại thơ, có phải do công chúng quay lưng với thơ, hay vì lý do nào khác?

- Thơ hôm qua, thơ hôm nay và thơ mãi mãi sau này vẫn cần cho cuộc đời. Tôi và nhiều người yêu thơ hoàn toàn tin vào điều này. Còn nhiều người làm thơ phải dựa vào nghề tay trái để nuôi thơ cũng chưa hẳn đã chính xác mà nuôi cái thể xác mong manh nhưng đôi khi phải mang một tâm hồn thơ quá nặng. Vật chất quyết định cho ý thức mà. Thơ ca cũng là ý thức - ý thức phản tỉnh về con người và cuộc đời nên cần phải nuôi dưỡng nó.

Nhà thơ Hữu Nhân trao đổi với sinh viên Đại học Đồng Tháp tại Câu lạc bộ đọc sách của nhà trường. Ảnh: LT
Nhà thơ Hữu Nhân trao đổi với sinh viên Đại học Đồng Tháp tại Câu lạc bộ đọc sách của nhà trường. Ảnh: LT

*Trong sáng tác, ông sợ điều gì, phải chăng là sự quay lưng với thơ của công chúng, hay là điều gì nữa?

- Công chúng không bao giờ hờ hững hay chán ghét thơ ca. Nhưng cuộc sống thì không chỉ có thơ ca là đủ. Đời sống tinh thần của một cá nhân hay cả xã hội đòi hỏi nhiều thứ khác mà thơ ca không thể đáp ứng được hết. Nếu một người làm thơ luôn đau đáu rằng, tập thơ này của mình hướng đến điều gì, đem lại giá trị cốt lõi gì cho đời sống tinh thần của con người thì chắc hẳn những bài thơ của mình sẽ được công chúng đón nhận.

Tất nhiên là ai yêu thơ ca sẽ đón nhận thơ ca. Chỉ sợ một điều là nhiều người đang ngộ nhận mình là nhà thơ và viết ra những thứ na ná thơ. Thế thì hỏi sao, thơ ca lại không được công chúng tiếp nhận!

Tập thơ Tôi, em và sen của Hữu Nhân đạt Giải A Giải thưởng Nguyễn Quang Diêu lần thứ 4. Ảnh: LT
Tập thơ Tôi, em và sen của Hữu Nhân đạt Giải A Giải thưởng Nguyễn Quang Diêu lần thứ 4. Ảnh: LT

* Được biết, ông cũng là một trong những người sáng lập ra mô hình “Hội quán văn nghệ”, trong đó có hoạt động thơ. Qua thời gian, hoạt động thơ trong Hội quán đã gợi mở gì so với trước đó và ông có kỳ vọng mô hình nào để người làm thơ, thực sự sống được từ thơ?

- Một cuộc thi thơ phổ nhạc với hàng trăm bài thơ của các tác giả Đồng Tháp vừa diễn ra với hơn 160 ca khúc của các nhạc sĩ chuyên và không chuyên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và TP.Hồ Chí Minh gửi về tham dự. Đó là cách tích cực, tôi nghĩ, có thể giới thiệu, quảng bá thơ lan tỏa rộng hơn.

Tuy nhiên, để nói về mô hình cho người làm thơ sống được từ thơ, với tôi đó là “một câu hỏi lớn không lời đáp” trong lúc này, khi mà mọi cơ chế, chính sách dành cho thơ ca nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung chưa triển khai một cách đồng bộ và chặt chẽ.

Xin cám ơn ông!

Lục Tùng (th)
TIN LIÊN QUAN

Phổ nhạc bài thơ "Huynh ơi" của Hoài Linh viết tặng cố nghệ sĩ Chí Tài

DI PY |

Bài thơ "Huynh ơi" danh hài Hoài Linh viết cho cố nghệ sĩ Chí Tài đã được nhạc sĩ Tô Hiếu phổ nhạc thành ca khúc "Xin anh giữ nụ cười".

Giữa COVID-19, đọc thơ và được vui...

Thùy Ân (thực hiện) |

“Tiếng Việt của các bà các cô ở nông thôn chính là điều tôi ngưỡng mộ và học hỏi...” - đó là nhận định của nghệ sĩ Như Huy khi trả lời phỏng vấn Lao Động Cuối tuần.

Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm “Về nơi lưu dấu tuổi thơ Người”

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển lãm với chủ đề “Về nơi lưu dấu tuổi thơ Người”.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Phổ nhạc bài thơ "Huynh ơi" của Hoài Linh viết tặng cố nghệ sĩ Chí Tài

DI PY |

Bài thơ "Huynh ơi" danh hài Hoài Linh viết cho cố nghệ sĩ Chí Tài đã được nhạc sĩ Tô Hiếu phổ nhạc thành ca khúc "Xin anh giữ nụ cười".

Giữa COVID-19, đọc thơ và được vui...

Thùy Ân (thực hiện) |

“Tiếng Việt của các bà các cô ở nông thôn chính là điều tôi ngưỡng mộ và học hỏi...” - đó là nhận định của nghệ sĩ Như Huy khi trả lời phỏng vấn Lao Động Cuối tuần.

Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm “Về nơi lưu dấu tuổi thơ Người”

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển lãm với chủ đề “Về nơi lưu dấu tuổi thơ Người”.