Khó khăn của hành trình quảng bá văn hóa ra thế giới

Huyền Chi |

Năm 2021, Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Chiến lược) được ban hành. Nhìn lại hành trình phát triển, Việt Nam đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong công cuộc quảng bá văn hóa với bạn bè quốc tế.

Những thách thức khi quảng bá văn hóa ra quốc tế

Trong Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2030, Việt Nam đã đề ra hệ thống gồm những nhiệm vụ và giải pháp để mở rộng hợp tác, giao lưu văn hóa.

Tổng kết quá trình Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ký hơn 100 văn bản, điều ước quốc tế trong lĩnh vực văn hóa và du lịch. Từ năm 2021 đến nay, sau khi Chiến lược được đưa vào thực hiện, chúng ta đã ký 24 điều ước, thỏa thuận quốc tế.

Cục Hợp tác Quốc tế đã tham mưu để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch chủ động triển khai các hoạt động văn hóa đối ngoại. Năm vừa qua, các Tuần văn hóa, lễ hội văn hóa đã được tổ chức. Trong đó, 7 Tuần văn hóa đã diễn ra tại các địa phương trọng điểm; kỷ niệm quan hệ hợp tác với Lào, Campuchia; 50 năm quan hệ ngoại giao với Ấn Độ; 30 năm quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc; Tuần văn hóa Nga tại Việt Nam…

Bên cạnh đó, Việt Nam đã thể hiện sự chủ động trong hợp tác văn hóa khi ứng cử làm thành viên của Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hoá, thành viên của Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO; thành viên điều hành của nhiều liên đoàn, các cơ quan văn hóa và biểu diễn nghệ thuật quốc tế.

Và bài toán kinh phí

Trong năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật, triển lãm, tuần phim, chương trình nhạc cổ điển hỗ trợ trong các hoạt động ngoại giao.

Bà Nguyễn Phương Hòa - Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế - chia sẻ: “Những hoạt động đó thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế, đồng thời cũng đặt ra những áp lực đối với những người làm công tác hợp tác quốc tế. Tất cả những nhiệm vụ chính trị đối ngoại này đều không có kinh phí, thời gian gấp rút, công tác chuẩn bị nhiều khó khăn”.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể tăng sự hiện diện của Việt Nam trên trường quốc tế. Để làm được điều đó, các chuyên gia cho rằng, cần có sự đầu tư về kinh phí của Nhà nước, không thể trông chờ vào nguồn vốn xã hội hóa.

Tới đây, Việt Nam sẽ tham gia EXPO 2025 (Triển lãm thế giới), trong đó kinh phí Nhà nước chiếm 70% và xã hội hóa là 30%.

“Quả thực, 30% kinh phí để tham gia hoạt động ở nước ngoài là rất lớn trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam không mặn mà với việc đồng hành cùng các hoạt động văn hóa ở nước ngoài. Ở trong nước, các sự kiện văn hóa có thể dễ thu hút doanh nghiệp đầu tư nhưng nếu ra nước ngoài, các doanh nghiệp chưa có nhiều quyền lợi để đồng hành”.

Tại các tuần phim, hầu hết là các phim tư nhân. Vì vậy, nếu muốn mang những bộ phim đó ra quốc tế, việc xin bản quyền rất khó khăn vì họ vẫn đang khai thác. Những phim Nhà nước đặt hàng thời trước cũng không còn hấp dẫn để giới thiệu với bạn bè thế giới. Việt Nam lần đầu tiên có gian hàng riêng ở Liên hoan phim Cannes từ năm 2017. Nhưng từ đó đến nay, chúng ta không đặt chân đến Cannes thêm một lần nào. Các hãng phim tư nhân đều rất muốn đưa phim đến Liên hoan phim Cannes để quảng bá điện ảnh nước nhà.

“Thế nhưng, họ cần có người “cầm cờ” để tiên phong, và không ai khác, Nhà nước phải là người đứng ra đóng vai trò người đi đầu”, TS Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương - nhận định.

Mặt khác, Chiến lược chưa có đề án và kinh phí cụ thể để các nhà hoạt động văn hóa triển khai. Khi Nhà nước dành nguồn lực cụ thể, lúc đó mới có thể làm tuần phim, đưa những tác phẩm hội họa, nghệ thuật, dịch sách văn học ra nước ngoài; xây dựng những trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.

Huyền Chi
TIN LIÊN QUAN

Sức mạnh quảng bá văn hóa truyền thống từ phim cổ trang của Hàn Quốc

Huyền Chi |

Năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc công bố kế hoạch đẩy mạnh quảng bá văn hóa truyền thống Hàn Quốc dựa trên các nền tảng văn hóa đại chúng sẵn có như âm nhạc, phim ảnh, chương trình truyền hình...

Quảng bá văn hóa, du lịch từ các gameshow

Ngọc Dủ |

“Hành trình rực rỡ” tập trung khai thác đặc trưng lịch sử, văn hóa, con người ở mỗi vùng, miền trên đất nước. “2 ngày 1 đêm” lồng ghép hệ thống trò chơi, thử thách vào các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, ẩm thực đặc trưng của từng nơi các nghệ sĩ tham gia đi qua.

Từ MV của Alan Walker, phim điện ảnh Hollywood đến cách Việt Nam làm quảng bá văn hóa

Anh Tuấn |

Cần có một chiến lược tổng thể, sự đồng lòng nhất trí cả từ khối Nhà nước lẫn tư nhân để hiện thực hóa mục tiêu: đến 2030 nguồn thu từ các ngành Công nghiệp Văn hóa đạt 7% GDP.

Trực tiếp kết quả ASIAD 19 ngày 3.10: Đội Cầu mây nữ gặp Trung Quốc ở bán kết

NHÓM PV |

Cập nhật kết quả của Đoàn thể thao Việt Nam tại ASIAD 19 trong ngày 3.10.

Triều cường dâng cao, công nhân bì bõm lội nước đến công ty

MỸ LY |

Triều cường dâng cao làm một số tuyến đường ở Cần Thơ ngập sâu, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân nói chung và công nhân lao động nói riêng.

Đấu giá lại biển số 51K-888.88 từng được chốt giá hơn 32 tỉ đồng

KHÁNH AN |

Sau 15 ngày, người trúng đấu giá biển số 51K-888.88 vẫn chưa nộp tiền, vậy nên kết quả đấu giá sẽ bị hủy. Biển số xe ôtô "siêu đẹp" này sẽ được đưa ra đấu giá lại.

Ngày đầu xét xử ông Trump trong vụ kiện 250 triệu USD

Song Minh |

Ngày 2.10, cựu Tổng thống Donald Trump ra hầu tòa, đối mặt với cáo buộc gian lận về giá trị tài sản.

Loại bỏ nhà thấp tầng ở Hà Nội, ý tưởng hay nhưng thiếu vốn và cơ sở pháp lý

LAN NHI |

Góp ý về định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhiều chuyên gia cho rằng, cần loại bỏ các căn nhà thấp tầng và chú trọng xây dựng nhà cao tầng hiện đại để đảm bảo chất lượng, an toàn cho các công trình. Đề xuất này đang gây ra làn sóng tranh cãi trong dư luận những ngày qua.

Sức mạnh quảng bá văn hóa truyền thống từ phim cổ trang của Hàn Quốc

Huyền Chi |

Năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc công bố kế hoạch đẩy mạnh quảng bá văn hóa truyền thống Hàn Quốc dựa trên các nền tảng văn hóa đại chúng sẵn có như âm nhạc, phim ảnh, chương trình truyền hình...

Quảng bá văn hóa, du lịch từ các gameshow

Ngọc Dủ |

“Hành trình rực rỡ” tập trung khai thác đặc trưng lịch sử, văn hóa, con người ở mỗi vùng, miền trên đất nước. “2 ngày 1 đêm” lồng ghép hệ thống trò chơi, thử thách vào các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, ẩm thực đặc trưng của từng nơi các nghệ sĩ tham gia đi qua.

Từ MV của Alan Walker, phim điện ảnh Hollywood đến cách Việt Nam làm quảng bá văn hóa

Anh Tuấn |

Cần có một chiến lược tổng thể, sự đồng lòng nhất trí cả từ khối Nhà nước lẫn tư nhân để hiện thực hóa mục tiêu: đến 2030 nguồn thu từ các ngành Công nghiệp Văn hóa đạt 7% GDP.