Giữa COVID-19, đọc thơ và được vui...

Thùy Ân (thực hiện) |

“Tiếng Việt của các bà các cô ở nông thôn chính là điều tôi ngưỡng mộ và học hỏi...” - đó là nhận định của nghệ sĩ Như Huy khi trả lời phỏng vấn Lao Động Cuối tuần.

Giữa những ngày dịch COVID-19 căng thẳng thế này, ông tung ra tập thơ 32 bài, là để làm gì?

- Sau tập thơ đầu tiên, “Những Câu Phức”, NXB Hội Nhà Văn, Công ty Bách Việt, in cách đây 13 năm - năm 2008, đây là tập thơ thứ hai của tôi. Thật ra Nhã Nam mua bản quyền tập thơ của tôi từ năm kia, nhưng vì nhiều lý do, năm nay họ mới xuất bản.

Nói thế để thấy, việc xuất bản là việc của nhà xuất bản. Thi sĩ chỉ biết làm thơ. Thi sĩ thì suy tư bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ cộng với suy tư thì thành thơ vào lúc cả hai thứ này kết hợp được với nhau để trở thành các sự vỡ lẽ cho người đọc. Vào lúc người đọc nhận ra, “à, hoá ra lại là thế này”, hoặc “ồ, đúng là vậy mà trước khi đọc bài thơ này mình lại không biết là vậy” - thì lúc đó thơ xuất hiện. Như thế, ngôn ngữ thơ không bao giờ là điều gì xa lạ từ trên trời rơi xuống mà nó chính là các suy tư của thi sĩ và các suy tư này đều có chất liệu từ đời sống hằng ngày. Tập thơ này của tôi hoàn toàn là các câu chuyện nhỏ bé từ đời sống hàng ngày được suy tư để thành thơ.

Thơ, suy cho cùng, theo ông để làm gì? Thơ phải mang vác một sứ mệnh nào hơn khi xuất hiện giữa những ngày bình thường (như trước kia vẫn là) và giờ “bình thường mới” - sứ mệnh mua vui/ an ủi/ giáo huấn... cho chính mình/ mọi người?

- Thật ra có nhiều người ở Việt Nam ta coi thơ không liên quan gì đến luân lý. Với họ, thơ và luân lý ở hai cực đối nghịch. Cách quan niệm về thơ nói riêng hay văn chương nói chung này là dưới sự ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn, sau này là chủ nghĩa hiện đại. Thơ với những người này hoặc là điều gì có tính cách tân về mặt cơ cấu ngôn ngữ, hoặc là điều gì có tính huỷ giải mọi quy chuẩn thuộc status quo (hiện trạng). Tôi cho rằng đây là một quan niệm chưa thấu đáo.

Cần phải thấy rõ ràng, mọi thi sĩ lớn, nhà văn lớn, đều là các nhà đạo đức lớn. Dostoievsky chính là một nhà đạo đức lớn, Szymborska cũng vậy. Nguyễn Du là một nhà đạo đức lớn và Bùi Giáng hay Trần Dần cũng vậy. Ai dám bảo tác phẩm “Kiều”, hay riêng bài thơ “Tình yêu” của Trần Dần, là những câu thơ vô đạo đức? Chính ở đây, ta cần nói tới tính “giáo huấn” của thi ca. Thi ca chắc chắn là có giáo huấn. Tuy nhiên, thi ca đích thực không phải là các bài “giáo huấn ca”, tính giáo huấn của thi ca nằm nơi khả năng làm người đọc vỡ lẽ.

Một bài thơ có vần minh hoạ một lẽ thường, dù rất khéo xảo, thì chỉ là một giáo huấn ca, bởi người đọc đã biết cái lẽ thường đó từ trước. Một bài thơ, dù có vần hay không vần, song có khả năng khiến người đọc đọc xong vỡ lẽ ra một chân lý (nhỏ bé thôi và đó có thể là chân lý về bản thân ngôn ngữ) mà trước khi đọc bài thơ đó họ không hề biết, thì đó chính là một bài thơ đích thực.

Ở đây, “mua vui” là một chữ rất hay. Nguyễn Du đã dùng nó cách đây hàng trăm năm. Ta cần phải hiểu “vui” ở đây không phải là điều gì chỉ có tính giải trí. “Vui” ở đây, chính là niềm vui của chân lý, của sự vỡ lẽ, và do đó của mỹ học.

“Thơ của mình: ấy vợ người ta” (từ bài Thơ chán là gì và vì sao của Như Huy ) - một sự thấy, như vẫn lưu truyền trong dân gian, theo tôi là khôi hài, khiến nhiều người miệng có thể phê bình vậy, nhưng có khi trong bụng âm thầm cho là đúng; nên ông phải chia sẻ?

- Triết gia Agamben, mượn ý của Nietzsche, bảo, người thực sự đương đại, luôn là kẻ lạc thời, bởi hắn không chìm vào thời đại của hắn mà hắn có thể đứng ra ngoài thời đại để nhìn vào thời đại ấy. Agamben cho rằng mọi kẻ thức thời, mọi kẻ có thể lắp vừa khít thời đại mà họ sống đều không phải con người đương đại. Một trong những đặc điểm của kẻ có thể đứng ra ngoài, dù là thời đại, hay là tính huống, đó là “khiếu hài hước”. Tất cả những ai chìm vào tình huống và bị tình huống chi phối, thì cảm thức lớn lao chi phối họ, chỉ là hoặc hoảng sợ, hoặc tự hào. Khiếu hài hước và nụ cười là đặc quyền của những người có thể đứng được ra ngoài tình huống, và quan sát được chân lý.

Bìa tập thơ. Ảnh: NVCC
Bìa tập thơ. Ảnh: NVCC

Với tôi, vua hề Charlie Chaplin là thiên tài theo nghĩa này; Jim Carey, hay thậm chí Châu Tinh Trì cũng là các thiên tài ở mức độ thấp hơn theo nghĩa này. Có bạn đọc đọc thơ tôi xong bảo, “đây là một thứ thơ, vừa đúng, vừa buồn cười, vừa đẹp”. Hai yếu tố đẹp và đúng tôi chưa dám nói, nhưng yếu tố buồn cười thì tôi công nhận. Với thi ca của mình, tôi cố gắng học theo họ. Tôi muốn là một chú hề trong thi ca - hiểu theo nghĩa kẻ có thể đứng ra được ngoài tình huống, và cười.

Đưa thơ mình lên FB, rồi đưa in thành tập giấy, có sự khác nhau nào? Ông có hình dung ra khuôn mặt/ thái độ của những người đọc thơ mình? Rồi âm thầm mong, ít ra thơ mình cũng có thể “biến cải” tư duy người đọc được?

- Theo tôi đọc tập thơ bằng giấy rất khác. Trước hết ở tính sẵn dụng. Tôi có đề nghị nhà xuất bản in thơ theo khổ nhỏ, có thể bỏ vừa túi. Như vậy, người đọc có thể đọc thơ thơ tôi lúc ngồi coffee, lúc ngồi taxi, thậm chí trong nhà vệ sinh. Ý định của tôi, có lẽ xuất phát từ sự tự tin của tôi, đó là, thơ của tôi có tính thực tế rất cao. Thực tế ở đây hiểu theo nghĩa, người đọc luôn sẽ tìm ra điều gì đó cụ thể trong thơ của tôi. Nói thế nào nhỉ, hãy cứ coi tập thơ này như một tập truyện cười. Vậy thôi. Ai mà chả cần một chút khôi hài để chịu đựng các sự thô lỗ của đời sống? Phải không nào.

Tập thơ “Sự - thật chính là sự - vui” ông viết ở độ tuổi giữa đời, có bài hơi hướm đồng dao, có bài lại như hoạt kê... Chữ nghĩa phần nhiều nom qua giản dị, lại cả bình thường, không vặn vẹo, uốn éo làm duyên, nhưng đọc kỹ, theo tôi, nhiều câu chữ đúc theo lối: chữ - triết/ chân lý - giỡn chơi và chữ - giỡn chơi - triết/ chân lý. Ông học lối đùa ấy từ đâu? Tiếng Việt cho phép/ tạo điều kiện ông làm vậy?

- Tiếng Việt theo tôi là vô cùng tinh tế, sâu xa, thâm thuý. Tiếng Việt ở đây, tôi muốn nói tới dạng ngôn ngữ truyền khẩu, ngôn ngữ dân gian. Thật ra, trong thi ca của mình tôi muốn học cách nói năng dễ dàng của những người Việt chưa phải học tiết ngữ pháp trong trường lớp nào. Một trong những ví dụ về đặc điểm của tiếng Việt nằm ở khía cạnh trật tự từ trong câu, có nghĩa, cùng các từ khác nhau, nhưng khi ta sắp xếp nó theo các cách khác nhau thì nó sẽ truyền tải các nghĩa khác nhau.

Chẳng hạn “đi bao giờ” và “bao giờ đi” là hai câu có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Chính tính chất linh hoạt này trong trật tự từ giúp cho nghĩa được thay đổi dễ dàng đã làm cho ngôn ngữ nói năng tiếng Việt trở nên một công cụ tuyệt vời cho việc tạo ra các ý nghĩa sâu xa thâm thuý hay các cách nói nước đôi - tức những kiểu phát ngôn là công cụ mang chở chân lý (như trong các thành ngữ hay ca dao tục ngữ).

Các bà các cô ở nông thôn, dù ít học, song họ nắm bắt vô cùng thuần thục kiểu nói này. Không phải ngẫu nhiên có nhiều lối nói mỉa mai, móc máy, hay thậm chí các bài chửi mất gà của các bà các cô sao ta nghe mãi không chán. Lý do nghe mãi không chán của ta không nằm ở nội dung ngữ nghĩa của bài chửi, mà nằm ở vẻ đẹp ngữ pháp của tiếng Việt như nói ở trên, ở sự thanh thoát dễ dàng biến nghĩa, đảo nghĩa hay tạo các nghĩa nước đôi như nói ở trên. Còn lâu tôi mới có thể trở thành một người nói năng tiếng Việt như các bà các mẹ nông thôn... chửi mất gà. Tiếng Việt của họ chính là điều tôi ngưỡng mộ và học hỏi.

Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!


Thùy Ân (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim, Chợt ngọt chợt đắng...

Từ Tâm |

Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim tên thật là Nguyễn Kim Thành, gốc ở Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội; nhưng sinh ra và lớn lên ở “miền quan họ” Bắc Ninh. Cho đến nay, nhà thơ Nguyễn Thanh Kim đã xuất bản 26 tác phẩm, 3 năm gần đây, năm nào ông cũng có sách “trình làng”.

Nhà thơ Vân Long - một mảnh hồn thu Hà Nội

Anh Thư |

Nhà thơ Vân Long sinh năm 1934 tại Hà Nội, nguyên là biên tập viên thơ Nhà xuất bản Hội nhà văn, nguyên Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Hà Nội (2006-2007). Ngoài 8 tập thơ đã xuất bản, ông còn sáng tác nhiều cho thiếu nhi và là cây bút viết chân dung - tiểu luận phê bình hấp dẫn. Mùa thu là một không gian đầy xao động, gợi mở trong thơ ông. Và chính ông cũng là một phần của mùa thu Hà Nội.

Gặp nhà thơ kể chuyện những ngày tháng chống dịch bằng âm nhạc

BẠCH CÚC |

Từ những câu chuyện có thật trong mùa dịch đã để lại trong lòng nhà thơ Nguyễn Trung Nguyên những cảm xúc đặc biệt, từ đó ông đã cho ra đời những bài hát lan tỏa năng lượng tích cực đến với mọi người. "Bàn thờ cha giữa Sài Gòn giãn cách", "Chiều trên chốt kiểm dịch", "Chợ 0 đồng"... là những bài ca tiêu biểu nhằm khích lệ tinh thần chống dịch thời gian qua.

Cuộc đời thi sĩ “Áo lụa Hà Đông” có gì khiến danh ca Phương Dung "vỡ mộng"?

DI PY |

"Chân dung cuộc tình" tập 2 kể về thi sĩ Nguyên Sa. Những tình khúc phổ thơ Nguyên Sa bên cạnh câu chuyện chân thật về người thi sĩ được rút ra từ chính hồi ức của danh ca Phương Dung sẽ tái hiện với khán giả.

Bài thơ “Vịnh trâu già” - Tài năng và khí tiết của thi sĩ Nguyễn Khuyến

Nguyễn Đình Minh |

Vào năm 1902, cầu Doumer (sau đổi tên thành cầu Long Biên) được tổ chức làm lễ khánh thành. Tham dự lễ có vua Thành Thái và Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer cùng nhiều quan văn võ triều Nguyễn và hàng nghìn người dân Hà Nội. Ở thời điểm này nhà thơ Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, nhưng ông vốn là người danh tiếng từng ba lần đỗ đầu đại khoa và ba lần giữ chức Tổng đốc tại Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, nên vẫn được mời dự.

Đà Nẵng: 3 nữ quái dàn cảnh bán thuốc tiên, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Khánh Ngọc |

Công an quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) đã thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với 2 trong số 3 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiều tối qua - 23.3.

Người dân và du khách hào hứng trải nghiệm xe đạp công cộng ở Đà Nẵng

Mai Hương - Văn Trực |

Sau khi xe đạp công cộng được đưa vào sử dụng ở Đà Nẵng, nhiều người dân và du khách hào hứng trải nghiệm loại hình mới mẻ này.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim, Chợt ngọt chợt đắng...

Từ Tâm |

Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim tên thật là Nguyễn Kim Thành, gốc ở Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội; nhưng sinh ra và lớn lên ở “miền quan họ” Bắc Ninh. Cho đến nay, nhà thơ Nguyễn Thanh Kim đã xuất bản 26 tác phẩm, 3 năm gần đây, năm nào ông cũng có sách “trình làng”.

Nhà thơ Vân Long - một mảnh hồn thu Hà Nội

Anh Thư |

Nhà thơ Vân Long sinh năm 1934 tại Hà Nội, nguyên là biên tập viên thơ Nhà xuất bản Hội nhà văn, nguyên Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Hà Nội (2006-2007). Ngoài 8 tập thơ đã xuất bản, ông còn sáng tác nhiều cho thiếu nhi và là cây bút viết chân dung - tiểu luận phê bình hấp dẫn. Mùa thu là một không gian đầy xao động, gợi mở trong thơ ông. Và chính ông cũng là một phần của mùa thu Hà Nội.

Gặp nhà thơ kể chuyện những ngày tháng chống dịch bằng âm nhạc

BẠCH CÚC |

Từ những câu chuyện có thật trong mùa dịch đã để lại trong lòng nhà thơ Nguyễn Trung Nguyên những cảm xúc đặc biệt, từ đó ông đã cho ra đời những bài hát lan tỏa năng lượng tích cực đến với mọi người. "Bàn thờ cha giữa Sài Gòn giãn cách", "Chiều trên chốt kiểm dịch", "Chợ 0 đồng"... là những bài ca tiêu biểu nhằm khích lệ tinh thần chống dịch thời gian qua.

Cuộc đời thi sĩ “Áo lụa Hà Đông” có gì khiến danh ca Phương Dung "vỡ mộng"?

DI PY |

"Chân dung cuộc tình" tập 2 kể về thi sĩ Nguyên Sa. Những tình khúc phổ thơ Nguyên Sa bên cạnh câu chuyện chân thật về người thi sĩ được rút ra từ chính hồi ức của danh ca Phương Dung sẽ tái hiện với khán giả.

Bài thơ “Vịnh trâu già” - Tài năng và khí tiết của thi sĩ Nguyễn Khuyến

Nguyễn Đình Minh |

Vào năm 1902, cầu Doumer (sau đổi tên thành cầu Long Biên) được tổ chức làm lễ khánh thành. Tham dự lễ có vua Thành Thái và Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer cùng nhiều quan văn võ triều Nguyễn và hàng nghìn người dân Hà Nội. Ở thời điểm này nhà thơ Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, nhưng ông vốn là người danh tiếng từng ba lần đỗ đầu đại khoa và ba lần giữ chức Tổng đốc tại Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, nên vẫn được mời dự.