Lý giải ý nghĩa tục lệ xin chữ - cho chữ mỗi độ Tết đến, xuân về

Vương Trần |

Xin chữ, cho chữ là một phong tục truyền thống đã có từ lâu mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt Nam. Tuy nhiên nguồn gốc và ý nghĩa của hình ảnh những ông đồ "áo dài, khăn đóng" cho chữ thì không phải ai cũng tường tận.

Trọng chữ nghĩa, mong bình an

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua”…

Nhắc lại những câu thơ trong bài “Ông Đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên, nhà nghiên cứu văn hoá TS Nguyễn Ánh Hồng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho hay, hình ảnh “ông đồ” từ xa xưa đã gắn với bao thế hệ người Việt Nam. Đó là một hình ảnh đẹp, hình ảnh về người thầy đồ cho chữ mỗi độ Tết đến, xuân về.

Theo TS Nguyễn Ánh Hồng, từ xa xưa, chữ viết luôn được người dân Việt coi trọng và gìn giữ… Ngày xuân năm mới, đối với người Việt - là ngày khởi đầu tốt đẹp với mong muốn một năm mới vạn sự như ý. Chính vì thế, ai ai cũng mong muốn bản thân, gia đình có được những điều tốt đẹp, khởi sắc hơn.

Tục xin chữ - cho chữ cũng bắt nguồn từ những người hiếu học, trân trọng nét chữ đẹp, nên ngày xuân xin về, như xin một thứ phúc lộc may mắn, giỏi giang. Đây là nét văn hóa có từ lâu đời thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc và bình an.

Nhà nghiên cứu văn hoá - TS Nguyễn Ánh Hồng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Ảnh: T.Vương
Nhà nghiên cứu văn hoá - TS Nguyễn Ánh Hồng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Ảnh: T.Vương

Theo TS Hồng, ngày xưa, để xin chữ thầy đồ, người xin phải sắm một lễ mọn, thành tâm đến nhà. Người cho chữ cũng luôn phải trang nghiêm, tôn kính đạo học, không cho phường “thích làm sang”, chỉ cho người trọng chữ. Việc xin chữ, cho chữ cẩn trọng đến độ nó như thành một nghi thức không thành văn.

Về sau, phong tục tốt đẹp này càng phổ biến. Chữ xin được thể hiện lời chúc của người viết hoặc mong muốn của người xin, thường là sự an lành, may mắn, thành công, đỗ đạt, con cái đầy nhà. Người cho chữ là ông đồ túc nho và người xin chữ thường là những chủ nhà cầu mong những tin mừng cùng những vận hội mới trong cuộc đời. Đặc biệt là những nhà có người theo học, mong được con chữ của Thánh hiền, giáng ứng cho may mắn trong học hành thi cử.

“Khi xin được câu đối hay con chữ linh thiêng như ý, đem về nhà treo vào nơi trang trọng nhất, linh ứng nhất, dễ ngắm nhìn, để cầu nguyện thành đạt cho cuộc sống và cho học hành thi cử” - TS Nguyễn Ánh Hồng nói.

Nhiều người thường xin chữ đầu năm cầu may mắn, bình an. Ảnh: Tạ Quang
Nhiều người thường xin chữ đầu năm cầu may mắn, bình an. Ảnh: Tạ Quang

Cũng theo TS Nguyễn Ánh Hồng, ngày nay, việc xin chữ cũng không còn nặng nghi lễ như thuở xưa. Tuy nhiên, hình ảnh người viết câu đối, người viết lời chúc, người viết chữ… đủ các kiểu hành, chân, triện, lệ… đủ các chất liệu giấy, gỗ, trúc, tre…; người xếp hàng, ngồi ghế chờ đến lượt, trân trọng cầm tờ giấy còn ướt mực, ngắm nét chữ “phượng múa, rồng bay” cũng đủ là một hình ảnh đẹp đẽ, rực rỡ ngày đầu xuân năm mới.

Ước mong thuận buồm xuôi gió, mọi việc hanh thông

Theo nhà thư pháp, TS Cung Khắc Lược, xin chữ đầu năm chính là mong muốn của người xin chữ cho cả một năm mới mang đến những điều may mắn, bình an và phúc thọ tràn đầy.

Mỗi bức thư pháp khi hoàn thành bao giờ cũng có hai con người đồng cảm. Đó là bộ óc, trí tuệ của người cho chữ gặp trái tim, tâm hồn người xin chữ.

Những ước vọng tốt đẹp cho một năm mới hạnh phúc, bình an được lồng trong những nét mực uyển chuyển. Mỗi chữ hiện ra dưới tay các thầy đồ không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật thư pháp mà còn bộc lộ tấm lòng, tính cách, tâm hồn và cả sự sáng tạo của mỗi cá nhân.

Thư pháp gia, TS Cung Khắc Lược. Ảnh: T.Vương
Thư pháp gia, TS Cung Khắc Lược. Ảnh: T.Vương

Theo thư pháp gia, TS Cung Khắc Lược, người xưa có câu “nhất tự thiên kim” tức “một chữ đáng nghìn vàng”. Hơn thế nữa, người xưa đã từng nói “cho bạc, cho vàng không bằng chỉ nẻo, chỉ đàng cho đi”. Xin chữ cũng chính là xin nẻo, xin đàng đi đúng hướng để công thành, danh toại.

“Cho chữ đầu năm đó còn là một mong ước đi đúng đường, đúng lối, thuận buồm xuôi gió cũng như sự hanh thông, tài lộc suốt một năm. Người cho chữ cũng phải có tâm và có tầm, hiểu được ý nghĩa của từng con chữ mới có thể chỉ đúng đường, đúng lối cho người xin chữ đạt được ước nguyện được gửi gắm qua từng nét bút” - TS Cung Khắc Lược nói.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Trẻ nhỏ, người già háo hức mua tò he ở phố ông đồ

Chân Phúc - Nguyễn Ly |

TPHCM - Những ngày qua, sạp hàng tò he được đặt tại đường mai - phố ông đồ ở Nhà văn hóa Thanh Niên (quận 1, TPHCM) đang thu hút rất đông người dân khi đến đây. Đặc biệt, các bạn nhỏ hay người lớn tuổi đều tỏ ra rất thích thú với các hình nặn đầy màu sắc sặc sỡ này.

Tâm sự chuyện "cho chữ" của 2 thế hệ ông đồ, bà đồ trong ngày Tết

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đến Phố ông đồ, người ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những ông đồ, bà đồ trong những tà áo dài mải miết ngồi viết chữ trên giấy liễn dưới những mái lều lợp tranh, cỏ với hoa mai, hoa đào. Có những ông đồ, bà đồ tuổi còn trẻ, có những người đến từ phương xa... song họ có chung niềm say mê thư pháp.

Giới trẻ say mê "check-in" phố ông đồ: "Không khí đúng như Tết đã về rồi"

ANH TÚ - KHÁNH LINH |

TPHCMPhố ông đồ như một bức tranh sống động với những cành hoa mai rực rỡ, những tiểu cảnh được dựng công phu và nổi bật là những tà áo dài đủ màu thướt tha đọ sắc cùng hoa cỏ mùa xuân.  Đến với đường mai và phố ông đồ xuân 2022, ai cũng cũng vô cùng thích thú với khung cảnh ở đây.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Trẻ nhỏ, người già háo hức mua tò he ở phố ông đồ

Chân Phúc - Nguyễn Ly |

TPHCM - Những ngày qua, sạp hàng tò he được đặt tại đường mai - phố ông đồ ở Nhà văn hóa Thanh Niên (quận 1, TPHCM) đang thu hút rất đông người dân khi đến đây. Đặc biệt, các bạn nhỏ hay người lớn tuổi đều tỏ ra rất thích thú với các hình nặn đầy màu sắc sặc sỡ này.

Tâm sự chuyện "cho chữ" của 2 thế hệ ông đồ, bà đồ trong ngày Tết

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đến Phố ông đồ, người ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những ông đồ, bà đồ trong những tà áo dài mải miết ngồi viết chữ trên giấy liễn dưới những mái lều lợp tranh, cỏ với hoa mai, hoa đào. Có những ông đồ, bà đồ tuổi còn trẻ, có những người đến từ phương xa... song họ có chung niềm say mê thư pháp.

Giới trẻ say mê "check-in" phố ông đồ: "Không khí đúng như Tết đã về rồi"

ANH TÚ - KHÁNH LINH |

TPHCMPhố ông đồ như một bức tranh sống động với những cành hoa mai rực rỡ, những tiểu cảnh được dựng công phu và nổi bật là những tà áo dài đủ màu thướt tha đọ sắc cùng hoa cỏ mùa xuân.  Đến với đường mai và phố ông đồ xuân 2022, ai cũng cũng vô cùng thích thú với khung cảnh ở đây.